Tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam (Trang 95)

. Khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của Ủy ban lưu vực sông

3.2.4. Tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông

lưu vực sông

.Tăng cường hoạt động giám sát môi trường tại các điểm nóng gây ô nhiễm nguồn nước trong lưu vực sông: khu đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề

- Tại các làng nghề: Các Sở TN&MT cần xây dựng kế hoạch định kỳ giám

sát môi trường ở một số làng nghề điển hình ở địa phương mình. Đặc biệt đối với các địa phương có tập trung nhiều làng nghề như Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Đồng Nai... để có số liệu đánh giá diễn biến môi trường làng nghề với các loại hình sản xuất điển hình.

Tăng cường kiểm kê phát thải từ các nguồn thải tại các làng nghề để quản lý được thông tin về tổng lượng thải và tải lượng ô nhiễm của các chất thải.

90

Tăng cường giám sát môi trường đối với các cơ sở sản xuất phát triển mở rộng tại các làng nghề, yêu cầu các cơ sở này thực hiện cam kết bảo vệ môi trường để đảm bảo các đầu tư này theo hướng công nghệ thân thiện với môi trường. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong cam kết bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất trong làng nghề.

Tăng cường giám sát các khu/cụm công nghệ làng nghề hiện có và mới thành lập, yêu cầu xử lý nước thải tập trung, hệ thống quản lý chất thải rắn, hệ thống quản lý môi trường của khu/cụm công nghiệp làng nghề.

Kinh phí cho các hoạt động này có thể lấy từ ngân sách chi cho sự nghiệp môi trường của địa phương và do các chủ cơ sở sản xuất đóng góp.

- Tại các khu công nghiệp: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

chất lượng môi trường khu công nghiệp cần triển khai đồng bộ các giải pháp:

+ Ban quản lý các khu công nghiệp tăng cường chất lượng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường, cũng như tăng cường công tác kiểm tra sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, sau khi xác nhận bản cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường của các dự án đầu tư trong khu công nghiệp;

+ Ban quản lý các khu công nghiệp chủ trì và phối hợp chặt chẽ với Sở TN&MT, Sở Công an (Phòng cảnh sát môi trường) tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp;

+ Cương quyết đình chỉ hoạt động nếu doanh nghiệp để tình trạng ô nhiễm kéo dài: truy tố trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng;

+ Tăng cường hoạt động giám sát nguồn thải của các khu công nghiệp; tăng cường hệ thống các trạm quan trắc liên tục, tự động tại các nguồn thải.

.Tăng cường cưỡng chế thực thi pháp luật trong bảo vệ môi trường nước lưu vực sông

91

Tăng cường công cụ pháp luật, bắt buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường. Đối với các hành vi thải, đổ chất thải ra môi trường vượt quá quy chuẩn cho phép, gây tác động xấu tới sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng tới cây trồng vật nuôi, chính quyền địa phương cần đề ra thời gian xử lý và phải được xử phạt theo quy định của nhà nước và địa phương.

.Tăng cường công cụ thông tin trong bảo vệ môi trường nước lưu vực sông

Tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo vệ môi trường, phổ biến các quy chuẩn môi trường trong các nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng trong làng nghề để có thể dễ dàng triển khai thi hành pháp luật.

Tăng cường thu thập thông tin, số liệu, tạo lập các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, trao đổi, chia sẻ, công bố thông tin, số liệu môi trường làng nghề. Đưa các thông tin đã có của các đề tài, dự án nghiên cứu về làng nghề lên các phương tiện truyền thông như trang web, đài, báo nhằm tránh đầu tư trùng lặp.

Khẩn trương tổ chức thực hiện công bố thông tin và dân chủ cơ sở liên quan đến bảo vệ môi trường khu công nghiệp theo các nội dung được quy định tại Điều 103, Điều 104 và Điều 105 Luật Bảo vệ môi trường.

Tăng cường công tác thông tin; đảm bảo thông tin, số liệu về môi trường khu công nghiệp đầy đủ và cập nhật thường xuyên.

Công khai công tác bảo vệ môi trường của các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cũng như các doanh nghiệp không nằm trong khu công nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm tạo sức ép đối với các doanh nghiệp vi phạm, gây ô nhiễm môi trường và động viên, khuyến khích những doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

Xác lập cơ chế thông tin, tăng cường tuyên truyền phổ biến luật và quy chuẩn về môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thông tin môi trường các khu công nghiệp.

92

Đối với sông nội đô cần tăng cường nạo vét, làm cống hộp lớn để chuyển tải và dẫn thêm nguồn nước sạch ở sông hồ vào nhằm pha loãng và đẩy nguồn nước bẩn này đến những trạm xử lý; Đẩy mạnh việc xây dựng các trạm xử lý; Đẩy mạnh việc xây dựng các trạm xử lý nước thải và CTR tập trung và phân tán.

.Đẩy mạnh trồng rừng, nâng cao độ che phủ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất

nhằm điều hòa nguồn nước, giảm lũ, tăng lưu lượng mùa kiệt.

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)