Xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam (Trang 89)

. Khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của Ủy ban lưu vực sông

3.2.1.Xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông

ngày càng hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường cũng như cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trên các lưu vực. Nhằm giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường lưu vực sông, Chính phủ đã phê duyệt các Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu, sông Đồng Nai, sông Nhuệ- Đáy.

Hoạt động bảo vệ môi trường lưu vực sông ở nước ta đang đứng trước nhiều thách thức: giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với lợi ích kinh tế trước mắt trong đầu tư phát triển của các địa phương; giữa tổ chức và năng lực quản lý môi trường lưu vực sông còn nhiều bất cập với những đòi hỏi phải nhanh chóng đưa công tác quản lý môi trường, quản lý tài nguyên nước vào nền nếp; giữa cơ sở hạ tầng, kỹ thuật bảo vệ môi trường lạc hậu với khối lượng nước thải vào môi trường nước đang ngày càng tăng lên; đặc biệt nổi lên là thách thức giữa yêu cầu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đất nước với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm.

3.2. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trƣờng nƣớc lƣu vực sông lƣu vực sông

Để khắc phục và ngăn chặn có hiệu quả ô nhiễm môi trường nước, xin kiến nghị một số vấn đề mang tính chất định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông như sau:

3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông nước lưu vực sông

Sửa đổi Luật Tài nguyên nước nhằm tăng cường khung pháp lý về nguồn nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tài nguyên nước trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; nâng cao quản lý tài nguyên nước tổng hợp và thống

84

nhất, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước trước tình trạng sử dụng nước không bễn vững và các nhân tố gây ô nhiễm ngày càng gia tăng; giảm thiểu các tác động có hại do nước gây ra.

Điều 64 Luật Tài nguyên nước mới chỉ đề cập đến việc thành lập Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông và các nội dung của quản lý quy hoạch lưu vực sông, riêng về quản lý nước mới quy định về kiến nghị giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước trong lưu vực sông. Để đưa thêm vai trò chỉ đạo, điều phối và kiểm soát việc sử dụng nước trong phạm vi toàn bộ lưu vực sông cho các Ủy ban lưu vực sông ở nước ta thì cần phải xem xét sửa đổi, để Luật Tài nguyên nước ngày càng thích ứng và đi vào cuộc sống xã hội của đất nước.

Chính phủ cần có chính sách cụ thể nhằm khai thác, sử dụng tài nguyên nước tại các lưu vực sông theo hướng phát triển bền vững. Cần xây dựng một hệ thống văn bản pháp quy để khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước tại các lưu vực sông và phải gắn với bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững.

Có cơ chế, chính sách để người dân, các tổ chức cộng đồng tham gia thực sự bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ môi trường nước, tạo điều kiện cho người dân tham gia ngay từ khi lập quy hoạch xây dựng đến khai thác sử dụng và bảo vệ.

Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện và ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường. Các văn bản này phải chứa đựng những nội dung về bảo vệ môi trường nước, đặc biệt là về kiểm soát ô nhiễm, cụ thể: thống nhất quan điểm về kiểm soát ô nhiễm; chú trọng kiểm soát tổng thể chất thải gây ô nhiễm; hướng dẫn phải cụ thể, sát thực tế, càng chi tiết càng dễ thực hiện và xử lý; việc phân công, phân cấp cần rõ ràng; văn bản cần phù hợp với các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các luật khác như các điều ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm mà Việt Nam đã ký kết, phê chuẩn. Cần thiết lập một tổ chức tương xứng về kiểm soát ô nhiễm, có đủ thẩm quyền quyết định những vấn đề lớn về lĩnh vực này trên thực tế, như Cục Kiểm soát ô nhiễm ở Trung ương và Phòng kiểm soát ô nhiễm ở địa phương, nhằm thực hiện có kết quả việc ngăn chặn, khống chế và xử lý ô nhiễm, tiến tới giải quyết tốt hơn vấn đề gia tăng ô nhiễm. Những cơ quan này hoặc phối

85

hợp cùng với các Ủy ban lưu vực sông hoặc thực hiện theo yêu cầu của các Ủy ban lưu vực sông trong hoạt động kiểm tra, giám sát ô nhiễm nước nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung trong lưu vực sông.

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam (Trang 89)