. Lƣu vực sông Cầu
1.3. Quan niệm về pháp luật bảo vệ môi trƣờng nƣớc lƣu vực sông
Từ thực trạng và nhu cầu bảo vệ môi trường nước lưu vực sông đã được phân tích ở trên, có thể đưa ra quan niệm về pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông như sau: Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định việc bảo vệ môi trường nước theo lưu vực, lấy nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước làm cơ sở, định hướng.
1.3.1.Tiếp cận nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông trong xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông
Cách tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông bao gồm: tiếp cận tổng hợp, liên ngành; tiếp cận sinh thái hệ thống; tiếp cận từ dưới lên và tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng.
- Tiếp cận tổng hợp và liên ngành
Lưu vực sông là một thực thể thống nhất chứa đựng đầy đủ các điều kiện tự nhiên, các hệ sinh thái, các dạng tài nguyên và các điều kiện về kinh tế - xã hội. Trên một lưu vực sông có nhiều ngành, nhiều địa phương khác nhau có nhu cầu sử dụng nước và các tài nguyên khác nhau cho nên việc quản lý các nguồn tài nguyên này cần phải có sự phối hợp và điều tiết (chia sẻ) xuất phát từ các mục tiêu, quyền lợi khác nhau, nhiều khi mâu thuẫn với nhau. Bởi vậy, việc quản lý tài nguyên nói chung và tài nguyên nước nói riêng trong lưu vực sông không thể tiến hành trong nội bộ những ranh giới hành chính của mỗi địa phương hay trong phạm vi trách nhiệm của từng ngành mà phải được xử lý như một vấn đề tổng hợp liên ngành, liên tỉnh.
24
Mỗi lưu vực sông được hình thành bởi một tập hợp các tiểu lưu vực, trong đó được đặc trưng bởi các hệ thống sinh thái bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, chứa đựng trong các yếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội, tác động qua lại lẫn nhau bởi chu trình vật chất năng lượng.
Tiếp cận sinh thái hệ thống trong quản lý lưu vực sông tức là đảm bảo duy trì được chức năng và tính toán toàn vẹn của các hệ sinh thái và đảm bảo được tính đa dạng sinh học theo nguyên tắc quản lý thích ứng trên cơ sở hợp tác đa ngành đồng thời nhận biết được tính tất yếu của sự thay đổi.
- Tiếp cận từ dưới lên
Cách tiếp cận quản lý theo chiều từ dưới lên, nghĩa là phải xuất phát từ yêu cầu nước của người dùng để tiến hành tổ chức quản lý và vận hành. Tiếp cận và hiện thực phương thức quản lý theo chiều từ dưới lên sẽ là một sự thay đổi có tính quyết định để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nước và chính nó sẽ tháo gỡ dần những sự bế tắc trong quản lý tài nguyên nước hiện nay, đưa tài nguyên nước trở về đúng giá trị và tầm quan trọng của nó đối với con người và phát triển xã hội.
- Tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng
Quản lý lưu vực sông có sự tham gia của cộng đồng là một quá trình đi từ nhận thức đến hành động. Vì vậy, điều đầu tiên là cần phải làm cho cộng đồng nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình đối với việc quản lý tài nguyên đó. Mặt khác, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý phải tạo điều kiện để họ tham gia đầy đủ vào quá trình ra quyết định, thực hiện và quản lý các dự án phát triển, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của người hưởng lợi cũng như thực hiện chủ trương hóa quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường của Nhà nước cũng như chủ trương giao đất giao rừng, chuyển giao quản lý tưới của các công trình thủy lợi vừa và nhỏ.
Như vậy, từ những nguyên tắc nền tảng trên, pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông đòi hỏi một cấu trúc hoàn chỉnh, logic, dựa trên các điều kiện sau đây:
Dựa trên chính sách tài nguyên nước quốc gia, chiến lược môi trường quốc gia… đã công bố, bao trùm các ngành, các bên quan tâm, coi nước và các
25
thành phần môi trường khác như những nguồn tài nguyên và chủ trọng ưu tiên xã hội cho những nhu cầu cơ bản của con người và bảo vệ hệ sinh thái;
Bảo đảm quyền sử dụng nước nhằm tạo hành lang đầu tư và tham gia quản lý tài nguyên của cộng đồng;
Điều tiết độc quyền tiếp cận nguồn nước và dịch vụ về nước, tránh không làm phương hại đến bên thứ ba;
Thể hiện phương pháp tiếp cận cân bằng giữa phát triển tài nguyên vì những mục đích kinh tế và bảo vệ chất lượng nước, các hệ sinh thái và phúc lợi công cộng khác;
Bảo đảm những quyết định về phát triển tài nguyên nước được dựa trên đánh giá tương ứng về kinh tế, môi trường và xã hội;
Bảo đảm khả năng sử dụng những công cụ tham gia và công cụ kinh tế hiện đại vào địa điểm, thời gian và đến giới hạn cần thiết.