Hoàn thiện thiết chế giám sát thực thi pháp luật của Ngân hàng nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 102)

hàng nhà nƣớc

Theo qui định hiện hành hiện có hai cơ chế giám sát hoạt động cấp tín dụng của NHTM là thanh tra NHNN và hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ. Thanh tra ngân hàng là tổ chức thanh tra chuyên ngành vê ngân hàng trực thuộc NHNN. Thanh tra ngân hàng có chức năng thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng thực hiện các qui định về hoạt động cấp tín dụng của TCTD phát hiện, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thống đốc NHNN và các cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.

Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước với các tổ chức tín dụng được thực hiện theo Quyết định số 83/2009/ QĐ-TTg ngày 27/5/2009 qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc ngân hàng nhà nước và quyết định số 1650/2009/QĐ-NHNN ngày 14/7/2009 qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và qui định cơ cấu của vụ giám sát ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động giám

sát của ngân hàng nhà nước còn có những hạn chế nhất định. Để hoàn thiện các qui định pháp luật về hoạt động giám sát cần phải làm một số vấn đề sau:

+ Hoàn thiện các qui định về hoạt động giám sát để đáp ứng được các yêu cầu được qui định trong 25 nguyên tắc giám sát của Basel

+ Ngân hàng nhà nước phải xây dựng văn bản pháp lý về giám sát quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại. Chuẩn hóa nội dung hướng dẫn cho các NHTM trong công tác giám sát và quản trị rủi ro trong nội bộ ngân hàng.

+ Hoàn thiện qui trình giám sát của ngân hàng nhà nước, đảm bảo sự phối hợp giữa công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ

+ Qui định chi tiết rõ ràng quyền hạn và nhiệm vụ của Thanh tra ngân hàng để đảm bảo Thanh tra ngân hàng có quyền lực lớn hơn và giảm thiểu những tác động ngược chiều của qui định dưới luật về thanh tra mà dễ làm phương hại đến tính độc lập, quyền lực của Thanh tra ngân hàng. Thanh tra ngân hàng cần được trao quyền lực lớn hơn trong việc xử lý vi phạm pháp luật. Luật NHNN cần qui định rõ thanh tra ngân hàng có quyền không chỉ kết luận, kiến nghị mà trực tiếp xử lý chuẩn mực về an toàn và pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

+ Quan hệ giữa Thanh tra ngân hàng và Thống đốc NHNN cũng cần được qui định rõ, trong đó phải xác định rõ ranh giới về thẩm quyền của thanh tra ngân hàng và Thống đốc, nhất là về thẩm quyền quyết định hình thức và mức xử lý các vi phạm pháp luật và đưa ra biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng thanh tra. Thanh tra ngân hàng nên chịu quản lý, điều hành trực tiếp của Hội đồng Chính sách tiền tệ Ngân hàng trung ương thuộc bộ máy lãnh đạo của NHNN (Hội đồng này nên qui định trong Luật NHNN thay cho Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia thuộc Chính phủ)

+ Thanh tra ngân hàng cần được ủy quyền cấp và rút giấy phép hoạt động Ngân hàng khi có tổ chức ngân hàng vi phạm nghiêm trọng các qui định về đảm bảo an toàn và pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 102)