Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Kiên Long sau khi phát triển thành ngân hàng đô thị (Trang 83)

Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành bại của một tổ chức. Trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần có những mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu trung dài hạn. Việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phải đi kèm với các yêu cầu về quyền lợi, nghĩa vụ và đãi ngộ.

Công tác phát triển nguồn nhân lực cần được đặc biệt chú trọng cả về chất và lượng. Cùng với việc tăng thêm về số lượng và đảm bảo các tiêu chuẩn của một viên chức ngân hàng, Ngân hàng Kiên Long phải xây dựng được nguồn nhân lực có chất lượng cao cả về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng hội nhập nhanh, sức bật tốt, có cơ cấu hợp lý trên các mặt, tạo điều kiện sử dụng lao động có hiệu quả về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ, về giới, về độ tuổi…để đảm bảo yêu cầu hoạt động của ngân hàng thương mại, của hội nhập kinh tế quốc tế, đó là: có cán bộ để hoạt động trên các lĩnh vực đặc thù như chứng khoán, mua bán nợ… Muốn vậy Ngân hàng Kiên Long cần phải:

 Thay đổi quan điểm và cách làm trong công tác tuyển dụng với yêu cầu vừa bổ sung cán bộ đủ trình độ, năng lực vừa hạn chế được những tiêu cực có thể phát sinh, đồng thời góp phần cân đối cung cầu trên thị trường lao động. Cụ thể:

- Thuê chuyên gia nước ngoài để xây dựng, quản lý, đào tạo và chuyển giao đối với các lĩnh vực kinh doanh mới và then chốt.

- Xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng trên cơ sở tuyển người theo công việc không tuyển theo bằng cấp có tính đến yếu tố khu vực nhằm đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động.

- Xây dựng đội ngũ chuyên gia trên các lĩnh vực chuyên môn mũi nhọn, sản phẩm mới, lĩnh vực công nghệ nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng tăng khả năng cạnh tranh, hội nhập quốc tế. - Tài trợ học bổng cho những sinh viên giỏi, động viên thu hút họ về công

tác tại Ngân hàng Kiên Long, chính họ sẽ là nguồn nhân lực trẻ tài năng cho tương lai.

- Thực hiện phân loại chất lượng, tiêu chuẩn nhân viên thông qua hệ thống chấm điểm, tiêu chuẩn hóa trình độ nhân viên theo các vị trí làm việc và áp dụng chế độ ưu đãi đối với đối tượng nhân lực có trình độ cao.

 Liên tục đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ của toàn hệ thống; phổ cập và nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học… cho cán bộ nhân viên Ngân hàng để nâng cao năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Thường xuyên tổ chức các hoạt động thi đua nghiệp vụ, sinh hoạt chuyên đề nghiệp vụ, qua đó hệ thống hóa kiến thức, nâng cao dần trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên một cách đồng bộ.

Định kỳ mở các lớp đào tạo nghiệp vụ mới, kiến thức mới, công nghệ mới và kỹ năng quản lý một ngân hàng hiện đại.

Tiếp tục coi đào tạo là nhiệm vụ hàng đầu trong đó đổi mới nội dung và phương thức đào tạo là yêu cầu bắt buộc để không ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ.

Tập trung phát triển nguồn lực, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, trong đó tập trung đào tào chuyên sâu lực lượng cán bộ trẻ để có đội ngũ cán bộ giỏi, nắm vững về cơ chế thị trường, có khả năng thích ứng nhanh và làm chủ được công nghệ trong từng lĩnh vực hoạt động đủ sức đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống trong từng giai đoạn, để chuẩn bị cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt kế cận và chuẩn bị, bổ sung lãnh đạo cấp cao của toàn hệ thống.

 Xây dựng hệ thống khuyến khích đối với người lao động (cơ chế tiền lương, khen thưởng, quyền mua cổ phiếu ưu đãi) và các cơ chế khuyến khích khác (đào tạo; thăng tiến….) để lưu giữ nhân tài.

Bên cạnh việc hoàn thiện quy chế tuyển dụng và các cơ chế động lực thu hút nhân tài, cần từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ chế phân phối thu nhập phù hợp với kết quả kinh doanh, góp phần tạo động lực để người lao động phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao, nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong môi trường cạnh tranh về nguồn nhân lực như hiện nay, các ngân hàng đối thủ (đặc biệt là các NHTM cổ phần) thường ra sức chào mời các cán bộ nòng cốt có năng lực của Ngân hàng Kiên Long về làm việc với mức thu nhập cao và nhiều chế độ đãi ngộ khác như: cấp xe đi lại, hỗ trợ mua nhà, mua cổ phần của ngân hàng với giá ưu đãi… Điều này gây tốn kém chi phí và mất thời gian đào tạo nhân sự mới lại từ đầu, nhưng nguy hiểm hơn là các cán bộ này ra đi mang theo cả những kế hoạch kinh doanh, bí quyết công nghệ… sang các Ngân hàng bạn. Chính vì vậy, Ngân hàng Kiên Long cần phải cải thiện về chính sách lương bổng và các chế độ đãi ngộ khác để giữ chân được cán bộ giỏi và thu hút nhiều nhân tài vào làm việc tại Ngân hàng Kiên Long.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Kiên Long sau khi phát triển thành ngân hàng đô thị (Trang 83)