Bên cạnh những thuận lợi, các ngân hàng đô thị Việt Nam vừa mới được nâng cấp cũng đã nhận thức được những vấn đề đặt ra khi triển khai các cam kết gia nhập WTO.
- Áp lực tăng vốn điều lệ đến năm 2010 là một vấn đề cam go. Đặc biệt trong tình trạng kinh tế toàn cầu đang đà suy thoái, việc kêu gọi nguồn vốn từ các cổ đông hiện hữu hay các đối tác chiến lược trong và ngoài nước là vấn đề không hề đơn giản.
- Gia nhập WTO đặt ra những thách thức đối với các NHTM của Việt Nam trước áp lực cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính tốt hơn, công nghệ, trình độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng và có chất lượng cao hơn, có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Hệ thống ngân hàng cần đáp ứng các chuẩn mực về an toàn theo thông lệ quốc tế như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, trích lập dự phòng rủi ro, phân loại nợ theo chuẩn mực kế toán quốc tế.
Như vậy trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay thì ngân hàng là lĩnh vực hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính vì vậy, hơn bất cứ ngành nào, lĩnh vực ngân hàng vần phải “tăng tốc” nâng cao năng lực cạnh tranh để không bị thua thiệt ngay trên chính “sân nhà”ø, đặc biệt là các NHTM đô thị vừa mới được nâng cấp cần phải cấp tốc nâng cao để có thể cạnh tranh được với các NHTM nước ngoài là vấn đề hết sức thực tế và đang được quan tâm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã đề cập đến các khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập WTO, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn vừa mới nâng cấp thành ngân hàng cổ phần đô thị. Việc “nâng cấp” lên ngân hàng đô thị của các Ngân hàng cổ phần nông thôn ví như “con cá từ ao nhà ra biển lớn”, mức độ cạnh tranh càng trở nên gay gắt thêm khi có yếu tố hội nhập lồng vào, mở ra cơ hội lẫn cả thách thức mới khi các ngân hàng thương mại nước ngoài sẽ tham gia vào thị trường Việt Nam với những ưu thế vượt trội hẳn về tiềm lực tài chính, kinh nghiệm hoạt động và công nghệ. Trong chương tiếp theo, tác giả phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Kiên Long là ngân hàng vừa mới được nâng cấp lên thành ngân hàng đô thị theo Quyết Định số 2434/ QĐ-NHNN ngày 25/12/2006 của Thống đốc NHNN.
CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÂN HAØNG TMCP KIÊN LONG TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HAØNG TMCP KIÊN LONG
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân Ngân hàng TMCP Kiên Long (gọi tắt là ngân hàng Kiên Long) là Ngân hàng TMCP Nông Thôn Kiên Long được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 27/10/1995 tại Kiên Giang theo thủ tục pháp lý sau:
- Quyết định cấp giấy phép hoạt động số 256/QĐ NH5 do Thống đốc Ngân hàng nhà nước cấp ngày 18/09/1995.
- Quyết định chuẩn y điều lệ hoạt động số 264/ QĐ NH5 do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ký ngày 18/09/1995.
- Quyết định chuẩn y Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban giám đốc điều hành số 266/ QĐ NH5 do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ký ngày 18/09/1995.
- Quyết định cho phép thành lập số 1115/GP-UB ngày 02/10/1995 do Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký.
- Giấy đăng ký kinh doanh số 050035 ngày 07/07/1997 do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang ký.
- Quyết định số 2434/ QĐ-NHNN ngày 25/12/2006 của Thống đốc NHNN chấp thuận việc chuyển đổi mô hình hoạt động và đổi tên Ngân hàng TMCP Nông Thôn Kiên Long.
Trải qua 15 năm hoạt động, Ngân hàng Kiên Long trở thành một ngân hàng thương mại cổ phẩn phát triển tương đối mạnh, tạo được niềm tin ở đại bộ phận khách hàng khu vực Miền Tây Nam Bộ. Từ một ngân hàng hoạt động cho vay tín dụng tại các vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long với số vốn điều lệ 1,2 tỷ đồng tại thời điểm thành lập, đến cuối năm 2008 Ngân hàng Kiêng Long tăng vốn điều lệ lên thành 1.000 tỷ đồng và đến đầu năm 2010 đã được Ngân hàng nhà nước chấp thuận cho tăng lên đến 2.000 tỷ đồng. Năm 2009, các chỉ số tăng trưởng thể hiện tương đối ấn tượng: tổng tài sản đạt 7.480 tỷ đồng, bằng 255% so với năm 2008, lợi nhuận trước thuế đạt 120 tỷ đồng (bằng 237% so với năm 2008). Theo lộ trình đề ra đến cuối năm 2010, Ngân hàng Kiên Long sẽ có vốn điều lệ trên 3.000 tỷ đồng.
Năm 2009 là năm hoạt động thứ 14 của Ngân hàng. Trong suốt những năm hoạt động đó Ngân hàng Kiên Long đã từng bước tạo sự ổn định vững chắc, từng bước hoàn thiện và phát triển một cách đúng đắn, được NHNN đánh giá là NHTM cổ phần hoạt động tốt và có hiệu quả.
Tính đến 31/12/2009, Kienlong Bank đã hiện diện tại 16 tỉnh thành trên cả nước bao gồm Hội sở đặt tại số 44 Phạm Hồng Thái, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, 17 Chi nhánh và 44 Phòng giao dịch. Phấn đấu đến năm 2010, Ngân hàng Kiên Long sẽ có trên 100 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước.
Đi đôi với việc mở rộng mạng lưới, Ngân hàng Kiên Long còn chú trọng đến việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong giai đoạn hội nhập. Các sản phẩm dịch vụ chính của Ngân hàng Kiên Long như sau:
Dịch vụ khách hàng cá nhân: huy động vốn, tài trợ vốn cho các lĩnh vực: kinh tế gia đình, bất động sản, tiêu dùng, dịch vụ tài khoản, chuyển tiền...
Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: bảo lãnh thị trường nội địa và quốc tế, tài trợ thương mại, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ dự án, đồng tài trợ, kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Ban Kiểm Soát
Các Phó Tổng Giám Đốc
Hội đồng TĐKT–Kỷ luật
Hội đồng xử lý rủi ro
Hội đồng lương thưởng
Hội đồng tín dụng HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC Khối tổng hợp – tác nghiệp Phòng kinh doanh Phòng kế toán tài vụ
Phòng đầu tư ngân quỹ
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng thẩm định tài sản
Phòng tiếp thị
Khối hỗ trợ kỹ thuật
Phòng nhân sự – đào tạo
Phòng hành chánh quản trị
Phòng pháp chế và xử lý nợ
Phòng công nghệ thông tin
Phòng phát triển mạng lưới
P. kiểm tra kiểm toán nộibộ
Mạng lưới các chi nhánh Phòng giao dịch Phòng giao dịch Phòng tín dụng Chi nhánh Phòng kế toán và DVKH Chi nhánh Chi nhánh
- Đại hội đồng cổ đông bầu ra hội đồng quản trị, ban kiểm soát hai năm bầu một lần. Định kỳ hàng năm đều triệu tập đại hội đồng cổ đông thường niên.
- Hội đồng quản trị có nhiệm vụ hoạch định chiến lược hoạt động định kỳ hàng năm và phương hướng phát triển 5 năm, nghiên cứu đề ra các nghị quyết, qui chế... cho toàn ngân hàng.
- Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ hoạt động của ngân hàng theo yêu cầu của đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm thiếu sót để từ đó giúp cho Hội đồng quản trị đưa phương hướng hoạt động đúng đắn.
- Hội đồng quản trị sẽ thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng – kỷ luật định kỳ hàng quí, năm và đột xuất nhằm xem xét, đánh giá, xếp loại để có những hình thức khen thưởng cũng như kỷ luật kịp thời những hành vi đóng góp hay sai phạm của tất cả các vị trí nhân viên và lãnh đạo.
- Theo yêu cầu công việc, Hội đồng quản trị sẽ lập ra Hội đồng xử lý rủi ro nhằm giải quyết một số sự vụ tiềm ẩn rủi ro, giảm thiểu tổn thất cho Ngân hàng.
- Hội đồng quản trị cũng sẽ lập nên hội đồng lương thưởng nhằm kịp thời điều chỉnh chế độ tiền lương tiền thưởng của toàn thể nhân viên ngân hàng, đem lại một mặt bằng lương đủ cạnh tranh, giữ chân được đội ngũ nhân viên có tâm lực.
- Theo yêu cầu công việc một cách thường xuyên, Hội đồng quản trị lập ra Hội đồng tín dụng nhằm xem xét phát quyết tất cả các hồ sơ vược định mức phán quyết của Ban Tổng Giám đốc trong từng thời kỳ.
- Ban Tổng Giám đốc có nhiệm vụ cụ thể hoá các nghị quyết, qui chế của Hội đồng quản trị từ đó có kế hoạch, phương hướng điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng.
- Các phòng ban hội sở có nhiệm vụ làm tham mưu cho Ban điều hành và hoạt động tác nghiệp, cũng như hướng dẫn các Chi nhánh hoạt động theo đúng qui chế, qui định và những văn bản của Ban điều hành.
- Các Chi nhánh nhận kế hoạch kinh doanh từ Ban Tổng Giám đốc, có nhiệm vụ triển khai, thực hiện kế hoạch đó một cách đầy đủ, hiệu quả và theo đúng các qui trình, qui định, qui chế của Ngân hàng và pháp luật. 2.1.2 Tình hình hoạt động trước lúc lên ngân hàng đô thị
Trước lúc lên ngân hàng đô thị, Ngân hàng Kiên Long hoạt động chủ yếu ở thị trường Miền Tây, tâm điểm là tỉnh Kiên Giang, mạng lưới hoạt động chỉ với 02 Chi nhánh và 08 Phòng Giao Dịch. Các mảng hoạt động kinh doanh chủ yếu là huy động vốn và cho vay kinh doanh nhỏ lẻ, cho vay nông nghiệp, tiêu dùng. Qui mô và hiệu quả hoạt động được thể hiện qua các năm như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng tài sản 3.525 79.764 96.844 122.019 174.342 244.604 376.824 827.261 Vốn điều lệ 1.200 4.501 5.501 8.501 12.501 18.001 290.003 290.003 Dư nợ cho vay 3.096 71.087 85.684 104.013 150.855 217.852 331.500 602.124 Vốn huy động 2.126 71.339 81.846 104.539 452.050 209.266 320.351 493.027 Lãi trước thuế - 998 1.415 2.051 3.361 7.366 14.164 25.225
Biểu đồ 2.1 - Tình hình hoạt động 1995 – 2006
Một số sự kiện quan trọng trước khi lên Ngân hàng đô thị
- Ngày 25/10/1995, Ngân hàng TMCP Nông Thôn Kiên Long chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu 1,2 tỷ đồng.
- Năm 2000, vốn điều lệ tăng lên thành 4,5 tỷ đồng. - Năm 2001, vốn điều lệ tăng lên thành 5,5 tỷ đồng. - Năm 2002, vốn điều lệ tăng lên thành 8,5 tỷ đồng. - Năm 2003, vốn điều lệ tăng lên thành 12,5 tỷ đồng. - Năm 2004, vốn điều lệ tăng lên thành 18 tỷ đồng. - Năm 2005, vốn điều lệ tăng lên thành 290 tỷ đồng.
- Tháng 10/2006 ký kết thoả thuận giữa Ngân hàng Kiên Long với Ngân hàng Á Châu và Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist): Ngân hàng Á Châu và Tổng công ty du lịch Sài Gòn là cổ đông chiến lược của ngân hàng Kiên Long. Bên cạnh đó, Ngân hàng Á Châu và Tổng công ty du lịch Sài Gòn còn hỗ trợ cho ngân hàng Kiên Long các lĩnh vực liên quan đến các hoạt động ngân hàng như : tài chính, quản trị điều hành, công nghệ, đào tạo, chuyển giao và liên kết phát triển sản phẩm.
- Tháng 11/2006, ký hợp đồng xây dựng và phát triển thương hiệu với công ty Masso Consulting để tư vấn và xây dựng thương hiệu KienLong Bank.
3,525 79,764 96,844 122,019 174,342 244,604 376,824 827,261 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Vốn huy động Dư nợ cho vay Tổng tài sản Lãi trước thuế
2.1.3 Tình hình hoạt động từ lúc lên ngân hàng đô thị đến nay.
Cuối năm 2006, Ngân hàng Kiên Long chính thức trở thành Ngân hàng Đô thị theo Quyết định số 2434/QĐ-NHNN ngày 25/12/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đây là sự kiện hết sức quan trọng, là cột mốc quan trọng, và là lần khai sinh thứ hai của Ngân hàng Kiên Long. Việc được chuyển đổi thành ngân hàng đô thị giúp cho Ngân hàng Kiên Long có được những thuận lợi và điều kiện tốt nhất để thực hiện thành công chiến lược là trở thành ngân hàng hiện đại, đa năng và vững mạnh, đủ sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Kiên Long từ lúc lên đô thị đến nay được tóm tắt như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Tỷ trọng tăng/ 2006 Tổng tài sản 827.261 2.200.856 2.939.018 7.480.000 904% Vốn điều lệ 290.003 580.006 1.000.000 1.000.000 345% Dư nợ cho vay 602.124 1.351.742 2.195.377 4.874.000 810% Vốn huy động 493.027 1.528.443 1.845.561 6.286.000 1.275% Lãi trước thuế 25.225 74.803 50.654 120.443 478%
Biểu đồ 2.2 - Tình hình hoạt động 2006 – 2009
Một số sự kiện quan trọng sau khi lên Ngân hàng đô thị
- Tháng 12/2006 Tổ chức lễ chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng đô thị và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Kiên Long (Quyết định số 2434/ QĐ-NHNN ngày 25/12/2006 của Thống đốc NHNN). Đây là sự kiện hết sức quan trọng, là cột mốc quan trọng và là lần khai sinh thứ hai của Ngân hàng Kiên Long. Việc được chuyển đổi thành ngân hàng đô thị giúp cho ngân hàng Kiên Long có được những thuận lợi và điều kiện tốt nhất để thực hiện thành công chiến lược là trở thành ngân hàng hiện đại, đa năng và vững mạnh, đủ sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới.
- Với những thành tích to lớn trong công tác từ năm 2001 – 2005, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Bảo vệ tổ quốc, tháng 12/2006 Ngân hàng Kiên Long đã vinh dự được đón nhận bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ (Quyết định số 952/QĐ-TTg ngày 13/07/2006 của Thủ tướng Chính phủ).
- Tháng 12/2006, Ngân hàng Kiên Long vinh dự nhận Cúp vàng Top Ten Thương hiệu Việt do Liên Hiệp các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trao tặng 827,261 2,200,856 2,939,018 7,480,000 2006 2007 2008 2009 Vốn huy động Dư nợ cho vay Tổng tài sản Lãi trước thuế
- Năm 2007, vốn điều lệ tăng lên thành 580 tỷ đồng.
- Ngày 09/09/2007, ngân hàng Kiên Long nhận được hai cúp vàng chất lượng hội nhập WTO hàng đầu với dịch vụ: Huy động tiền gửi tiết kiệm khu vực dân cư và dịch vụ cho vay trả góp do Liên Hiệp các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trao tặng. Trong đó “Liên Hiệp các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trao tặng” đạt Top 100.
- Ngày 26/10/2007, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng huân chương lao động hạng Ba cho Ngân hàng TMCP Kiên Long và cá nhân ông Trương Hoàng Lương vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2002 đến năm 2006, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.
- Ngày 15/12/2007, Ngân hàng TMCP Kiên Long vinh dự đón nhận 02 giải thưởng lớn của Westem Union Khu vực Đông Dương và Trung tâm dịch vụ tài chính Eden vì đã có thành tích là một trong những ngân hàng có doanh số chi trả cao nhất và có nhiều giải pháp tiếp thị tốt nhất năm 2007. - Năm 2008, vốn điều lệ tăng lên thành 1.000 tỷ đồng.
- Ngày 03/08/2008, Tổng giám đốc Ngân hàng Kiên Long – Ông Trương Hoàng Lương được trao tặng cúp vàng “Doanh Nhân Tâm Tài” do Đài