Nâng cao quản lý chất lượng trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm của các

Một phần của tài liệu chiến lược giá cả và chất lượng sản phẩm nhằm tăng trưởng xuất khẩu thủy sản việt nam vào thị trường nhật bản (Trang 82)

2. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm

2.1.Nâng cao quản lý chất lượng trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm của các

Việt Nam là nước có tỷ lệ số lượng cảnh báo chất lượng thuỷ sản cao hơn hẳn các nước xung quanh trong khu vực (Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia…) trong 3 năm qua từ 2010 đến 2013. Qua đó làm giảm hình ảnh và sức cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam trong mắt bạn hàng và thị trường thuỷ sản quốc tế, gây những tổn hại nghiêm trọng và thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và nhà nước. Các cảnh báo chủ yếu nằm trong nhóm hoá chất, kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản.

Trước những khó khăn và bất cập trong thực tế quản lý ATTP của ngành thủy sản, Hiệp hội VASEP và các tổ chức liên quan cần thực hiện tốt 5 nhóm kiến nghị nhằm tiến tới hiện thực hóa “tiếp cận chuỗi trong quản lý chất lượng thủy sản”. Đó là:

1) Cần tăng cường các biện pháp kiểm soát chất lượng ATTP hiệu quả theo chuỗi sản xuất chú trọng vào khâu trước chế biến như chất lượng các tàu cá, cơ sở con giống, cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, đại lý nuôi trồng, chợ cá, cảng cá, v.v…

2) Cần cấp thiết xây dựng chương trình giám sát sản phẩm với cách tiếp cận là lấy mẫu kiểm nghiệm để thẩm tra theo tần suất thời gian với mọi doanh nghiệp, thay thế cho cách tiếp cận lô hàng xuất khẩu như hiện nay 3 tháng 1 lần với doanh nghiệp hạng A và 2 tháng 1 lần với doanh nghiệp hạng B.

3) Không lấy mẫu kiểm nghiệm theo lô hàng xuất khẩu làm điều kiện để cấp chứng thư cho lô hàng xuất khẩu mà thay bằng kết quả của quá trình kiểm tra điều kiện sản xuất theo từng khâu trong chuỗi sản xuất và Chương trình thẩm tra sản phẩm để đáp ứng yêu cầu mới của thị trường nhập khẩu và sự trưởng thành về trình độ quản lý của các doanh nghiệp sản xuất.

4) Không áp dụng các quy định mang tính trừng phạt bất hợp pháp như “ngừng xuất khẩu” nếu trong 6 tháng liên tiếp doanh nghiệp có quá 3 lô hàng trong nhóm sản phẩm tương tự bị nước ngoài cảnh báo về các chỉ tiêu ATTP do có thể làm tăng nguy cơ bị thiệt hại, thậm chí phá sản nếu phải dừng sản xuất vì các biện pháp mang tính trừng phạt bất hợp lý của cơ quan quản lý.

5) Áp dụng đúng quy định của Luật An toàn Thực phẩm (điều 48) về việc cơ quan ra quyết định kiểm tra, thanh tra sẽ phải chịu chi phí cho việc lấy mẫu, kiểm nghiệm và kiểm tra.

Một phần của tài liệu chiến lược giá cả và chất lượng sản phẩm nhằm tăng trưởng xuất khẩu thủy sản việt nam vào thị trường nhật bản (Trang 82)