1. Tổng quan ngành thuỷ sản Việt Nam
1.2. Nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thuỷ sản được xác định là nguồn chính cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu, cho an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo và là ngành có nhiều tiềm năng để phát triển nhanh chóng.
Thời gian gần đây, nuôi trồng thuỷ sản đã có nhiều khởi sắc cả về diện tích nuôi lẫn phương thức và đối tương nuôi. Năng suất và sản lượng liên tục tăng lên, giảm sức ép gia tăng áp lực lên khai thác thuỷ sản. Năm 2009, sản lượng nuôi trồng là khoảng 2,6 triệu tấn, chiếm 53,2% tổng sản lượng thuỷ sản. Năm 2012, ước tính sơ bộ sản lượng thuỷ sản là 3,1 triệu tấn, chiếm 54,3% tổng sản lượng, trung bình tỷ lệ tăng trưởng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2009-2012 là 6,0%/năm.
Bảng 2.3: Sản lƣợng nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2006-2012.
Năm Nuôi trồng Tổng Sản lƣợng (Nghìn tấn) Tỷ lệ tăng trƣởng (%) Tỷ trọng trên tổng sản lƣợng (%) 2006 1695,0 14,6 45,5 3721,6 2007 2124,6 25,3 50,6 4199,1 2008 2465,6 16,1 53,6 4602,0 2009 2589,8 5,0 53,2 4870,3 2010 2728,3 5,3 53,1 5142,7 2011 2933,1 7,5 53,8 5447,4 Sơ bộ 2012 3110,7 6,1 54,3 5732,9 Nguồn: Tổng cục thống kê (2006-2012).
Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng và khối lượng nuôi trồng cao hơn khai thác một chút chứng tỏ nguồn nuôi trồng có thể dần thay thế cho nguồn nguyên liệu thiếu hụt từ khai thác đang bị cạn kiệt nhưng so với tỷ lệ tăng trưởng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2006-2008 là 18,67%/năm thì rõ ràng điều kiện, môi trường nuôi trồng ngày càng diễn biến phức tạp.
Thực tế cho thấy trong năm 2012 và đầu năm 2013, ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt dịch bệnh diễn biến phức tạp trên thuỷ sản, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (EMS). Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2013 dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp và các nguyên nhân khác làm cho 4,2% diện tích tôm thả nuôi bị thiệt hại. Trong đó tôm sú thiệt hại 3,8% và tôm chân trắng thiệt hại 17,1%. So với cùng kỳ năm 2012, diện tích thiệt hại tôm sú bị thiệt hại chỉ bằng 65%, nhưng với tôm chân trắng lên đến 124,9% (Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam, 2013).
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu được tổ chức dưới hình thức phân tán, nhỏ lẻ, mang tính hộ gia đình. Chính cách tổ chức này đang có những ảnh hưởng không tốt tới nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến thuỷ sản, khó kiểm soát chất lượng sản phẩm nuôi trồng. Tư duy làm ăn lâu dài của người nuôi trồng chưa cao nên ảnh hưởng tới tính ổn định và bền vững của nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng này.
Việc phát triển quá nhanh về diện tích khiến nghành nuôi trồng thuỷ sản phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như chất lượng con giống không đảm bảo, chạy theo lợi nhận, sử dụng thức ăn kém chất lượng, các loại thuốc kháng sinh, hoá chất, chế phẩm…làm trầm trọng hơn nguy cơ ô nhiễm môi trường, nguồn nước, hệ sinh thái.