Nhu cầu thuỷ sản trên thế giới

Một phần của tài liệu chiến lược giá cả và chất lượng sản phẩm nhằm tăng trưởng xuất khẩu thủy sản việt nam vào thị trường nhật bản (Trang 40)

Trong hai thập kỷ qua, sự gia tăng dân số chóng mặt, tốc độ đô thị hóa quá nhanh và sự phát triển kinh tế xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu thủy sản trên toàn cầu không ngừng tăng cao với tốc độ tăng hàng năm đạt 4,3%. Thủy sản là nguồn cung cấp dinh dưỡng cơ bản rất quan trọng đối với con người. Do sự phát triển mạnh về sản lượng và các cơ sở chế biến cũng như các hệ thống phân phối, nên nguồn cung cấp thực phẩm thủy sản trên toàn thế giới đã tăng trưởng bình quân 3,2%/năm trong giai đoạn 1961-2009, vượt xa so với mức tăng bình quân 1,7% dân số thế giới. Số liệu của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho thấy, mức tiêu thụ thủy sản bình quân theo đầu người trên thế giới liên

tục tăng cao, từ 11,8 kg/người/năm (năm 1981) lên đến 16,8 kg/người/năm (năm 2006). Đến những năm 2000 là 17kg, năm 2009 – 18,4kg và năm 2010, mức tiêu thụ tăng tiếp lên 18,6kg (Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản (01/2012).

Bảng 2.4: Bảng tiêu thụ thuỷ sản bình quân trên đầu ngƣời 2009.

Khu vực Tổng nguồn cung cấp thực phẩm (triệu tấn)

Tiêu thụ bình quân đầu ngƣời (kg/năm)

Thế giới 125,6 18,4

Thế giới (không tính Trung

Quốc) 83 15,1 Châu Phi 9,1 9,1 Bắc Mỹ 8,2 24,1 Mỹ Latin và vùng Caribe 5,7 9,9 Châu Á 85,4 20,7 Châu Âu 16,2 22

Châu Đại Dương 0,9 24,6

Các nước công nghiệp hoá 27,6 28,7

Các nước phát triển khác 5,5 13,5

Các nước kém phát triển 9 11,1

Các nước đang phát triển 83,5 18

Các nước thiếu thực phẩm

và thu nhập thấp 28,3 10,1

Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản (02/2013).

Hình 2.4: Tiêu thụ thuỷ sản bình quân trên đầu ngƣời, dự báo tới 2021.

Theo dự báo của FAO, mức tiêu thụ thủy sản trên thị trường thế giới sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những năm tới, có thể lên đến 19,1 kg/người/năm vào năm 2015 và 19 – 20 kg/người/năm vào năm 2021.

3. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản 3.1. Thị trƣờng thuỷ sản Nhật Bản

3.1.1. Nhu cầu nhập khẩu của thị trường thuỷ sản Nhật Bản

Là một quốc đảo, Nhật Bản có nghề khai thác thủy sản rất lâu đời. Trong suốt nhiều năm, số cá Nhật Bản đánh bắt được lớn hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Thời kỳ hoàng kim của ngư nghiệp Nhật Bản rơi vào những năm 1972-1988, đã từng đáp ứng trên 80% nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của nuớc này. Tuy nhiên, do sự suy giảm nguồn lợi tự nhiên và việc các nước ven biển công bố vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý, vị trí thống lĩnh trong ngành thủy sản của Nhật Bản dần bị thu hẹp. Từ năm 1989, sản lượng thuỷ sản bắt đầu giảm sút. Năm 1990, tổng sản lượng thuỷ sản của Nhật Bản đạt 11,18 triệu tấn, đến năm 1993 giảm xuống 8,71 triệu tấn, Nhật

Bản lùi xuống thành nước cung cấp thuỷ sản đứng thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc (gần 18 triệu tấn). Đến năm 2007, tổng sản lượng thủy sản chỉ còn 5 triệu tấn

(Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản, 06/2013). Tiêu thụ thủy sản của Nhật Bản có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Tuy nhiên, do ngành sản xuất thủy sản của Nhật Bản bị ảnh hưởng của thảm họa động đất và sóng thần đầu năm 2011 và đặc biệt mối lo ngại hiện tượng nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima đối với các loại thủy sản đánh bắt tại Nhật Bản nên để thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ trong nước, Nhật Bản buộc phải tăng nhập khẩu thủy sản từ nước ngoài.

Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản (06/2013).

Hình 2.5: Nhập khẩu thuỷ sản vào thị trƣờng Nhật Bản. Tôm

Nhu cầu tôm của Nhật Bản từ năm 2009 tới cuối năm 2011 vẫn vững mạnh, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp nhà hàng và dịch vụ ăn uống. Nhật Bản nhập khẩu tôm các loại bao gồm: tôm sống, tôm tươi, ướp lạnh, đông lạnh, ướp muối, sấy khô và chế biến. Trong giai đoạn này, Việt Nam là nước hàng đầu xuất khẩu tôm sang Nhật. Xếp thứ 2 và 3 trong 2 năm lần lượt là Thái Lan và Indonesia. Năm 2012, do ảnh huởng của chính sách kiểm ethoxyquin, nhập khẩu tôm từ Ấn Độ và Việt Nam vào Nhật Bản giảm còn 25%, trong khi nhập khẩu từ Thái Lan và

Inđônêxia tăng lên trên 40%. Trong 7 tháng đầu năm 2013, Nhật Bản nhập khẩu 43.109 tấn tôm chế biến các loại, trị giá 41.842 triệu yên CIF (khoảng 435,4 triệu USD), tăng 2% về khối lượng và 19% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Giá nhập khẩu trung bình là 971 yên (10,10 USD)/kg (Nguồn: VASEP, 09/2013).

Bảng 2.5: Top 15 nƣớc xuất khẩu tôm sang Nhật Bản từ tháng 1 – 5/2013.

Đơn vị: 1000USD STT Quốc gia T1 – T5/2013 T1 – T5/2012 2013/2012 (%) Tỷ lệ 2013 (%) Thế giới 940661 987297 -4,7 100 1 Thái Lan 265490 302389 -12,2 21,5 2 Vietnam 202035 203181 -0,6 18,7 3 Indonesia 175498 181097 -3,1 10,0 4 India 93827 86994 7,9 7,3 5 Trung Quốc 68476 79009 -13,3 3,7 6 Argentina 34620 24471 41,5 2,0 7 Malaysia 19086 26354 -27,6 1,9 8 Myanmar 18106 19894 -9,0 1,1 9 Philippines 10151 12339 -17,7 1,0 10 Bangladesh 9822 8933 10,0 0,9 11 Mexico 8479 6694 26,7 0,8 12 Taiwan 7648 6184 23,7 0,8 13 Ecuador 7353 5185 41,8 0,7 14 Sri Lanka 6463 6250 3,4 0,2 15 Australia 2331 4453 -47,7 0,2 Nguồn: VASEP (07/2013). Cá ngừ

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất thế giới. Cá ngừ được nhập khẩu vào Nhật Bản để sử dụng làm món ăn sashimi (một món ăn phổ biến của Nhật gồm những lát cá tươi cắt mỏng). Nguồn cung cá ngừ cho Nhật Bản đến từ các vùng biển đa dạng trên thế giới. Tuy nhiên thời gian từ 2009 đến nay, nhập khẩu cá ngừ

của Nhật Bản đang có xu hướng sụt giảm, đặc biệt là đối với hai dòng sản phẩm nhập khẩu chủ lực là cá ngừ tươi và đông lạnh rất thất thường. Tổng sản lượng nhập khẩu cá ngừ tươi và đông lạnh của Nhật Bản năm 2012 đạt 247.160 tấn, gần bằng lượng nhập khẩu năm 2011 là 246.889 tấn (Theo thống kê của Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản - MAFF), nhập khẩu cá ngừ vây xanh và cá ngừ mắt to dạng tươi/sống phục hồi dần trong năm 2013. Theo thống kê của Globelfish, giá nhập khẩu cá ngừ trung bình đầu năm 2013 cũng vẫn ở mức thấp do lượng hàng cá ngừ “chất lượng thấp” (cá ngừ không dùng làm sashimi được) nhập khẩu từ Ấn Độ Dương đang tồn kho rất nhiều từ năm 2012. Nhập khẩu thăn cá ngừ thịt đỏ của Nhật Bản từ các nước tăng cao hơn so với những năm trước. Do nhu cầu tiêu thụ cá ngừ sashimi thường thay đổi theo mùa nên gần đây các sản phẩm cá ngừ đông lạnh (đặc biệt là thăn cá ngừ) cũng được thị trường Nhật Bản ưa chuộng (Nguồn: Bộ công thương, 05/2013).

Mực và bạch tuộc

Trong các năm từ 2010 - 2012, giá trị nhập khẩu bạch tuộc muối/ngâm nước muối của Nhật tăng trung bình từ 21 - 26%, giá trị nhập khẩu mực muối/ngâm nước muối cũng tăng từ 3,4 – 4,5%. Tuy nhiên, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường Nhật Bản trong nửa đầu năm 2013 của Việt Nam cũng như một số nước Châu Á khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines...không tốt như mong đợi. Hiện nay, Nhật bản nhập khẩu sản phẩm bạch tuộc từ 5 nước chính là Morocco, Mauritania, Trung Quốc, Việt Nam và Tây Ban Nha. Trong đó Morocco, Mauritania, Trung Quốc đang cung cấp khối lượng lớn gấp nhiều lần so với Việt Nam, lần lượt chiếm 41%, 32% và 14% trong tổng khối lượng nhập khẩu sản phẩm này của Nhật Bản, trong khi Việt Nam chỉ chiếm khoảng 5% (Nguồn: VASEP, 10/2013).

3.1.2. Sản phẩm và xu hƣớng tiêu thụ

Theo ông Hiroaki Ogami - Chuyên gia công ty kiểm tra thực phẩm đông lạnh Nhật Bản (JIFFC), nhập khẩu thực phẩm của Nhật Bản có xu hướng ngày càng tăng

một phần do tỷ lệ tự cung cấp ngày càng giảm, trong những năm gần đây đạt 40%. Trong số các quốc gia có dân số trên 100 triệu người, thì lượng cung cấp thủy sản bình quân đầu người của Nhật Bản cao nhất thế giới với 56,9 kg/người/năm

(Nguồn: VASEP, 06/2013).

Cá đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn và chiếm gần 40% lượng protein động vật được hấp thụ của người Nhật, cao hơn nhiều so với hầu hết các nước phương Tây. Người dân Nhật Bản có nhu cầu rất cao về các sản phẩm thủy sản. Hằng năm, mỗi hộ gia đình Nhật Bản chi khoảng 37.000 yên cho thực phẩm thuỷ sản, chiếm khoảng 13% tổng chi tiêu cho thực phẩm. Người Nhật ưa thích hàng tươi sống, sản phẩm tươi sống chiếm đến 60% thị phần, mặc dù giá cá tươi đắt hơn nhiều so với cá đông lạnh. Các món ăn chủ yếu được làm từ cá ngừ, cá hồi, tôm như món sushi, sashimi, tempura,… vốn là niềm tự hào của người Nhật. Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm sushi và cá ngừ sashimi lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như suy thoái kinh tế, biến động giá đồng Yên, dân số giảm và già hóa, kết hợp với trào lưu “Tây hóa” trong ẩm thực đã góp phần làm giảm mức tiêu thụ thủy sản của Nhật Bản trong những năm gần đây. Theo khảo sát của Bộ Ngoại thương và Truyền thông Nhật Bản về thu nhập và mức chi tiêu gia đình, sức mua hằng năm đối với hàng thủy sản đã giảm từ 9,5% năm 2006 xuống còn 8,6% năm 2010 (Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản, 06/2013).

Bảng 2.6: Bảng thứ tự tiêu chí ƣu tiên khi mua thuỷ sản của ngƣời Nhật.

STT Năm 2004 Năm 2011

1 Tươi, sống Giá cả

2 Giá cả Tươi, sống

3 Vụ thu hoạch tốt nhất Dễ dàng chế biến

4 Xuất xứ từ nội địa -

Nhìn vào bảng trên, theo nghiên cứu về mức độ ưu tiên của khách hàng khi mua thuỷ sản tại thị trường Nhật Bản của Hiệp hội thuỷ sản Nhật Bản, ta thấy năm 2006, người dân Nhật ưu tiên số 1 là mua các đồ thuỷ sản tươi sống, sau đó mới quan tâm tới giá, và thứ 4 là ưu tiên hàng thuỷ sản nội địa. Trong khi đó, năm 2011, do mức giá thuỷ sản liên tục tăng cao cùng với tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản thấp hơn năm 2009 rất nhiều khiến cho xu hướng tiêu thụ thuỷ sản của Nhật Bản cũng thay đổi rõ rệt. Giá là tiêu chí hàng đầu khi quyết định tiêu thụ, sau đó mới đến độ tươi sống (chất lượng), và tiếp đến là dễ dàng chế biến, sử dụng.

Người tiêu dùng Nhật Bản đang chuyển sang tiêu thụ thủy sản có giá rẻ hơn, nhưng vẫn rất chú trọng chất lượng cao, độ tươi, có lợi cho sức khỏe và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc điểm nổi bật của người tiêu dùng Nhật Bản là họ coi trọng các tiêu chuẩn của Nhật Bản hơn các tiêu chuẩn quốc tế, chẳng hạn “Tiêu chuẩn nông sản Nhật Bản” (JASJapan Agricultural Standards) hoặc “Tiêu chuẩn các mặt hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng Nhật Bản” (JIS-Japan Industrial Standards) do Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản METI cấp. Kết quả khảo sát thị trường Nhật Bản của Tổ chức Greenpeace cho thấy, hầu hết người Nhật muốn sử dụng thủy sản được khai thác bền vững và có dán nhãn rõ ràng để giúp họ có đầy đủ thông tin về sản phẩm mà mình sẽ sử dụng (Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản, 06/2013).

Theo thống kê của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, tháng 4/2013, chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản dành cho thủy sản tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, doanh số thủy sản tươi tăng 1,5%, thủy sản khô muối tăng 2,9% và thủy sản chế biến khác tăng 2,3%. Tổng chi tiêu dành cho thực phẩm của các hộ gia đình Nhật Bản trong tháng 4/2013 đạt 70.637 yên, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2012. Tiêu thụ trung bình của mỗi gia đình tăng 0,8%. Tiêu thụ cá tươi tăng 1,5% trong đó, chi tiêu cho cá ngừ tăng 13,4%, cua 38,6%, cá hồi 3,7%, cá sađin 25%, bạch tuộc 10,5%, mực 2,9% và cá thu tăng 4,8%. Ngược lại, chi tiêu cho cá tráp, cá song, tôm, cá ngừ, cá thu giảm. Chi tiêu thủy sản có vỏ tươi cũng tăng 1,5%

3.1.3. Giá cả và xu hƣớng giá

Giá cả và nhu cầu thủy sản Nhật Bản đang tăng.

Nhu cầu đối với sản phẩm cá và thủy sản đã tăng ở các nước phương Tây và Trung Quốc khi người tiêu dùng tìm kiếm các sản phẩm thực phẩm có lợi sức khỏe. Cùng với trữ lượng cá trên toàn cầu đang suy giảm, đã làm tăng tăng nhu cầu dẫn đến giá cá toàn cầu tăng lên. Do sự gia tăng trong cạnh tranh, vị trí thống lĩnh trong ngành cá và thủy sản của Nhật Bản đang bị thu nhỏ lại. Theo một quan chức công ty thủy sản Nippon Suisan Kaisha của Nhật Bản: "Thời kỳ thuận lợi đã chấm dứt khi thị trường thủy sản ở Nhật Bản là thị trường của người mua".

Khối Liên minh châu Âu (EU) rõ ràng đang trở thành người mua thủy sản tích cực của Nhật Bản, bởi từ năm 2005-2009, đồng Euro được hỗ trợ cao hơn so với đồng yên được đánh giá là tăng nhanh 35%. Các công ty Nhật Bản đang gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo các nguồn cung các sản phẩm thủy sản và cá nhập khẩu, trong một số trường hợp các công ty nước ngoài đang trả giá cao hơn các công ty Nhật Bản (ví dụ đối với các sản phẩm cá hồi, cá ngừ và cá tuyết). Người tiêu dùng và người mua ở Nhật Bản khá ý thức với giá và với giá cả ngày càng tăng, những yếu tố này đang thay đổi tiêu dùng đối với sản phẩm thủy sản và cá ở Nhật Bản. Ví dụ, ở Nhật Bản mức tiêu thụ surimi (thịt cá xay nhuyễn) đã giảm xuống còn 52% trong tổng tiêu thụ toàn cầu so với mức 65% của năm năm trước đây, do sự phổ biến của surimi ở các nước phương Tây. Kể từ khi các nhà bán lẻ trong nước không chấp nhận tăng giá đối với kamaboko (một loại bánh cá của Nhật), các nhà nhập khẩu surimi Nhật Bản thường xuyên bị ép giá bởi các công ty nước ngoài. Nhiều nhà hàng và các nhà bán lẻ cá đang đối phó với giá tăng bằng cách sửa đổi thực đơn của họ hoặc bán cá trong khẩu phần nhỏ hơn. Ví dụ, thanh sushi Mutenkura ở Itami, tỉnh Hyogo, đã tăng cung cấp các món ăn sushi của họ chiếm 30% trong thực đơn, do đó làm giảm tác động của giá cá tăng. Công ty Ito-Yokado, một siêu thị lớn ở Nhật Bản, đã giảm số lượng sashimi bán trong gói để cắt giảm đơn giá xuống 13%, nhưng vẫn duy trì cùng một mức giá. Nếu cá quá đắt, các nhà

bán lẻ thủy sản sẽ giảm dần cá đắt tiền hơn từ dịch vụ của họ. Nhiều nhà hàng sushi đã ngừng cung cấp cá hồi một khi nó trở nên đắt đỏ hơn so với các món khác như Toro (cá ngừ béo) (Nguồn: Cục xúc tiến thương mại, 2011)

Theo bảng thống kê giá bán lẻ của Bộ Nông, Lâm, Thủy sản Nhật Bản tháng 12/2011: Đối với mặt hàng thủy sản chủ lực của Nhật Bản như cá ngừ bán tại trung tâm Tokyo, giá trung bình trong các năm từ 2008-2010 xoay quanh 400 Yên/100gr, trong đó giá bán lẻ cá ngừ năm 2010 là thấp nhất 392 Yên/100gr. Ở thị trường thủy sản Osaka, mức giá bán lẻ cá ngừ năm 2010 chỉ đạt 342 Yên/100gr. Giá cả của hầu hết các mặt hàng cá khác bán trên các thị trường thủy sản trung tâm Tokyo và Osaka như các hồi thái lát, cá hồi muối, cá thu, cá chim… đều giảm dần theo năm từ 2008-2010. Trong ba năm từ 2008 đến 2010, các mặt hàng thủy sản khác được bán trên hai thị trường thủy sản trung tâm là Tokyo và Osaka với mức giá biến động như sau: Mực ống được bán lẻ với mức giá dao động từ 81-95Yên/100gr, bạch tuộc có giá bán từ 208-287 Yên/100gr, trai có giá 117-141Yên/100gr, hàu có giá bán lẻ từ 275-314Yên/100gr, sò và trứng cá tuyết muối. Mặt hàng tôm hùm nhập khẩu

Một phần của tài liệu chiến lược giá cả và chất lượng sản phẩm nhằm tăng trưởng xuất khẩu thủy sản việt nam vào thị trường nhật bản (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)