Một số mô hình cạnh tranh

Một phần của tài liệu chiến lược giá cả và chất lượng sản phẩm nhằm tăng trưởng xuất khẩu thủy sản việt nam vào thị trường nhật bản (Trang 26)

Mô hình núi cát

Nghiên cứu của Ferdows and DeMeyer (1990) đề xuất mô hình lựa chọn các lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong đó chất lượng được coi là nền tảng cho giao hàng đúng hạn, chỉ tiêu có liên quan mật thiết đến tốc độ sản xuất, yếu tố cơ bản tạo ra ưu thế về chi phí. Cách tiếp cận này chỉ ra rằng cạnh tranh dựa trên tốc độ sản xuất phải dựa trên các nền tảng chất lượng và khả năng giao hàng đúng hạn. Lợi thế cạnh tranh dựa trên chi phí chỉ được theo đuổi ở các nhà sản xuất đã có nền móng về cơ sở hạ tầng về chất lượng, giao hàng đúng hạn, và tốc độ. Nếu nhà sản xuất đi thẳng vào cạnh tranh dựa trên chi phí mà bỏ qua chất lượng, giao hàng đúng

hạn, và tốc độ thì sẽ gặp thất bại. Có nhiều cách khác nhau để đi đến thành công. Nhưng để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong sự phát triển bền vững, mọi việc đều phái bắt đầu từ chất lượng.

Mô hình 5 động lực cạnh tranh

Michael Porter, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới hiện nay, đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích. Trong đó, ông mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh là khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ tiềm ẩn, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế.

Khách hàng: Áp lực từ phía khách hàng chủ yếu có hai dạng là đòi hỏi giảm giá hay mặc cả để có chất lượng phục vụ tốt hơn. Chính điều này làm cho các đối thủ chống lại nhau, dẫn tới làm tổn hao mức lợi nhuận của ngành.

Nhà cung ứng: Nhà cung ứng có thể khẳng định quyền lực của họ bằng cách đe dọa tăng giá hay giảm chất lượng sản phẩm/ dịch vụ cung ứng. Do đó, nhà cung ứng có thể chèn ép lợi nhuận của một ngành khi ngành đó không có khả năng bù đắp chi phí tăng lên trong giá thành sản xuất. Những điều kiện làm tăng áp lực từ nhà cung ứng có xu hướng ngược với các điều kiện làm tăng quyền lực của người mua.

Đối thủ tiềm ẩn: Nguy cơ xâm nhập vào một ngành phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập thể hiện qua các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện thời mà các đối thủ mới có thể dự đoán. Nếu các rào cản hay có sự trả đũa quyết liệt của các nhà cạnh tranh hiện hữu đang quyết tâm phòng thủ thì khả năng xâm nhập của các đối thủ mới rất thấp.

Sản phẩm thay thế: Các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành bằng cách đặt một ngưỡng tối đa cho mức giá mà các công ty trong ngành có thể kinh doanh có lãi. Do các loại sản phẩm có tính thay thế cho nhau nên sẽ dẫn đến sự canh tranh trên thị trường. Khi giá của sản phẩm chính tăng thì sẽ

khuyến khích xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại. Do đó, việc phân biệt sản phẩm là chính hay là sản phẩm thay thế chỉ mang tính tương đối.

Đối thủ cạnh tranh: Để có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, một doanh nghiệp có thể chọn một số động thái cạnh tranh như sau: Thay đổi giá; Tăng hoặc giảm giá để có được lợi thế ngắn hạn; Tăng sự khác biệt của sản phẩm; Cải thiện các đặc tính, đổi mới quá trình sản xuất và đổi mới sản phẩm; Sử dụng các kênh phân phối một cách sáng tạo; Dùng hội nhập theo chiều dọc hoặc sử dụng một kênh phân phối mới chưa có trong ngành.

Mô hình kim cƣơng

Mô hình kim cương của Michael Porter phân tích các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh đồng thời đánh giá một quốc gia hay vùng lãnh thổ có môi trường kinh doanh vi mô lành mạnh hay không. Mô hình đưa ra 4 nhân tố tác động qua lại lẫn nhau và quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia/vùng lãnh thổ đó là:

Điều kiện đầu vào sẵn có: Điều kiện sẵn có của một môi trường kinh doanh bao gồm tính hiệu quả, chất lượng và sự chuyên môn hóa của các điều kiện sẵn có cho doanh nghiệp. Các điều kiện này sẽ có tác động đến năng lực sáng tạo và năng suất lao động, bao gồm: vốn, con người, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng vật chất và hành chính, công nghệ thông tin. Các yếu tố này cần được kết hợp một cách đầy đủ để tạo sơ sở hình thành lợi thế cạnh tranh.

Chiến lược cơ cấu và sự cạnh tranh của doanh nghiệp: Các quy định, quy tắc, cơ chế khuyến khích và áp lực chi phối loại hình, mức độ cạnh tranh địa phương tạo ra những ảnh hưởng lớn tới chính sách thúc đẩy năng suất.

Các điều kiện về nhu cầu: Nhu cầu thị trường ảnh hưởng tới quy mô và tăng trưởng thị trưởng đồng thời liên quan đến cả tính chất khách hàng. Nhìn chung, môi trường kinh doanh lành mạnh sẽ có mức cầu cao từ các nhóm khách hàng địa phương phức tạp, do đó buộc các doanh nghiệp phải cung cấp hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao hơn mới có khả năng thành công.

Các ngành hỗ trợ và có liên quan: Để có được sự thành công của môi trường kinh doanh vi mô cần có được số lượng lớn nhà cung cấp có năng lực tại địa phương và thay vì từng ngành công nghiệp riêng lẻ cần có các cụm ngành.

Một phần của tài liệu chiến lược giá cả và chất lượng sản phẩm nhằm tăng trưởng xuất khẩu thủy sản việt nam vào thị trường nhật bản (Trang 26)