Khai thác thủy sản

Một phần của tài liệu chiến lược giá cả và chất lượng sản phẩm nhằm tăng trưởng xuất khẩu thủy sản việt nam vào thị trường nhật bản (Trang 34)

1. Tổng quan ngành thuỷ sản Việt Nam

1.1. Khai thác thủy sản

Khai thác thuỷ sản luôn giữ vai trò quan trọng trong ngành thuỷ sản. Ở Việt Nam khai thác thuỷ sản chủ yếu nằm ở khu vực tư nhân và các hộ gia đình. Nghề cá ở khu vực này chiếm 99% số lượng lao động và 99,5% sản lượng khai thác. Chính vì vậy mà hoạt động khai thác phát triển một cách tự phát, quy mô nhỏ, kém hiệu quả. Tầu thuyền đánh bắt phần lớn là tầu thuyền nhỏ, ngư dân thường không qua trường lớp đào tạo do đó chủ yếu là khai thác ven bờ và gần bờ. Đa số ngư dân còn nghèo, thiếu vốn và thiếu nhiều yếu tố để chuyển đổi nghề, do đó phương pháp khai thác còn kém bền vững, thiếu ý thức như sử dụng chất độc, chất nổ, xung điện để đánh bắt.

Sản lượng khai thác tăng lên về giá trị tuyệt đối theo thời gian nhưng năng suất giảm dần do sự suy giảm nguồn lợi thuỷ sản, đặc biệt là thuỷ sản ven bờ. Mặc dù vùng nước ven bờ chỉ chiếm một diện tích gần 17% tổng diện tích thềm lục địa nhưng phải chịu áp lực khai thác rất cao (chiếm 70% lượng khai thác toàn vùng biển).

Bảng 2.2: Sản lƣợng khai thác thuỷ sản giai đoạn 2006-2012. Năm Khai thác Tổng Sản lƣợng (Nghìn tấn) Tỷ lệ tăng trƣởng (%) Tỷ trọng trên tổng sản lƣợng (%) 2006 2026,6 1,9 54,5 3721,6 2007 2074,5 2,4 49,4 4199,1 2008 2136,4 3,0 46,4 4602,0 2009 2280,5 6,7 46,8 4870,3 2010 2414,4 5,9 46,9 5142,7 2011 2514,3 4,1 462 5447,4 Sơ bộ 2012 2622,2 4,3 45,7 5732,9 Nguồn: Tổng cục thống kê (2006-2012).

Theo các số liệu thống kê, trung bình qua các năm, sản lượng thuỷ sản khai thác chiếm khoảng trên 45% tổng sản lượng thuỷ sản. Điều này cho thấy tính phụ thuộc vào đánh bắt vẫn còn khá cao và với mức độ khai thác như vậy khiến cho nguồn lợi thuỷ sản dần cạn kiệt. Do đó, trong nhiều năm qua, ngành thuỷ sản đang cố gắng nỗ lực để giảm tỷ trọng của sản lượng đánh bắt trên tổng sản lượng. Năm 2009 là 46,2%, 2010 là 46,2% và sơ bộ 2012 là 45,7%.

Sản lượng khai thác thuỷ sản tăng chậm qua các năm cho thấy sản lượng khai thác ngày càng ít đi. Năm 2010 là khoảng 2,4 triệu tấn, 2011 là 2,5 triệu tấn và sơ bộ 2012 là 2,6 triệu tấn. Trung bình từ năm 2009 tới 2012, sản lượng tăng bình quân 5.3%/năm.

Sản lượng thuỷ sản tuy không tăng nhiều qua các năm nhưng cơ cấu sản phẩm khai thác có sự thay đổi theo yêu cầu của thị trường, nhất là cho xuất khẩu. Ngư dân đã chuyển dần từ việc khai thác theo số lượng, khai thác ven bờ hướng sang khai thác những đối tượng có giá trị xuất khẩu và khai thác xa bờ. Tuy nhiên việc bảo quản trên các tầu khai thác xa bờ còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng hầm bảo

quản thấp. Vật liệu cách nhiệt của hầm bảo quản chủ yếu là xốp ghép, chiếm gần 91% số lượng hầm bảo quản trên các tàu khai thác xa bờ. Mặc dù nhận thấy sử dụng vật liệu PU (Polyurethane) để làm hầm bảo quản sản phẩm cho tàu khai thác xa bờ tốt hơn rất nhiều nhưng do giá thành cao nên ngư dân chưa đủ khả năng đầu tư những hầm bảo quản đạt chất lượng tốt hơn (Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2013).

Một phần của tài liệu chiến lược giá cả và chất lượng sản phẩm nhằm tăng trưởng xuất khẩu thủy sản việt nam vào thị trường nhật bản (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)