Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Sumi-Hanel (Trang 40)

Chi phí sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel được chia thành năm yếu tố là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp , sản xuất chung:

a. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu trong xí nghiệp gồm nhiều loại khác nhau và được chia thành nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ

Nguyên vật liệu chính thuộc loại cấu thành nên thực thể của sản phẩm một cách ổn định, trực tiếp như dây điện, băng dính, housing, Clamp… để sản xuất Wire Haness. Chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến các loại sản phẩm. Do vậy nguyên vật liệu chính được xí nghiệp hết sức chú trọng.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Ngọc Duy

Nguyên vật liệu phụ là những loại có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất có tính chất bao gói sản phẩm như: thùng sản phẩm, mác thùng, nắp đậy,…

Khoản mục chi phí NVLTT chi ra trong kỳ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí để sản xuất ra sản phẩm ( chiếm khoảng 80~85%). Do đó khoản chi phí này cần được quản lý một cách chặt chẽ, hợp lý và khoa học. Điều đó có ý nghĩa lớn đối với công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành. Việc sử dụng NVL tiết kiệm hay lãng phí nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động giá thành sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.

Đối với nguyên vật liệu nhập về bộ phận vật tư sẽ xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước, theo dõi việc nhập và xuất NVL hàng ngày thông qua phiếu nhập kho và xuất kho.

Căn cứ vào hóa đơn đặt hàng và nguồn lực hiện có của công ty, phòng kế hoạch sản xuất sẽ lên lịch sản xuất cho các nhà máy với các chỉ tiêu phù hợp, tránh lãng phí.

b.Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản phải trả công nhân trực tiếp sản xuất như: lương chính, lương phụ và các khoản trợ cấp có tính chất lương. Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản phải đóng cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định

Tiền lương của công nhân không trả theo sản phẩm mà trả cố định hàng tháng theo ngày công do tính chất sản xuất theo dây chuyên của công ty.

Chi phí về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, và bảo hiểm thất nghiệp: Hiện nay công ty đang hỗ trợ người lao động đóng các khoản sau

Khoan muc Doanh nghiêp Ng i lao ô n g Tông

Bao hiêm Y tê 3.0% 1.5% 4.5%

Bao hiêm xa hôi 16.0% 6.0% 22.0%

Bao hiêm thât nghiêp 1.0% 1.0% 2.0%

Phi công o a n 2.0% 1.0% 3.0%

Tông 22.0% 9.5% 31.5%

c. Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí có liên quan đến phục vụ sản xuất trong phạm vi nhà máy

Tại công ty SHWS chi phí sản xuất chung bao gồm:

Chi phí nhân viên xưởng: bao gồm các khoản lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản bảo hiểm…

Chi phí cho bữa ăn, đồ dùng vệ sinh, đồ dùng bếp, nước uống cho văn phòng,....phục vụ cho cán bộ công nhân viên.

Chi phí về khấu hao tài sản cố định: bao gồm khấu hao của tất cả tài sản cố định dùng trực tiếp và hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của nhà máy

Chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc chi phí sản xuất chung của nước, điện, điện thoại,... mua ngoài.

Từ các loại chi phí này bộ phận kế toán sẽ tính ra giá thành thực tế của sản phẩm. Công ty tính giá theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.Theo phương pháp này thì vào lúc cuối kỳ sẽ tính đơn giá bình quân căn cứ vào số tồn kho đầu kỳ và tất cả các lần nhập kho trong kỳ theo công thức:

Sau đó suy ra giá thực tế của VL xuất bằng công thức:

Ưu điểm: tính toán đơn giản, dễ tính, phù hợp với DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ vì theo phương pháp này trong kỳ không tính giá xuất kho đến cuối kỳ mới tính một lần.

Nhược điểm: không đảm bảo kịp thời công tác kiểm tra (trong kỳ xuất biết được lượng sản phẩm xuất nhưng chưa biết được đơn giá xuất, phải chờ đến cuối tháng khi không còn lần nhập kho nào nữa mới tính được đơn giá bình quân) .

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Sumi-Hanel (Trang 40)