Tình hình sử dụng nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Sumi-Hanel (Trang 33)

*Nhập nguyên vật liệu:

Mỗi tuần hàng thường về 1 lần (thứ 3 hàng tuần), công nhân tổ nhập có nhiệm vụ nhận vật tư , dán mác barcode và chuyển vào giá quy định theo đúng nguyên tắc FIFO. Sau khi nhập xong, tổ nhập phải báo cáo số lượng hàng nhập kho lên phòng quản lý vật tư để nhập vào hệ thống MCS (material control system).

* Cấp nguyên vật liệu: nguyên tắc FIFO

Ví dụ : Với housing, clamp, PROT...: được cấp theo bộ. Hàng ngày, trên văn phòng vật tư sẽ tạo LIT cấp và gửi xuống kho, CN cấp vật tư sẽ update dữ liệu vào máy soi barcode để đi lấy vật tư, sau khi cấp xong lại upload dữ liệu vào máy tính rồi gửi lại văn phòng để đưa vào hệ thống MCS.

Với dây điện: được cấp theo đề nghị từ C&C. Mỗi ca 2 lần (một lần chính và một lần phụ), C&C sẽ đưa EFU vào cho tổ cấp MC, công nhân cấp sẽ soi EFU và cấp vật tư ra theo đúng số lượng yêu cầu và trừ tồn trên ‘Thẻ trừ tồn” tại vị trí giá dây điện.

* Quản lý lượng tồn kho an toàn :

Kiểm soát lượng tồn kho của từng loại vật tư, đảm bảo đáp ứng đầy đủ vật tư cho kế hoạch sản xuất.

Số lượng tồn kho an toàn: 2 ngày trước ngày cuối tháng, nhân viên bộ phận quản lý vật tư căn cứ vào kế hoạch sản xuất của bộ phận quản lý sản xuất để lập danh sách số lượng tồn kho an toàn cho từng loại vật tư trong tháng tiếp theo và chuyển cho giám sát kho vật tư. Nhân viên tổ vật tư lập ra Phiếu tồn kho an toàn cho từng loại vật tư và treo đúng tại vị trí kho của vật tư đó vào ngày mùng một hàng tháng.

Nhân viên quản lý vật tư, sau khi nhận được báo cáo chênh lệch tồn kho an toàn, tiến hành kiểm tra, phân loại:

Đối với vật tư dừng sử dụng thì điền vào báo cáo và chuyển xuống kho vật tư xác nhận số lưọng, sau đó chuyển sang Nhật đòi tiền (nếu nguyên nhân do Nhật) hoặc huỷ vật tư nếu nguyên nhân do công ty Sumi Hanel.

Đối với các loại vật tư khác, xác định ngày lô hàng tiếp theo sẽ cập cảng.

Nếu lô hàng tiếp theo (đã có xác nhận của nhà cung cấp) đáp ứng đủ yêu cầu kế hoạch sản xuất của một tuần tiếp theo kể từ khi loại vật tư đó được báo cáo và bù đắp được lượng tồn kho an toàn yêu cầu thì nhân viên quản lý vật tư điền số lượng cần cấp, số lượng vật tư thiếu và ngày hàng về vào báo cáo chênh lệch tồn kho và gửi một bản xuống kho vật tư.

Nếu lô hàng tiếp theo (đã có xác nhận của nhà cung cấp) không đáp ứng đủ yêu cầu sản xuất trong một tuần tiếp theo kể từ khi được báo cáo, hoặc đáp ứng đủ kế

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Ngọc Duy

hoạch sản xuất nhưng không đủ bù đắp cho số lượng tồn kho an toàn yêu cầu thì nhân viên quản lý vật tư điền các thông tin như trên vào báo cáo chênh lệch tồn kho an toàn, chuyển xuống kho, đồng thời điền vào biểu vật tư cần kiểm soát và gửi cho nhân viên phụ trách đặt hàng. Người này có trách nhiệm liên lạc với nhà cung cấp để đặt bổ sung lượng vật tư còn thiếu (hàng biển hoặc nếu cần gấp thì đặt hàng không) để đảm bảo kế hoạch sản xuất.

Với các lô hàng về cần lấy gấp, người đặt hàng cần lập kế hoạch hàng về và thời điểm cần lấy hàng, sau đó chuyển một bản cho nhân viên phụ trách lấy hàng từ cảng và một bản xuống kho để khi hàng về thì ưu tiên giỡ CONT đáp ứng nhanh nhất cho sản xuất.

Trường hợp đã liên lạc với nhà cung cấp để đặt thêm vật tư nhưng nhà cung cấp không thể đáp ứng được, nhân viên quản lý cần tính toán để xác định thời điểm hết vật tư. Căn cứ để xác định thời điểm hết vật tư:

+ Số lượng vật tư đã cấp.

+ Số lượng vật tư cần cấp theo kế hoạch.

+ Số lượng sản xuất thực tế trên dây chuyền so với kế hoạch: kết hợp với bộ phận quản lý sản xuất.

Trường hợp không có đủ vật tư để cấp ra, nhân viên quản lý vật tư có trách nhiệm lập thông tin sản xuất và chuyển cho bộ phận quản lý sản xuất 3 ngày trước thời điểm theo tính toán phải dừng sản xuất. Thông tin sản xuất phải nêu rõ số lượng vật tư thiếu từ bộ sản phẩm nào, của ngày sản xuất nào trong tuần.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Sumi-Hanel (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w