Trời không thể làm cho hoa mùa nọ nở vào mùa kia, cho nên thánh nhân không trái thời.
Đất không có thể làm cho khắ hậu xứ kia đổi thành xứ nọ, cho nên thánh nhân không trái tục.
thánh nhân không làm cho trái cái tài riêng.
Thánh nhân lại không có thể làm cho cá biết bay, chim biết bơi dưới nước, cho nên thánh nhân cũng không dùng cái tài riêng của người.
Vì vậy, lúc nên động, lúc nên tĩnh, lúc nên tối, lúc nên sáng, ta không nên câu nệ một đường nào thì mới là hợp đạo.
Quan Doãn Tử LỜI BÀN
Hết thảy động vật, thực vật cả đến người ta, mỗi loài mỗi giống thường có đặc tắnh riêng của loài ấy, giống ấy, cách trắ dù có tinh xảo cũng không thể bắt cho cả mọi loài, mọi giống cùng y như nhau cả. Suy như thế, thì bất cứ về mặt gì tắnh tình, phong tục cho đến cả tôn giáo, học thuật, ta không nên câu nệ chấp nhất một đường nào mà chỉ biết cái phải của ta, không rõ cái phải của người. Ta phải có lượng rộng dong được cả một cái, bao quát được cả mọi việc, thì ngõ hầu mới là người thông hiểu và sáng suốt vậy.
207. TRI KỶ
Thạch Phủ người nước Tề thời Xuân Thu, có tiếng là người giỏi. Anh ta phải tội oan, bị giam trói. Án Tử đi chơi, gặp ở đường, tháo một con ngựa đang đóng xe ra bán, để chuộc tội cho anh ta, rồi đưa lên xe đem ra về.
Về đến nhà, Án Tử chẳng hỏi han gì đến, vào ngay nhà trong rồi ở mãi không ra.
Thạch Phủ tức giận bỏ đi và nói rằng từ rày không bước đến nhà Án Tử nữa.
Án Tử nghe tiếng, ngạc nhiên, sử khăn áo chạy ra, tạ rằng:
- Tuy tôi chẳng ra gì, song cũng vừa gỡ được tội cho ông, sao ông lại vội cự tuyệt tôi thế.
- Không phải. Tôi nghe người quân tử gặp phải kẻ bất tri kỉ thì phải cực thân gặp được người tri kỷ thì được hả dạ. Tôi đã phải giam trói oan là tôi gặp phải kẻ bất tri kỷ. Tôi nay gặp được ông đã biết tôi mà chuộc cho tôi khỏi tội oan, thì ông là tri kỷ của tôi. Nếu tôi lại gặp phải người tri kỷ mà vô lễ thì thà rằng tôi cứ ngồi trong chỗ giam trói còn hơn.
Án Tử nghe ra bèn kắnh trọng Thạch Phủ, rồi sau tôn Thạch Phủ làm thượng khách.
Sử ký LỜI BÀN
Xem chuyện này ta trọng Thạch Phủ là người tinh đời và lại có tài, có khắ ngang nhiên nói thẳng băng mà không mất lòng ân nhân, lại còn nhân đó làm cho ân nhân biết giá trị của mình nữa. Ông vừa biết mình vừa biết người và giỏi cả khoa ngôn ngữ. Còn như Án Tử là người biết người mà lại có đức, có lượng. Bán ngựa để chuộc tội cho Thạch Phủ, thế là biết được anh hùng trong lúc còn trần ai và thương người như thể thương thân vậy. Phải Thạch Phủ nặng lời oán trách, mà ông xử lại kắnh trọng bội phần, thật là ái tài như mạnh (yêu quắ người hiền tài như yêu quắ mạng mình). Đáng phục lắm thay! Án Tử làm tướng nước Tề, suốt đời tận tụy quên cả bản thân; nhất là với việc bồi thực nhân tài để cho có người giúp dân giúp nước, ông lại càng hết lòng lắm.