Người làm quận trưởng một Quốc gia nếu mà bất nhân thì không thể nào nói phải với họ được nữa! Quốc gia suy yếu, ngoại biến đến nơi, họ vẫn cho là yên, thiên tai nhân họa xảy ra luôn luôn, họ không biết là hại, xa xỉ ăn chơi bạo ngược tàn ác đi đến con đường diệt vong, họ vẫn lấy làm vui sướng. Hạng bất nhân ấy, nếu còn nói phải được được với họ thì đã chả đến nỗi có những chuyện mất nước tan nhà.
Ngày trước có đứa trẻ hát câu:
Thương Giang chi thủy thanh hề, khả dĩ trạc ngã anh Thương Giang chi thủy trạc hề, khả dĩ trạc ngã túc.
Nghĩa là: nước sông Thương nếu mà trong thì ta đem giặt dải mũ ta. Nước sông Thương mà **c thì ta dùng để rửa chân ta.
Đức Không Tử nghe thấy bảo học trò rằng:
Chúng con nghe đấy: Nước trong thì tự khắc người ta mới giặt dải mũ, **c thì tự khắc người ta chỉ để rửa chân. Đó đều là do nước tự thủ cả. Ôi! Việc thiên hạ cái gì mà chẳng do tự thủ! Người ta tất tự khinh mình trước, rồi người ngoài mới khinh sau, nhà mình tất tự hủy nhà mình
trước, rồi người ngoài mới hủy sau, nước tất tự phạt nước mình trước, rồi người ngoài mới phạt sau.
Cũng tức như câu ở thiên Thái giáp: ỘThiên tác nghiệt, do khả vi. Tự tác nghiệt, bất khả hoặcỢ. Nghĩa là trời làm tai vạ còn tu tỉnh để mà tránh được, nếu mình gây ra tai vạ thì mình làm mình chịu, chẳng có thể trốn tránh mà thoái chết được.
Mạnh Tử. LỜI BÀN
Kẻ có quốc gia mà đã bất nhân thì tâm thần mê muội, công việc đảo điên, không còn biết phải trái là gì nữa, nguy cũng mặc, tai cũng mặc, đến mất đức cũng mặc. Kịp khi đã bại hoại, diệt vong rồi thì lại đổ cho mệnh trời, quy tội cho người, có biết đâu là tự mình gây nên mối họa cho chắnh mình cả. Có thân không biết tu, có nhà không biết trị, có nước không biết giữ, thế là khiến cho người ta khinh mình, bào cho người ta phá mình, mời cho người ta đánh mình. Ôi! Sự biến cố mấy khi tự dưng mọc ra đâu, muôn sự do tự mình gây nên hết cả. Nếu người có trách nhiệm giữ quốc gia nên nhớ lấy cái nghĩa Ộtự thủỢ để tránh lấy cái vạ Ộtự tácỢ.
202. Ngụy biện
Nước Tề có kẻ thờ vua, thân được vinh hiển, nhà được sung sướng. Khi vua có hoạn nạn, anh ta không chịu liều chết để cứu giúp vua.
Một hôm, anh gặp bạn cũ ở đường, người bạn cũ lấy làm ngạc nhiên, hỏi:
-Tôi cứ tưởng bác chết rồi, mà ra bác vẫn còn sống kia đấy ư? Anh ta thưa:
-Phải, tôi còn sống chứ. Phàm đi làm tôi tớ người ta chỉ cốt có lợi, mà chết theo người ta thì có lợi gì, cho nên tôi chả chết theo.
-Bác ăn ở như thế thì còn mặt mũi nào mà trông thấy người ta dưới chắn suối nữa?
-À, thế cứ như ông nói thì ra ông cho khi chết mắt đã nhắm rồi, mà vẫn còn trông thấy người ta được ư?
Ôi! Những người đời chịu ơn vua, mà chẳng tuẫn nạn vua đều là kẻ đại bất nghĩa. Thế mà khi có ai nói đến lại biện bác cái lẽ, tự cho mình là phải.
Thói thường ở một nước loạn, ý nghĩ có câu nói thường hay trái nhau. Lã thị Xuân thu.
LỜI BÀN
Bài này tác giả nói trung với vua đã kết luận rõ ràng ở dưới rồi. Nhưng ta còn có thể nhân đó bàn rộng ra mà nói được rằng: cái trò ở đời người chỉ vụ lợi, thì không còn biết nghĩa là gì nữa. Hoặc khi có ai giảng giải cho, thì lại tìm câu khéo nói, viện lý sự cùn để tế toái đi cho xong, vẫn tự cho mình là phải, là có lẽ.