- Chớ chắnh mình tự dối mình. Đại Học
- Ở đời có ba điều đáng tiếc: Một là hôm nay bỏ qua, hai là đời này chẳng học, ba là thân này lỡ hư.
Chu Hi
- Người ta sống trong một ngày, có được nghe một câu phải, trông một điều phải, làm một việc phải, ngày ấy mới không hư sinh. Trần My Công
- Sĩ phu mà ba ngày không xem sách, thì soi gương mặt mũi đáng ghét, nói chuyện nhạt nhẽo khó nghe.
Hoàng Đình Kiên
- Có học vấn mà không có đạo đức, thì là người ác; có đạo đức mà không có học vấn, thì là người quê.
La Tư Phúc
- Trăm công học bể, đến được bể, gò đống học núi, không đến được núi, là tại một đằng đi, một đằng đứng.
Dương Tử
- Thân dê mà lốt cọp, thấy cỏ thì thắch, thấy chó sói thì run, quên mất bộ da khoác là lốt cọp.
Dương Tử
- Không gì giỏi bằng hay bàn, không gì yên bằng hay nhẫn, không gì hơn bằng người có đức, không gì sướng thân bằng làm lành.
Hoàng Thạch Công
- Làm việc nghĩa thì chớ tắnh lợi hại, luận anh hùng thì chớ kể nên thua.
Lư Khôn
- Người biết "đạo" tất không khoe, người biết "nghĩa" tất không tham, người biết "đức" tất không thắch tiếng tăm lừng lẫy.
Trương Cửu Thành
- Chim mà mỏ quắp thì loài chim sợ; cá mà mồm ngoáp thì loài cá sợ; người mà ngọn lưỡi sắc sảo thì loài người sợ.
Hàn Thi Ngoại Truyện
- Yêu thì muốn cho sống, ghét thì muốn cho chết, mình không có quyền làm được sống chết, mà lúc thì lại muốn cho sống, lúc lại muốn cho chết, như thế thật là mê hoặc lắm.
- Yêu người ta mà yêu vô lý, thành ra làm hại người ta; ghét người ta mà ghét vô lý, thành ra làm hại cho thân mình.
Ngụy Thế Thụy
- Người quân tử, ta nên thân, song không nên quá chiều mà phụ họa; kẻ tiểu nhân, ta nên tránh, song không nên quá ruồng rẫy như hằn thù.
Thân Hàm Quang
- Đem cái thói kiêu căng khinh bạc đối đãi với người quân tử, thì tự mình làm cho mình thất đức; đem cái thói kiêu căng khinh bạc đối đãi với kẻ tiểu nhân, thì tự mình làm cho mình hại thân.
Tuân Sinh Tiên
- Người hay là thầy người dở, người dở là kẻ giúp cho người hay. Lão Tử
- Câu nói như tên, không nên bắn bậy, đã lọt vào tai ai, thì không tài nào rút ra được nữa.
Lục Tài Tử
- Ba ba, thuồng luồng, cho vực còn nông, làm tổ dưới đáy; chim cắt, diều hâu, cho núi còn thấp, làm tổ trên đỉnh; thế mà khi chết cũng chỉ vì một cái mồi.
Tuân Tử
- Vật trong thiên hạ chẳng gì mềm nhũn bằng nước, thế mà to vô hạn, sâu vô cùng.
Hoài Nam Tử
- Cắn chặt răng để chịu thiệt, đứng vững gót để làm người. Cổ Ngữ
- Người lòa cưỡi ngựa mù, nửa đêm đi ra chỗ ao sâu. Thế Thuyết
- Người đi đêm tuy không là gian, nhưng không thể cấm chó không cắn được.
Chiến Quốc Sách
- Cái bể tình dục, lấp mãi mà không đầy; cái thành sầu khổ, phá mãi mà không tan.
Khuyến Giới Toàn Thư
- Lâu nay đời vẫn làm đắm đuối loài người: cái "chắ" của ta là cái để độ thân ta, mà sóng gió không thể xiêu bạt vùi dập ta được.
Chúc Vô Công
- Đại cục tuy một ngày một bại hoại, chúng ta phải nên hết sức duy trì được phần nào hay phần ấy, còn ngày nào hay ngày ấy.
- Chim hồng, chim hộc, cất cánh bay xa là nhờ lông cánh, lông nhỏ trên lưng, lông tơ dưới bụng, mọc thêm một nắm bay chẳng cao hơn, rụng mất một nắm, bay chẳng thấp hơn.
Hàn Thi Ngoại Truyện
- Thiên hạ có người sợ bóng mình, ghét vết mình, cắm cổ mà chạy, vết lại nhiều, bóng lại càng nhanh, chẳng bằng đến chỗ rợp mà nghỉ, thì tự nhiên bóng mất hẳn, vết tuyệt ngay.
Mai Thặng
- Muốn giữ được lương tâm, nuôi được linh tắnh, cần phải chịu khổ, chịu phiền thì mới được thuần phục.
Lưu Trực Trai
- Điều dưỡng "cái khắ" lúc đang giận; đề phòng "câu nói" lúc sướng mồm; lưu tâm "sự nhầm" lúc bối rối; biết dùng "đồng tiền" lúc sẵn sàng.
Uông Thụ Chi
- Nói đương sướng hả mà nắn ngay được; ý đương hớn hở mà thu hẳn được, tức giận, ham mê đương sôi nổi, nồng nàn, mà tiêu trừ biến mất được; không phải là người rất kiên nhẫn, thì không tài nào được như thế.
Vương Dương Minh
- Ẩn ác, dương thiện là bậc thánh; thắch thiện ghét ác là bậc hiền; tách bạch thiện, ác quá đáng là hạng người thường; điên đảo thiện ác để sướng miệng dèm pha, là hạng tiểu nhân hiểm ác.
Chu Trung Trang Công
- Lập thân không gì khó khăn bằng làm thế nào cho khỏi tủi thẹn; thủ thân không gì khó bằng làm thế nào không điếm nhục; phòng thân không gì khó bằng làm thế nào cho ắt bệnh tật.
Tuân Sinh Tiên
- Người không có chắ như thuyền không lái, như ngựa không cương, trôi dạt lông bông không ra thế nào cả.
Vương Dương Minh
- Tài trai nên ngang dọc trời đất, không nên quanh quẩn xó nhà. Triệu Ôn
246. BẠT
1. Mấy trang viết sau cuốn sách này, lúc đầu định nói một đôi điều về triết học Trung Hoa xưa. Thế nhưng, nghĩ lại, thì thấy thực không phải chỗ. Vả lại đối với triết học Trung Hoa xua, mà nói mất trang, thì thà không nói là hơn. Cho nên chắ xin nói tản mạn đôi điều nhân cuốn sách được in lại, dù sao trong đó buộc lòng cũng phải có đôi câu về triết học.
2. Cuốn Cổ học tinh hoa này làm năm 1925. Năm đó, ở ta đã bỏ thi chữ Hán cả chục năm rồi. Hán học bắt đầu tàn. Các cụ Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân, soạn giả cuốn sách này, thuộc thế thệ những - ông đồ lỡ vận đó. Cụ Nguyễn Văn Ngọc mất đã lâu (1942), còn cụ Trần Lê Nhân tôi vẫn còn được gặp những năm sáu mươi ở Hà Nội. Yêu mến tinh hoa của nền văn minh Hán học, từ trong cái biển bao la của bách gia chư tử Trung Hoa xưa, hai cụ đã tìm lấy những hạt ngọc của văn chương, triết học và xâu thành một chuỗi ngọc đem hiến cho đời. Hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, cuốn
sách hầu như vẫn giữ nguyên giá trị. Đọc lại cuốn sách, ta sẽ có cảm giác gặp lại một người bạn cũ. Mỗi cuốn sách có số phận riêng của mình, đó là một câu châm ngôn la tinh. Cuốn Cổ học tinh hoa cũng có số phận của nó. Đó cũng chắnh là số phận của triết học và văn chương phương Đông cổ mà ắt lâu nay, do sự cất mình của các ―con rồng châu Á, dường như mọi người đang để tâm tìm hiểu.
Các nhà nghiên cứu phương Đông của thế giới, trong đó có các học giả Pháp, Mĩ và cả Liên Xô nữa, nay đều thấy tác dụng của Không giáo đối với sự phát triển kinh tế của nước Nhật. Đối với người Nhật hay đối với một số nước mà họ gọi là - Hán hóa khác (trừ Việt Nam) thì truyền thống đã không cản trở sự phát triển, trái lại các nước ấy đã biết biến truyền thống thành một thứ - mùn để ươm trồng lên đó những cây cố tươi tốt. Cái ông Khổng Tử mà bào lâu nay người ta nguyền rủa, người ta đấu tố (chúng ta vẫn nhớ những đợt ―phê Lâm đấu Khổng trong cách mạng văn hóa ở Trung Quốc vừa đây), hóa ra không đến nỗi tệ như thế! Hồi năm 1965, vào ngày 19-5 ngày sinh của mình cụ Hồ có đi thăm quê hương Khổng Tử. Và có bài thơ chữ Hán ghi lại cảm xúc, xin tạm dịch:
Mười chắn tháng năm thăm Khúc phụ
Thông già miếu cũ dấu xưa nhòa. Thế thần họ Khổng giờ đâu nhỉ? Leo lét bia xưa chút ánh tà. Nguyên văn:
Ngũ nguyệt thập cửu phỏng Khúc phụ
Cô tùng cổ miếu lưỡng y hi. Khổng gia thế lực kim hà tại? Chỉ thặng tà dương chiếu cổ bi.
Dương như có chút cảm thương, hoài cổ bằng bạc trong bài thơ. Mà thực ra. Khổng Tử nào có tội tình gì? Ông ta là một gương mặt tiêu biểu của triết học Trung Hoa xưa, một nhà nhân văn một nhà triết học lớn. Các triều đại phong kiến lợi dụng học thuyết của ông, xuyên tạc cái ―bản lai diện mục của ôngẦ thế thôi.
Nhưng ngoài Khổng Tử, còn có bao nhà triết học khác. Một điều mà các học giả thế giới lưu ý, là chữ Hán, thứ chữ lâu nay ta bỏ xó, lại là một
công cụ rất tốt của tư duy, một thứ chữ làm thông minh người học nó ( và điều này họ đã có thì nghiệm), một thứ chữ của tương lai, của thời đại điện toán! Chỉ tội nghiệp các cụ đồ trong thơ Vũ Đình Liên, trong đó có cụ Trần Lê Nhân và bao nhiêu cụ khác, những bậc túc nho đáng kắnh nhưng sinh bất phùng thời!
Đến hết thế kỉ này thì tổng sản phẩm kinh tế của các nước gọi là Hán hóa sẽ vượt Tây Âu, vượt Mĩ! Mà sở dĩ có thế một phần là nhờ như ở Nhật Ờ theo lời một nhà bác học Liên Xô Ờ họ giữ lại thành phần chữ vuông ( chữ Hán) trong văn tự của mình! Thật là một - chuyện như đùa! Nhưng không, các học giả này nghiêm túc đấy! Liệu sau này chúng ta có sửa đồi gì được cái định kiến ngốc nghếch của chúng ta về Hán học, và nói chung về nền văn minh phương Đông mà chúng ta ― bụt chùa nhà không thiêng, chúng ta quá coi thường. Cuốn sách này được in lại, biết đâu là để sửa lại đôi chút sai lầm tai hại ấy.
3. Trước khi là một tuyển tập những đoản văn triết học. CỔ HỌC TINH HOA là một cuốn sách của những câu chuyện thường ngày mà chúng ta hằng quan tâm đồng thời cũng là cuốn sách của những vấn để đạo đức muôn thuở. Thời đại chúng ta dầu khác biệt bao nhiêu đi nữa nhưng phải đâu những câu chuyện của cái thời thơ ấu ấy của nhân loại không còn làm chúng ta thú vị.
Mà trong cuốn sách này có biết bao nhiêu thú vị như thế! Chuyện ống Tử Lộ ăn ở có hiếu với cha mẹ - ngày trước lúc song thân còn, cơm thường dưa muối, đường xa trăm dặm, phải đội gạo về nuôi song thânẦ Ờ cái ông Tử Do mà Khổng Tử cho là - hiếu dũng ấy, sao - người đến thế! Chuyện thnh bạn giữa Quản Trọng- Bảo Thúc: ―sinh ta ra là cha m ẹ biết ta là Bảo Thúc là chúng ta suy ngẫm về trạng thái nhân thế của xã hội đời nay! Chuyện người vợ chê anh chồng đánh xe ngựa cho tể tướng mà vênh váo, bị chị vợ giảng cho một bài học thấm thắa, chuyện - chắnh sách tàn bạo khốc hại hơn cả hổ, chuyện Dương Chấn làm quan không chịu nhận hối lộ : - Xin ngài cứ nhận cho. Bây giờ đêm khuya không ai biết. Ờ - Trời biết đất biết, ông biết, tôi biết, sao lại bảo không ai biết?. .
Hối lộ, sao giống thới nay thế! Nhưng những người như Dương Chấn đời nay vẫn còn đấy chứ?
Còn cái chuyện - Đông Quách tiên sinh thổi sáo nữa mới thật vui: ông ta không biết thổi sáo, nhưng cũng đứng lẫn vào giữa đám người thổi sáo để kiếm ănẦ Về sau, vua mới lên không muốn nghe hòa tấu sáo như cũ, chỉ muốn nghe độc tấu, nên ông ta phải rút lui êm. Có khác gì khối cán bộ ta trong biên chế quan liêu bao cấp ngày nay đâu! Những chuyện như thế tuy là cổ xưa của nhân loại, lại giúp ta suy ngẫm chuyện đời nay.
Cổ học tinh hoa phong phú về đạo lý, trước khi phong phú về triết lý. 4. Hàng chục thế kỉ trước công nguyên, những đốm lửa của một trong những nền văn minh cổ đại của nhân loại đã cháy lên và bứng sáng suốt hàng chục thế kỉ.
Cho đến nay đã có nhiều cách giải thắch khác nhau về nguồn gốc của nền văn minh đó. Một cách đơn giản nhất thì chúng ta có thế nói như thế này: trên cái đại lục mà người Trung Hoa xưa quan niệm là tất cả
―thiên hạ ấy, do sự phồn vinh của kinh tế, đã đẻ ra được một tầng lớp tri thức, những người chuyên hoạt động tinh thần.
Tầng lớp ấy hẳn là đông đảo lắm. Truyền thuyết nói Khổng Tử từng dạy trước sau đến ba nghìn học trò (chắc không nhiều đến như vậy!), số môn khách ở nhà Bình Nguyên Quân là mấy ngàn và ở Tắc Hạ một trung tâm nghiên cứu, có hàng trăm học giả nổi tiếng. - Trăm nhà đã
― đua tiếng chung quanh bao nhiêu vấn đề của thời đại. Họ truyền bá học thuyết thông qua đào tạo học trò, họ tranh luận, họ đi lại sớm. Sở tới Tần để tìm người sử dụng mình. Trung Hoa cổ đại đã đánh thức và náo động bởi các nhà triết học, các nhà văn.
Nói là - trăm nhà thực ra theo sự phân loại của Tư Mã Đàm, cha Tư Mã Thiên, thì có sáu nhà lớn; còn theo sự phân loại của Lưu Hâm, một đại học giả đời Hán, thì có mười nhà đại để thì có thể kể như chúng ta thường quen thuộc: Nho gia( phái của những học giả kể thừa văn hóa cổ). Đạo gia( các ẩn sĩ), Mặc gia (các hiệp sĩ) , Danh gia (các biện sĩ), Âm Dương gia
(các nhà vũ trụ luận), Pháp gia (các nhà làm luật)Ầ. Còn Tiểu Thuyết gia những người chuyên ―lượm lặt lời lẽ trong làng xóm, nơi đầu đường xó chợ (Tiền Hán thư: Nghệ văn chắ), xếp cuối cùng ( chữ tiều thuyết mà ta dùng để dịch chữ roman trong tiếng châu Âu là xuất xứ từ chữ này).
Các nhà ấy đều có mặt gần đủ trong cuốn sách nhỏ này.
Nhưng các soạn giả không chỉ tập họp các mẩu văn chung quanh các chư tử. Ngoài tản văn chư tử thì còn có tản văn lịch sử mà tiêu biểu là Tả truyện, Chiến quốc sách, Án Tử Xuân Thu, Lã Thị Xuân ThuẦ sau đó là Sử ký, sau đó nữa là một ắt văn chương của Đường, TốngẦ Cái gốc là Tả truyện, Chiến quốc sách: - Văn chương đời sau, bao nhiêu thể loại đều có sẵn ở thời Chiến quốc cả rồi (lời Chương Học Thành, đời Minh).
Thực ra thì sự tập họp ở đây không có hệ thống và cũng không có đầy đủ các diện mạo.
5. Trong các phần tử tạp của các nhà trong sách này, làm sao ta có thể nhận diện, phân biệt họ với các người đương thời, chủ yếu trên phương diện tư tưởng triết học?
Đọc câu chuyện về Đặng Tắch ( Truyện 11) theo ngôn ngữ thông thường ngày nay, ta sẽ gọi là - thầy dùi ,là anh ―đón xóc nhọn hai đầu. Quả có thế. Ông ta làm thầy kiện: - việc lớn thì đòi một cái áo, việc nhỏ thì đòi một cái quần. Dân đưa áo, đưa quần để học kiện, không kể xiết. Lấy trái làm phải, lấy phải làm trái, phải trái không chừng, đến nỗi việc được hay không mỗi ngày mỗi đổi (Lã thị xuân thu). Đó là những - biện giả tiến thân của học phái triết học gọi là Danh gia: - Danh gia bới móc, ràng buộc khiến người ta không cãi ý họ được (Sử Ký) - họ làm khốn cái biết của trăm nhà, làm cùng cái biện của mọi miệng ( xem Trang Tử)- Danh và Thực, từ tương quan này đặt ra những vấn đề nghịch thường, nhưng những vấn để nghịch thường ấy, trong triết học là khởi điểm của thuyết tương đối rất sâu sắc biện chứng mà Huệ Thi, một nhà triết học, bạn thân của Trang Tử, chủ trương.
Thế là mỗi một câu chuyện trong sách này ẩn chứa một kho tàng triết học. Đọc câu chuyện con vua trốn vào hang, người nước Việt đem là ngải
hun hang, bắt về làm vua, mà dùng dằng không chịu về; đọc câu chuyện Tái ông thất mã, chuyện Hứa Do rửa tai khi nghe Nghiêu nhường thiên hạẦ ta biết đó là tinh thần của Đạo gia, của Lão Tử, Trang TửẦ Những nhà triết học này, chủ trương ―vô vi, thuận theo tự nhiên, tôn trọng quy