ĐỌC SÁCH CỔ

Một phần của tài liệu Co Hoc Tinh Hoa 2 (Trang 33)

Vua Hoàn Công đọc sách ở nhà trên. Có người thợ mộc đang đẽo bánh xe ở nhà dưới, nghe tiếng đọc, bỏ chàng, đục chạy lên thưa vua rằng:

- Cả dám hỏi nhà vua đọc những câu gì thế? Hoàn Công nói: Những câu của Thánh nhân.

- Thánh nhân hiện nay còn sống không? - Đã chết rồi.

- Thế thì những câu nhà vua học chỉ là những tao phách của cổ nhân đấy thôi.

- À anh thợ! Ta đang đọc sách, sao dám được nghị luận? Hễ nói có lý thì ta tha, không có lý thì ta bắt tội.

Người thợ mộc nói:

- Tôi đây cứ lấy việc tôi làm mà suy xét, khi đẽo cái bánh xe, để rộng thì mộng cho vào dễ, nhưng không chặt; để hẹp thì mộng cho vào khó, và không ăn. Còn làm không rộng, không hẹp, vừa vặn đúng mực thì thật tự tâm tôi liệu mà nẩy ra tay tôi làm, như đã có cái phép nhất định, chớ miệng tôi không thể nói ra được. Cái khéo ấy tôi không có thể dạy được cho con tôi, con tôi cũng không thể học được tôi. Bởi thế tôi năm nay đã bảy mươi tuổi mà vẫn giữ nghề đẽo bánh xe.

Người đời cổ đã chết, thì cái hay của người đời cổ khó truyền lại được, tưởng cũng đã chết cả rồi. Thế thì những câu nhà vua học thật chỉ là những tao phách của cổ nhân mà thôi.

Vua cho người thợ mộc nói là phải. Trang Tử

Hoàn Công: vua giỏi nước Tề thời Xuân Thu LỜI BÀN

Đọc sách cũng như xem người, xem người mà cứ câu nệ hình, sắc, danh, thanh thì không bao giờ biết rõ được ỘtìnhỢ người, mà có khi lại phải người ta làm cho ngu nữa. Ta học mà cứ bo bo ở ngôn ngữ, văn tự thì bao giờ biết hết được ý sách, vì cái hay nhiều khi miệng không thể nói ra được, bút không thể tả hết được. Ta đọc sách mà tâm ta không lĩnh hội được cái ý ở ngoài câu nói của cổ nhân, thì ta không thể tu kỷ, không thể trì nhân được, chẳng qua chỉ làm cho loạn cái tắnh của ta mà thôi. Những kẻ hay mượn bã giả của cổ nhân để buông ra những học thuyết dông dài làm ra sách vở để dạy đời, ta tưởng cũng lầm lắm.

Trong bài này, ý Trang Tử cũng như ý Tuân Tử muốn phản kháng lại cái lỗi học của đời bấy giờ, chỉ biết lấy ỘcổỢ làm cốt mà bỏ quên mất cái ỘkimỢ chỉ biết cho những thánh nhân như Nghiêu, ThuấnẦtự đời nào là phải, chứ không cho người chắnh thời nay còn được địa vị nào nữa. Như thế không khỏi gọi là thiên vậy. Câu nói của người lao công này chắnh xác và thực tế lắm. Người đi học chỉ chuộng hư văn, không có thực học tưởng cũng thẹn lắm thay!

161. MẤT DÊ

Người láng giềng nhà Dương Chu mất một con dê, đã sai hết cả người nhà đi tìm, lại sang nói với Dương Chu mượn người nhà cho đi tìm hộ.

Dương Chu nói: Ôi! Sao có mất một con dê mà cho những bao nhiêu người đi tìm?

Người láng giềng đáp: Vì đường có lắm Ộngã baỢ. Khi các người đi tìm dê đã về, Dương Chu hỏi:

- Có tìm thấy dê không? Người láng giềng đáp: - Không

- Tại đường đã lắm ngã ba, theo các ngã ba đi một chốc lại có nhiều ngã ba khác. Thành không biết đi vào đường nào để tìm thấy dê, phải chịu về không cả.

Ấy đường cái chỉ vì lắm ngã ba mà dê mất không tìm thấy. Người đi học cũng vậy, chỉ vì dễ mê muội mà mất cả lương tâm.

Liệt Tử

GIẢI NGHĨA

Dương Chu: người thời Chiến Quốc, xướng lên học thuyết Ộvị ngãỢ trái với học thuyết Ộkiêm áiỢ của Khổng Tử.

LỜI BÀN

Người đi học mà không suy xét cho tinh, cái gì cũng tham muốn cả thì không bao giờ học cho thực đến nơi đến chốn được! Vì cái tâm con người có một, cái sức hoạt động của người cũng có hạn nên phân tán ra nhiều nơi, dùng sự hoạt động vào nhiều loại, tuy rằng học nhiều biết nhiều thật, nhưng chẳng qua chỉ hời hợt trên mặt, gọi là biết qua loa chút ắt thôi. Sao cho bằng chỉ chuyên tâm học về một mặt nào, mà học cho đến cùng kỳ sự học, sự biết mới là chắc chắn sâu xa và có giá trị vậy. Sự học cũng như nhiều sự khác quắ hồ tinh bất quắ hồ đa.

162. THỰC HỌC

Hết thảy mọi việc, việc gì cũng có tình hình thực sự. Làm thì làm thực sự, chớ vụ hư danh.

Hết thảy câu nói, câu gì cũng có điểm mầu nhiệm. Nói thì nói cho ra nói, chớ vọng ngôn.

Hết thảy mọi vật, mỗi vật có cái lý rất phải. Nếu không hiểu rõ lý ấy, thì nhận xét dễ sai lầm mà thành mê muội.

Hết thảy mọi người, mỗi người ta có một cách để cư xử đối phó, nếu không biết xử thì dễ sinh ra bất hòa, rồi chán ghét nhau.

Người đi học cần cái gì, chỉ cần học làm cho có sự thật, học nói cho khỏi vọng ngôn, học xử với mọi người cho phảiẦHọc chỉ học thế thôi. Không chỗ nào không phải là chỗ học, không lúc nào không phải là lúc học, không tâm niệm nào không phải là tâm niệm để học. Cố học cho được hiểu trọn vẹn, chớ hiểu dở dang, cố học cho kỳ được, học cho đến nơi đến chốn, chớ có tự mãn tự túc. Thế mới đáng gọi là người học giả.

Khuyết Danh LỜI BÀN

Thực học là lối học thực tế, học cho mở mang trắ thức, học cho dầy dặn năng lực, để thành tài để ra người, để làm người hữu dụng: Nhỏ thì hữu dụng cho xã hội, to thì hữu dụng cho quốc gia, cho thiên hạ.

Thực học trái người với lối học hư văn là lối tục học, phù hoa khinh bạc, lòe đời nịnh đời, chỉ tổ tự hại và hại tha, tuyệt không có gì là hữu dụng cả. Thế cho nên người đi học thì nhiều, người hữu dụng thì ắt; đời mới than phiền: Ộhiếm nhân tài!Ợ.

Một phần của tài liệu Co Hoc Tinh Hoa 2 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w