Ông Phạm Trọng Yêm, người nhà Tống, làm quan đến Tể Tường mà vẫn nghèo suốt đời, tắnh ông trọng nghĩa, khinh tài, thắch làm việc bố thắ nhất là đối với người trong họ lại càng hậu lắm. Ông để dành lương bổng, mua được một thửa đất làm nghĩa trang để lấy hoa lợi cứu người nghèo khó trong họ. Phàm việc tang tóc cưới xin của chúng, ông đều lo liệu đỡ cho hết.
Con ông là Thuần Nhân, đức tắnh cũng như ông. Lúc ông làm quan ở Khai Phong, để dành được năm trăm thùng thóc, sai Thuần Nhân đem về quê. Thuần Nhân đi đến Đan Dương gặp người bạn cũ của cha là Thạch Man Khanh, nhà đã cùng quẫn, chẳng may gặp ba cái tang một lúc, Thuần Nhân giúp cho cả năm trăm thùng thóc. Hai con gái Man Khanh lớn tuổi
mà chưa gả bán xây dựng, không chỗ nương tựa. Nhân Thuần cho nốt cả cái thuyền.
Đến lúc về nhà cha hỏi: - Con đi có gặp ai không?
Thuần Nhân thưa: Ờ Con đi đến Đan Dương có gặp Thạch Man Khanh nhà nghèo khổ, lại gặp lúc liền ba cái tang, hai con gái lớn không có gì để gây dựng, con có tự tiện cho cả năm trăm thùng thóc mà còn chưa đủ.
Ông bảo: Ờ Thế sao con không cho nốt cả cái thuyền? Thuần Nhân thưa: Ờ Con cũng đã cho cả cái thuyền rồi. Ông khen phải rồi nói: Ờ Cứ như thế mới đáng là con ta. Phạm Trọng Yêm Truyện
GIẢI NGHĨA
Phạm Trọng Yêm: bực danh thần nhà Tống, có chắ to gánh vác việc đời, lo thì lo trước khi thiên hạ lo, vui thì sau khi thiên hạ vui
Trọng nghĩa: lấy điều phải làm trọng mà hết sức làm
Khinh tài: cho của cải là thường, không để cho của lấn được nghĩa LỜI BÀN
Làm quan đến bậc tể tướng mà nhà vẫn nghèo, thế là thanh liêm đáng trọng. Để dành được đồng nào lại đem bố thắ cho kẻ nghèo khổ, thế là nhân đức, đáng trọng hơn nữa. Có năm trăm hộc thóc cho cả thế là thương người, đáng phục. Có chiếc thuyền mình đi cũng cho nốt, thế là quên mình đáng trọng hơn nữa. Rõ ràng cha nào con nấy; hai cha con ông Phạm Trọng Yêm thật là có lòng nhân ái, hiểu thấu cái nghĩa cứu kẻ khốn cùng, giúp người tai nạn là việc vui lòng nhất ở đời. Cho nên ta có câu:
Sướng gì hơn sướng làm lành,
Cho bao nhiêu của để dành bấy nhiêu.