Muôn vật một thể

Một phần của tài liệu Co Hoc Tinh Hoa 2 (Trang 133)

Trời là cha, đất là mẹ chúng ta được cái khắ trời đất mới thành ra người. Ta nghĩ thân ta thật là nhỏ mọn mà được ở trong vòng trời đất, to lớn bao la. Cái khắ của trời đất tức là hình ảnh của ta, cái lý của trời đất tức là tắnh của ta.

Người ta với muôn vật cùng sinh ra ở trong trời đất, thế thì cái gì có hình đều là khắ của trời đất, cái gì có tắnh để là lý của trời đất. Vậy người với người là đồng loại, thời ta coi nhau như anh em ruột cả. Trong vạn vật, giống hữu tri, giống vô tri so với người tuy khác, song cũng tự trời đất sinh ra, thì ta cũng coi như một bọn với ta cả.

Phàm người trong trời đất đã là con trời đất hết, thì vua, ta coi như người anh cả, đại thần, ta coi như người giúp anh cả, cụ già ta kắnh, là cốt quý bậc tôn trưởng ta, trẻ bé ta thương, là cốt yêu đàn con trẻ ta, bậc thánh là anh em ta mà giống cha mẹ ta, bực hiền là anh em ta mà giỏi hơn ta, còn những người ốm đau, tàn tật, cô độc, góa bụa đều là anh em ta mà vất vả khổ sở, không biết nương tựa vào đâu vậy.

Trương Hoành Cừ. GIẢI NGHĨA

Lý: cái lẽ cường kiện( mạnh mẽ) của trời nhu thuận( mềm mỏng êm ái) của đất.

Đồng loại: cùng một loài.

Giống hữu tri: giống có biết, có càm giác như chim muôngẦ

Giống vô tri: giống không biết, không có cảm giác như cây cỏ, đất, đá. Đại thần: quan to, đây nói ông tướng giúp vua trị dân.

Cô độc: cô: mồ côi, không cha không mẹ một mình không con cái. Trương Hoành Cừ: tức là Trương Tái, người đời nhà Tống, trước có làm quan, sau về dạy học, ông là một nhà học giả giỏi có tiếng đời bấy giờ, có làm sách Chắnh Mông và Đông Minh, Tây Minh. Bài này trắch ở trang Tây Minh

LỜI BÀN

Ta xem bài này, hãy gác cái thuyết trời đất và khắ lý ra ngoài, vì chưa thể nói rõ cái thuyết ấy cho đúng với khoa học tiến bộ này. Ta chỉ nên nhận tác giả nhân cái khởi điểm khắ, hình, lý, tắnh ấy mà cho muôn vật ở đời cùng chung một gốc tắch, cùng bẩm thụ của một cha mẹ là trời đất. Câu nói ấy thực là rõ cái nghĩa ―vạn vật nhất thể có cái lòng bác ái vậy. Riêng trong nhân loại, tuy có chia ra tôn ti, lão ấu chắ thành, chắ ngu, nhưng cũng là một loài người cả, thì nên coi cả trong nước như một người, cả thiên hạ như một nhà, kắnh nhường, yêu, thương nhau, giúp đỡ, đùm bọc nhau. Còn các giống động vật khác cùng thực vật, khoáng vật, hết thảy giống hữu tri vô tri đều là cùng ta ở trong trời đất cả. Ước ao cái học thuyết này một ngày một lan rộng ra, thì phúc cho loài người và thỏa cho cái hi vọng cổ nhân lắm.

242. TỰ TỈNH

Người ta, tối đến, trước khi đi ngủ thử kiểm xét xem trong một ngày: Ăn ở với cha mẹ đã hết lòng chưa?

Đối đãi với kẻ dưới đã hay thể tất chưa? Xử với anh em đã hay hòa thuận chưa? Đối với vợ con đã hay yêu quý chưa?

Chơi với bạn bè đã hay tránh kẻ dở, gần người hiền chưa? Nói ra câu gì, đã hay không thẹn với lương tâm chưa?

Làm công việc gì, đã hay không trái với lương tâm chưa? Đãi người ngoài đã hay không thất lễ chưa?

Hết thảy việc gì, việc gì cũng nghĩ để xử cho chu đáo, ngõ hầu mới xứng đáng làm người mà không xấu hổ.

Từ Mi Vân LỜI BÀN

Bài Tự Tỉnh của Mi Vân đây cũng tương tự như bài Kiểm soát lương tâm của Franklin. Trong bài nói thiệp liệp đủ cả trong nhà thì cha *** vợ con, anh em, tôi tớ, ngoài thì bạn bè, thiên hạ kịp đến cả câu nói việc làm. Nghĩa là đủ cả mọi hạng người mình giao tiếp hàng ngày, mình có bổn phận phải giữ cho trọn vẹn cùng những việc suy nghĩ, nói năng, hành động nữa. Nếu trước khi đi ngủ, ai ai cũng chịu kiểm soát lại lương tâm mình như thế cả, để sửa đổi lại tắnh mình cho hay hơn lên, thì lo chi đời hiếm người tốt mà xã hội ngày không một bước gần đến nhân đạo, nhân loại mỗi ngày không tiến mãi đến hạnh phúc được.

Một phần của tài liệu Co Hoc Tinh Hoa 2 (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w