Phần thực hiện trên lớp

Một phần của tài liệu Giáo án mĩ thuật 8 (Trang 72)

IV. Nhận xét giờ kiểm tra

B. Phần thực hiện trên lớp

I. Kiểm tra bài cũ: (không)

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2 phút)

Mĩ thuật phương Tây cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX chứng kiến sự ra đời kế tiếp nhau của các trường phái mĩ thuật. Khởi đầu là trường phái hội họa ấn tượng, trường phái hội họa ấn tượng có tư tưởng mới đoạn tuyệt với cách vẽ truyền thống. Để hiểu rõ hơn và thấy được sự đóng góp của trường phái hội họa ấn tượng cho nền nghệ thuật hiện đại. Giờ hôm nay…

13phút * Hoạt động 1: Một số đánh giá về trường phái hội

họa ấn tượng

? - Vì sao lại gọi là trường phái hội họa ấn tượng ? - Trường phái hội họa ấn tượng là cái mốc quan trọng trong sự phát triển của mĩ thuật châu âu. Nó đánh dấu một giai đoạn mới

Trường phái hội họa ấn tượng đã sản sinh ra những họa sĩ tên tuổi cùng các tác phẩm mĩ thuật đóng góp cho kho tàng lịch sử mĩ thuật thế giới

10phút * Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tác giả tác phẩm tiêu

biểu 1. Họa sĩ Mô Nê (1840-

1826)

? - Hãy trình bày những hiểu biết của mình về họa sĩ Mô Nê

GV Họa sĩ là người hăm hở miệt mài nhát là những khám phá về ánh sáng và màu sắc có thể vẽ đi vẽ lại một cách nhiều lần với những thời gian và không gian khác nhau. Ông quan tâm tới vẻ đẹp tươi rói rực rỡ của cảnh vật bằng nét bút phóng khoáng

- Các tác phẩm tiêu biểu: ấn tượng mặt trời mọc, Nhà thờ lớn ở Ru văng, Hoa súng… - Giới thiệu bức tranh: ấn tượng mặt trời mọc

? - Nội dung tranh vẽ gì? - Vẽ cảnh buổi sớm

? -Em cảm nhận được gì khi xem bức tranh? Giáo viên bổ xung

- Cùng với màu sắc, nét bút ngắn đoạn rời rạc, nghệch ngoạc trên sóng nước tạo nên sự sống động trên tác phẩm. Tất cả cảnh vật trong tranh như chuyển động mặt nước long lanh phản chiếu và thu hút ánh sáng đã tỏa ra nhiều sắc thái khác nhau. Cảnh vật thiên nhiên lúc mặt trời mọc như còn mờ hơi sương đang từ bừng sáng

iTác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Mô

Nê và mở đường cho trường phái hội họa ấn tượng

- Các họa sĩ tiêu biểu Matít xơ

Va la manh, Đuy phi

8phút 2. Họa sĩ Ma Nê (1832-1883

Pháp) ? -Em biết gì về họa sĩ Ma Nê

Giáo viên: Xuất thân trong giới thượng lưu, họa sĩ là người lịc lãm, học vấn uyên bác là bậc thầy uy tín với đồng nghiệp trẻ. Là người dẫn dắt và hướng họ tới đời sống hiện đại bằng ngôn ngữ hội họa trực cảm nhạy bén. Có thể gọi họa sĩ là “thế hệ bản lề” tạo điều kiện cho cánh cửa mĩ thuật mở ra cuộc gioa lưu giữa thế hệ

- Là người có đóng góp rất lớn và giữ vai trò quan trọn trong trường phái hội họa ấn tượng

cũ và mới

- Các tác phẩm tiêu biểu: Bữa ăn trên cỏ, Buổi hòa nhạc Tuy lơ…

? - Em nhận xét gì về bức tranh

Giáo viên: Bức tranh được sáng tác năm 1862 đã trở thành mục tiêu công kích dữ dội của các họa sĩ hàn lâm đương thời. Bức tranh được gửi đi triển lãm tranh ở Pháp năm 1963 nhưng bị loại bỏ hội đồng nghệ thuật lúc bấy giờ đánh giá quá thấp về nội dung nghệ thuật - Đối với các họa sĩ ấn tượng đây là tác phẩm nổi tiếng iBức tranh là bước ngoặt quan trọng của hội họa phương Tây cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX nó mở đầu cho trường phái hội họa ấn tượng

9phút 2. Họa sĩ Van Gốc (1853-

1980 Hà Lan) ? - Hãy cho biết một vài nét về thân thế và sự nghiệp của

họa sĩ Van Gốc - Là một họa sĩ tiêu biểu của

trường phái hội họa ấn tượng có ảnh hưởng tới thế hệ họa sĩ sau này

Giáo viên: Ông sinh ra trong một gia đình mục sư nghèo, ông đã sống hết mình cho nghệ thuật chỉ trong vòng 10 năm ông đã vẽ được hơn 800 bức tranh tuyệt đẹp

- Tranh của họa sĩ có nhiều nét đặc biệt: màu sắc rực rỡ phối hợp với hình cộng với nét bút mạnh mẽ không gian căng tràn đã tạo ra trong tranh đầy kịch tính

- Các tác phẩm tiêu biểu: Cánh đồng Ôvơ, Hoa hướng dương, Đôi dày cũ, Quán cà phê đêm…

Giáo viên cho học sinh tranh

4. Họa sĩ Xơ Ra (1857-1891. Pháp)

? - Họa sĩ Xơ Ra là người như thế nào trong trường phái hội họa ấn tượng?

Giáo viên giới thiệu bức tranh: Chiều chủ nhật Gơ răng giát tơ (tranh sơn dầu)

- Bức tranh tiêu biểu cho “Hội họa điểm sắc” trong tranh họa sĩ vẽ hàng vạn chấm nhỏ li ti các độ màu với đậm nhạt thay đổi để tạo hình khối và ánh sáng. Vì vậy người ta gọi ông là cha đẻ của hội họa điểm sắc

- Bức tranh được vẽ trong 3 năm (1884-1886)

- Là một trong những họa sĩ nổi tiếng của trường phái hội họa ấn tượng

5phút * Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập

? - Hãy kể tên các họa sĩ trong bài và hãy nói đôi nét về một họa sĩ mà em thích nhất GV - Nhận xét bổ xung tóm tắt một số ý chính

2phút III. Hướng dẫn học sinh học ở nhà

- Chuẩn bị bài sau: + Sưu tầm tranh tĩnh vật + Giấy vẽ, chì tẩy, màu vẽ

+ Mỗi nhóm một lọ hoa, 2 quả, lưu ý chọn lọ, hoa quả cho phù hợp về kích thứơc và màu sắc

Ngày soạn:….../……./200… Ngày giảng:…..../….…./200… Tiết 30: Vẽ theo mẫu

vẽ tĩnh vật (lọ hoa và quả) - vẽ màu

A. Phần chuẩn bịI. Mục tiêu bài học I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

Học sinh biết cách vẽ tĩnh vật màu

2. Kỹ năng:

Vẽ được tranh tĩnh vật màu đơn giản theo ý thích

3. Giáo dục:

Thấy được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật

II. Chuẩn bị:

1. Thầy:

- Hình gợi ý cách vẽ màu

- Tranh vẽ tĩnh vật của họa sĩ và học sinh 2 màu vẽ khác nhau

2. Trò:

- Sưu tầm tranh tĩnh vật - Giấy vẽ, chì tẩy

III. Phương pháp dạy học

- Trực quan - Luyện tập

B. Phần thực hiện trên lớp

I. Kiểm tra bài cũ (1 phút)

- Kiểm tra đồ dùng của học sinh

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1 phút):

ở chương trình học kì 1 chúng ta đã tìm hiểu và thể hiện một bài vẽ tĩnh vật (lọ hoa và quả) vẽ màu. Để chúng ta hiểu rõ hơn và vẽ được đẹp hơn bài vẽ này. Giờ hôm nay…

2. Nội dung bài.

7phút * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét I- Quan sát nhận xét

- Giáo viên giới thiệu một vài tranh tĩnh vật lọ hoa và quả ? - Nội dung tranh vẽ gì?

? - Cách sắp xếp hình ảnh trong tranh như thế nào ? ? - Màu sắc trong tranh được sử dụng ra sao?

? - Tranh nào đẹp? Vì Sao? - Hướng dẫn học sinh chọn mẫu

? - Em hãy chọn và bày một mẫu vẽ (2 nhóm)

- Gọi một vài học sinh lên nhận xét điều chỉnh cho hợp lí

? - Vị trí của các vật như thế nào ? - Quả đặt trước, lọ hoa sau

các đường cong mềm mại - Phần hoa chiếm 1/2 khung hình

? Màu sắc trên mẫu như thế nào ?

Màu sắc trên mẫu có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau

- Màu sắc: lọ màu nâu, quả đỏ+ xanh, hoa vàng 10phút * Hoạt động 2: Hướng dẫn học cách vẽ màu II- Cách vẽ màu

1. Vẽ hình ? - Nhắc lại các bước các tiến hành của vẽ theo mẫu?

Giáo viên nhắc lại và yêu cầu học sinh vẽ như các bài vẽ trước (không nên vẽ quá chi tiết)

- Hướng dẫn học sinh vẽ trên đồ dùng

2. Vẽ màu ? - Chúng ta tiến hành vẽ màu như thế nào ?

Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ màu trên đồ dùng kết hợp với quan sát mẫu

- Vẽ phác mảng đậm nhạt - Vẽ màu đậm trước từ đó tìm ra các độ đậm nhạt tiếp theo

? - Màu chính ở mẫu là màu gì?

Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm màu trên từng đồ vật theo các độ đậm nhạt

Vẽ màu nền 23phút * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài III. Bài tập

Giáo viên quan sát theo dõi học sinh vẽ, gợi ý học sinh cách vẽ hiình, vẽ các mảng màu, cách tìm màu và vẽ màu - Lưu ý học sinh: Tương quan màu đặt cạnh nhau, tránh các màu tương phản tách bạch nhau quá

- Vẽ tĩnh vật (lọ hoa và quả) vẽ màu

+ Vẽ màu nền: Cần chú ý đến độ đậm nhạt ở các vị trí khác nhau để tạo không gian cho bài vẽ

5phút * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập

- Chọn một số bài đã hoàn chỉnh dán lên bảng ? - Trong những bài vẽ trên em thích bài nào? Vì sao? ? - Em hãy chấm điểm các bài vẽ

Giáo viên nhận xét bổ xung chấm điểm một số bài vẽ tốt

1phút III. Hướng dẫn học ở nhà

- Vẽ một tranh tĩnh vật theo ý thích - Sưu tầm tranh tĩnh vật màu

- Chuẩn bị bài sau: + Mẫu vẽ

+ Sưu tầm tranh tĩnh vật màu xé dán + Giấy màu hồ dán

Ngày soạn:….../……./200… Ngày giảng:…..../….…./200… Tiết 31: Vẽ theo mẫu

xé dán giấy lọ hoa và quả

A. Phần chuẩn bịI. Mục tiêu bài học I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

Học sinh biết cách vẽ tĩnh vật màu (lọ hoa và quả)

2. Kỹ năng:

Xé được tranh tĩnh vật đơn giản theo ý thích

3. Giáo dục:

Thấy và cảm nhận được vẻ đẹp của tranh xé dán giấy

II. Chuẩn bị:

1. Thầy:

- Hình gợi ý cách xé dán giấy, cách xé dán nét và mảng hình - Sưu tầm tranh xé dán tĩnh vật

- Giấy màu các loại, hồ dán

2. Trò:

- Giấy màu, hồ dán - Mẫu vẽ lọ hoa và quả III. Phương pháp dạy học

- Trực quan - Luyện tập

B. Phần thực hiện trên lớp

I. Kiểm tra bài cũ (1 phút)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1 phút):

ở chương trình học kì 1 chúng ta đã tìm hiểu và thể hiện một bài vẽ tĩnh vật (lọ hoa và quả) vẽ màu. Để chúng ta hiểu rõ hơn và vẽ được đẹp hơn bài vẽ này. Giờ hôm nay…

2. Nội dung bài.

5phút * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét I- Quan sát nhận xét

- Sau mỗi ngày học tập lao động khi trở về căn phòng của mình, nếu được sắp xếp gọn gàng trên tường treo một vài bức tranh tĩnh vật lọ hoa và quả chúng ta sẽ cảm thấy thế nào?

? GV

- Chúng ta đã vẽ theo mẫu lọ hoa và quả em có thể cho biết cách tiến hành vẽ theo mẫu lọ hoa và quả (4 bước) Treo tranh:

- Vẽ theo mẫu lọ hoa và quả - Xé dán lọ hoa và quả

? - Các em hãy quan sát hai bức tranh này có gì giống và khác nhau

- học sinh quan sát và nhận xét

Gv Kết luận: Cả hai bức tranh đều vẽ tĩnh vật nhưng thể hiện bằng các chất liệu khác nhau

- Một tranh thể hiện bằng màu vẽ

- Cho học sinh xem thêm một vài tranh xé dán giấy của học sinh năm trước

? - Em có nhận xét gì về bố cục, tỉ lệ, hình dáng, màu sắc của lọ và hoa quả trong tranh

(Học sinh trả lời theo cảm nhận) ? - Em có nhận xét gì

Giáo viên yêu cầu về thể hiện đặc điểm của tranh xé dán chỉ ở mức độ tương đối, không yêu cầu thật đúng, cần chú ý đến bố cục phối hợp màu sắc và đậm nhạt

Tranh xé dán cũng là hình thức tạo hình mang tính nghệ thuật thể hiện được tình cảm, cảm súc của tác giả

3phút * Hoạt động 2: Chọn mẫu và đặt mẫu II- Cách xé dán

- Học sinh đọc mục II Sách giáo khoa trang 184 ? Giáo viên hướng dẫn cách xé dán- Em sẽ chọn màu gì làm màu nền?

Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn màu nền cho phù hợp với màu hoa và lọ, cành lá…

Lấy ví dụ:

- Chọn màu nền, màu lọ, màu hoa, màu cành lá - Ước lượng tỉ lệ của lọ hoa và quả

- Xé dán hình lọ, quả, cành hoa, lá

Giáo viên lưu ý học sinh khi xé nét quanh hiình đồ vật không nên xé đều đều (để phần giấy trắng lộ ra khi xé) nên có chỗ ngắn, chỗ dài, chỗ to chỗ nhỏ để hình vẽ sinh động hơn

- Xếp hình trên trang giấy sao cho bố cục đẹp - Xếp hình trên theo ý định

- Dán hình 27phút * Hoạt động 3: Thực hành xé dán lọ hoa và quả III. Bài tập

GV Theo dõi quá trình làm bài của học sinh lưu ý các em ước lượng tỉ lệ, cách chọn màu, cách bố cục hình trên giấy, cách xé và dán

Xé dán lọ hoa và quả bằng giấy màu

* Đánh giá kết quả học tập - Dán một số bài lên bảng

? -Các em hãy quan sát và cho nhận xét bức nào đẹp, chưa đẹp? Vì sao?

GV nhận xét ưu nhược điểm để học sinh rút kinh nghiệm động viên khuyến khích những bài tốt có sáng tạo

1phút III. Hướng dẫn học ở nhà

Yêu cầu những bài nào chưa hoàn thiện về vẽ thêm Chuẩn bị bài sau: + Tìm hiểu bài 32 tĩnh vật màu xé dán + Giấy, mẫu vẽ, thước, chì, tẩy, êke

Ngày soạn:….../……./200… Ngày giảng:…..../….…./200… Tiết 30: Vẽ trang trí

Trang trí đồ vật dạng hình vuông, hình chữ nhật A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức:

Học sinh hiểu cách trang trí đồ vật dạng hình vuông, hình chữ nhật

2. Kỹ năng:

Biết cách tìm bố cục khác nhau

Trang trí được một đồ vật dạng hình vuông, hình chữ nhật

3. Giáo dục:

Có ý thức làm đẹp cho các đồ vật trong cuộc sống

II. Chuẩn bị:

1. Thầy:

- Một số bài vẽ trang trí hình vuông, hình chữ nhật - Một số đồ vật dạng hình vuông, hình chữ nhật - Một số đồ vật thực: gạch hoa, khăn tay

2. Trò:

- Êke, thước, tẩy, giấy và màu vẽ III. Phương pháp dạy học

- Trực quan – Quan sát - Luyện tập

B. Phần thực hiện trên lớp

I. Kiểm tra bài cũ (2 phút)

- Kiểm tra bài tập ở nhà của học sinh

- Nhận xét đánh giá ý thức kết quả làm bài ở nhà của học sinh

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1 phút):

Trong đời sống hàng ngày chúng ta thường làm quen với nhiều đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật được trang trí đẹp mắt. Để có thêm kiến thức về trang trí giờ hôm nay…

2. Nội dung bài.

7phút * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét I- Quan sát nhận xét

- Cho học sinh quan sát một số đồ vật dạng hình vuông, hình chữ nhật

- Quan sát hình 1 Sách giáo khoa trang 166

- Cho học sinh quan sát thêm một số hình vuông, hình chữ nhật trang trí cơ bản

? - Em hãy cho biết sự giống và khác nhau giữa trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng các đồ vật

- Giống nhau: Đều sắp xếp họa tiết theo các nguyên tắc trong trang trí

- Khác nhau: Trang trí ứng dụng có thể đơn giản hoặc cầu kì phụ thuộc vào từng đồ vật

+ Khoảng trống của nền + Có thể sử dụng ít họa tiết

Một phần của tài liệu Giáo án mĩ thuật 8 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w