Ở bài thường thức mĩ thuật trước chúng ta đã được tìm hiểu về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Đây là giai đoạn mĩ thuật Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Để hiểu rõ hơn về một số họa sĩ tiêu biểu trong giai đoạn này. Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay
2. Nội dung bài.
Họat động của GV Họat động của HS
* Hoạt động 1: Giới thiệu họa sĩ Trần
Văn Cẩn (1910-1994) 1- Họa sĩ Trần Văn Cẩn với bức tranhsơn mài “Tát nước đồng chiêm”
Thảo luận một vài nét về thân thế sự nghiệp họa sĩ Trần Văn Cẩn
- Em biết gì về họa sĩ Trần Văn Cẩn - Hãy kể tên một vài tác phẩm của họa sĩ Trần Văn Cẩn? Các bức tranh đó vẽ bằng chất liệu gì?
- Học sinh thảo luận- Báo cáo kết quả Giáo viên đưa ra kết luận- Giới thiệu sơ
qua về tiểu sử họa sĩ Trần Văn Cẩn - Sinh ngày 18/8/1910 tại Kiến An- Hải Phòng
- Là hiệu trưởng trường cao đẳng mĩ thuật Hà Nội, là đại biểu Quốc Hội, tổng thư kí hội mĩ thuật Việt Nam
- Một số tác phẩm: Tát nước đồng chiêm (Sơn mài 1958); Nữ dân quân miền biển (sơn dầu 1960); Mùa đông sắp đến (sơn
mài 1960)… - Với công lao đóng góp của mình Nhà
nước đã trao tặng nhiều giải thưởng cao quý trong đó có giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật
* Giới thiệu về bức tranh “Tát nước đồng chiêm”
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh trong Sách giáo khoa
- Em cảm nhận được điều gì qua xem bức tranh
* Bức tranh: Tát nước đồng chiêm Cho học sinh rõ hơn về nội dung, chất
liệu, bố cục, hình tượng trong bức tranh
Là một tác phẩm sơn mài xuất sắc của họa sĩ Trần Văn Cẩn và cũng là một thành công của mĩ thuật Việt Nam về đề tài nông nghiệp
* Hoạt động 2: Giới thiệu về họa sĩ
Nguyễn Sáng (1928-1988)
2- Họa sĩ Nguyễn Sáng với bức tranh kết nạp Đảng
* Vài nét về thân thế sự nghiệp
- Hãy trình bày những hiểu biết của mình
về họa sĩ Nguyễn Sáng - Sinh năm 1923 tại Mĩ Tho Tiền Giang - Hãy kể tên một số tác phẩm của họa sĩ
mà em biết
- Họa sĩ vẽ nhiều tranh về đề tài bộ đội dân công và nông dân: Giặc đốt làng tôi, kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, chùa Tháp, Thiếu nữ bên hoa sen…
Giáo viên cho học sinh rõ: Các tác phẩm của ông luôn có vị trí xứng đáng trong nền nghệ thuật cách mạng nước ta. Với những công lao đóng góp của mình ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật
* Giới thiệu về bức tranh kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh * Bức tranh kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ
- Nội dung tranh vẽ gì? (buổi kết nạp Đảng)
- Bố cục, hình vẽ, màu sắc trong tranh như thế nào ?
- Hình mảng đường nét của khung cảnh và nhân vật hết sức khúc triết
- Hình tượng chắt lọc
- Màu sắc đơn giản mà hiệu quả với gam màu chủ đạo nâu đen, nâu vàng…
- Em cảm nhận được điều gì khi xem bức tranh kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ?
- Là một trong những tác phẩm nghệ thuật đẹp về người cộng sản trong cuộc kháng chiến chống thực dân của nhân dân ta
* Hoạt động 3: Giới thiệu về họa sĩ Bùi
Xuân Phái (1920-1988)
I-Họa sĩ Bùi Xuân Phái
- Em biết gì về họa sĩ Bùi Xuân Phái? - Sinh ngày 1/09/1920 tại Quốc oai Hà Tây là họa sĩ chuyên vẽ tranh phong cảnh và chân dung
- Họa sĩ là người luôn trăn trở với nghệ thuật và vẽ rất nhiều. Tranh của ông tạo được sắc thái riêng biệt giàu tính sáng tạo Một số tác phẩm như: Phố Bình Nguyên (sơn mài), Trong phân xưởng nhuộm (màu bột)… và rất nhiều tranh về phố cổ Hà Nội
Với công lao đóng góp của mình ông được nhà nứơc trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật
- giới thiệu các bức tranh phố cổ Hà Nội trong Sách giáo khoa yêu cầu học sinh quan sát
- Hãy nêu lên những suy nghĩ của mình khi xem tranh phố cổ Hà Nộ của Bùi Xuân Phái?
Giáo viên phân tích và nêu một vài đặc điểm chính
- Những cảnh phố cổ vắng với những đường nét xô lệch mái tường rêu phong - Màu sắc tranh đơn giản, đằm thắm và sâu lắng
- Phố cổ Hà nội là một mảng đề tài quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Bùi Xuân Phái và được đông đảo người xem yêu mến
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- Nêu tiểu sử của ba họa sĩ trong bài - Em hãy nói về nội dung và nghệ thuật một bức tranh của các họa sĩ được giới thiệu trong bài
Giáo viên tóm tắt nội dung bài
Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh học bài kết hợp Sách giáo khoa, vở ghi - Sưu tầm thêm tranh của ba họa sĩ được giới thiệu trong bài - Tìm hiểu bài 15, chuẩn bị Giấy vẽ, chì tẩy
Ngày soạn: / /20 Ngày dạy: / /20 Tiết 15: Vẽ trang trí Tạo dáng và trang trí mặt nạ I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh hiểu cách trang trí và tạo dáng mặt nạ 2. Kỹ năng: Trang trí được mặt nạ theo ý thích
3. Giáo dục: Học sinh yêu quý và biết làm đẹp những đồ vật trong cuộc sống
II. Chuẩn bị:
1. Tài liệu tham khảo:2. Đồ dùng dạy học: 2. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Sưu tầm một số mặt nạ theo ý thích - Phóng to một số hình mặt nạ trên giấy 2. Học sinh:
- Tìm hiểu bài, giấy vẽ, chì tẩy
3. Phương pháp: Trực quan- Vấn đáp- Luyện tậpIII. Tiến trình dạy học: III. Tiến trình dạy học:
Trong mỗi dịp trung thu em thường được bố mẹ mua cho những chiếc mặt nạ rất đẹp. Để có được một chiếc mặt nạ theo ý thích của mình. Tiết học hôm nay…
Họat động của GV Họat động của HS
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và
nhận xét I. Quan sát và nhận xét
Cho học sinh quan sát một số mặt nạ
- Yêu cầu học sinh quan sát thêm hình minh họa trong Sách giáo khoa
- Theo em mặt nạ thường dùng để làm gì? * Mặt nạ
- Dùng để trang trí, biểu diễn dùng trong các ngày lễ hội hóa trang - Hãy quan sát mặt nạ và cho biết có những
loại mặt nạ nào - Có hai loại: mặt nạ người và mặt
nạ thú - Em có nhận xét gì về hình dáng của các mặt
nạ
(có nhiều hình dáng khác nhau: tròn, trái xoan…)
- Có mặt nạ thì trông dữ tợn, hài hước, hóm hỉnh, hiền lành, hình vẽ được cách điệu cao về màu về hình mảng nhưng vẫn giữ được dáng
vẻ thực * Cách trang trí : Đẹp rực rỡ
- mặt nạ thường được làm bằng chất liệu gì?
- Chất liệu bìa cứng, nhựa hoặc nan đan
- Theo em màu sắc có quyết định được tính cách mặt nạ không ?
- Màu sắc phù hợp với tính cách của nhân vật
nhàng, nhân vật dữ tợn màu sắc tương phản mạnh
Tạo dáng và trang trí mặt nạ tùy thuộc vào ý định của mỗi người igây cảm súc mạnh cho ngừơi xem
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cáchvẽ II.Cách tạo dáng và trang trí mặt nạ
Vậy để trang trí được một mặt nạ theo em
chúng ta phải làm gì? 1. Tìm hình dáng mặt nạ
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tạo dáng mặt nạ
- Lưu ý học sinh khi chọn hướng dẫn mặt nạ - Chọn loại mặt nạ mặt nạ phù hợp với hình dáng mặt nạ
- Tạo dáng cho giống với nhân vật biểu hiện - Cách điệu chi tiết
2. Tìm hình trang trí cho phù hợp với dáng mặt nạ
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm các mảng trang trí cho phù hợp với hình dáng mặt nạ
3. Vẽ màu
-Theo em cần vẽ như thế nào ? - Vẽ màu theo ý thích và phù hợp với nhân vật
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài III. Bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Theo dõi động viên học sinh làm bài tạo điều kiện cho học sinh sáng tạo theo ý thích
- Tạo dáng và trang trí một mặt nạ theo ý thích
Khuôn khổ trên giấy A4
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- Dán một số bài đã hoàn thành lên bảng - Em thích nhất bài vẽ nào? Vì sao?
Giáo viên nhận xét bổ xung động viên những bài vẽ tốt, rút kinh nghiệm những thiếu sót