III. Hướng dẫn học ở nhà
3. Phương pháp
- Phương pháp Trực quan- Vấn đáp
III. Tiến trình dạy học:
- Cho học sinh quan sát tranh và ảnh chụp tranh chân dung - Hãy cho biết những điểm khác nhau giữa tranh vẽ và ảnh chụp?
- Ảnh chụp phản ánh chân thực từ những chi tiết nhỏ. Tranh vẽ được thể hiện bằng khả năng của nghệ sĩ thể hiện những gì điển hình nhất.
Với bài học hôm nay bằng khả năng của mình các em sẽ vẽ được chân dung những người than
Họat động của GV Họat động của HS
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và
nhận xét I. Quan sát và nhận xét
- Yêu cầu học sinh quan sát các tranh chân dung trong Sách giáo khoa và gợi ý để học sinh nhận ra tranh vẽ những nhân vật nào?
- Em hiểu thế nào là tranh chân dung ? - Tranh chân dung là tranh vẽ một con người cụ thể nào đó
- Tranh chân dung có phải là tranh vẽ nửa người từ ngang ngực trở lên không ?
(không phải) - Có thể vẽ:
+ Chân dung bán thân + Chân dung toàn thân + Chân dung nhiều người Giới thiệu từng loại chân dung
nét mặt và tư thế của đối tượng
- Chân dung bán thân: Vẽ khuôn mặt và vai hoặc khuôn mặt và nửa người. Vẽ tập trung diễn tả trạng thái tình cảm trên nét mặt: vui, buồn, bực tức…
- Chân dung nhiều người: Vẽ những người thân trong gia đình, vẽ nửa người hoặc nửa người
- Vẽ chân dung phải chú ý đến nét mặt và sự biểu hiện tình cảm
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học cách vẽ chân
dung
II. Cách vẽ chân dung
Giáo viên lưu ý học sinh cách vẽ chân dung cùng tiến hành các bước như bài vẽ theo mẫu, không vẽ chi tiết các bộ phận mà nên vẽ từ bao
quát 1. Vẽ phác hình khuôn mặt
Giáo viên minh họa hướng dẫn học sinh cách vẽ - Phác hình dáng khuôn mặt - Vẽ đường trục qua sống mũi - Cho học sinh rõ vị trí của đường trục phụ thuộc
vào tư thế của mặt
+ Mặt chính diện đường trục là đường thẳng + Mặt quay sang phải (trái) đường trục sẽ lệch sang phải (trái) là đường cong theo hình cong của mặt
2. Tìm tỉ lệ các bộ phận - Làm thế nào để xác định các tỉ lệ chính xác?
- Dựa vào đường trục dọc để tìm tỉ lệ các bộ phận
- Phác các đường ngang để so sánh Giáo viên hướng dẫn học sinh phác các đường
ngang
+ Đường thăng ngang khi mặt nhìn thẳng + Đường cong lên khi mặt nhìn lên + Đường cong xuốg khi mặt nhìn xuống
- Mặt ngẩng lên, phần cằm dài, mũi, trán ngắn lại
- Mặt cúi xuống phần trán dài, mũi cằm ngắn lại Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức ở bài 13 để tìm tỉ lệ thích hợp
- Dựa vào tỉ lệ đã phác vẽ chi tiết cho giống mẫu. Cố gắng diễ tả được đặc điểm của nhân vật
- Tìm chiều rộng của mắt , mũi , miệng
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài III. Bài tập
- Gợi ý học sinh nhận xét hình 1,2 trang 129, 130 Sách giáo khoa
chú ý thể hiện các trạng thái : vui buồn, bực tức, suy nghĩ…
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- Em có nhận xét gì về hình dáng tỉ lệ các bộ phận và trạng thái tình cảm trên nét mặt của một bài mà em thích
Giáo viên nhận xét bổ xung kiến thức
Dặn dò:
Quan sát nhận xét các khuôn mặt của người thân và tập vẽ sưu tầm tranh chân dung
Ngày soạn: / /20 Ngày dạy: / /20 Tiết 16 -17: Vẽ tranh Đề tài tự do (2 tiết) (Kiểm tra học kì I) I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Ôn lại kiến thức, kĩ năng vẽ tranh 2. Kỹ năng: Vẽ được một tranh theo ý thích
3. Giáo dục: Học sinh phát huy được tính tưởng tượng sáng tạo
II. Chuẩn bị:
1. Tài liệu tham khảo:2. Đồ dùng dạy học: 2. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: Ra đề, đáp án biểu điểm b. Học sinh: Giấy vẽ, chì tẩy, màu vẽ
3. Phương pháp
III. Tiến trình dạy học:
Đề bài: Vẽ một bức tranh đề tài phong cảnh mùa hè.
Yêu cầu:
- Vẽ trên khổ giấy A4. - Thể hiện đúng chủ đề. - Bố cục cân đối.
Ngày soạn: / /20 Ngày dạy: / /20
Tiết 19: Vẽ theo mẫu vẽ chân dung bạn I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh biết cách vẽ chân dung 2. Kỹ năng: Vẽ được chân dung bạn
3. Giáo dục: Học sinh thấy được vẻ đẹp của tranh chân dung
II. Chuẩn bị:
1. Tài liệu tham khảo:2. Đồ dùng dạy học: 2. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên:
- sưu tầm một số tranh chân dung thiếu nhi (trai, gái) - Bài vẽ của học sinh năm trước
- Hình vẽ gợi ý cách vẽ chân dung b. Học sinh:
- Giấy vẽ, chì , tẩy, màu - Sưu tầm tranh chân dung