III. Tiến trình dạy học: * Khởi động:
3. Phương pháp dạy học: Vấn đáp Trực quan Luyện tập III Tiến trình dạy học:
III. Tiến trình dạy học:
* Khởi động:
Gia đình là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên là tổ ấm nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn trưởng thành, mỗi con người ai cũng phải có gia đình, trong đó có những người thân yêu nhất. Để thể hiện tình cảm của mình đối với những người thân trong gia đình qua tranh vẽ. Bài học hôm nay giúp chúng ta làm được điều đó
2. Nội dung bài.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn đề tài I. Tìm và chọn nội dung đề
tài
- Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình cũng như một xã hội thu nhỏ
- Gia đình là nơi sinh sống của mỗi con người sau những giờ làm việc và học tập…
- Em hãy kể những hoạt động diễn ra trong gia đình iVẽ tranh về gia đình là phản ánh sinh hoạt đời
thường của gia đình - Có thể chọn những hoạt động
+ Bữa cơm gia đình
+ Đón khách thăm gia đình +Một ngày vui (Sinh nhật, đón tết…)
+ Vẽ chân dung người thân - Yêu cầu các nhóm giới thiệu một số tranh về đề tài
gia đình đã sưu tầm được
- Cho học sinh xem thêm một số bức tranh vẽ của học sinh và họa sĩ về đề tài gia đình
- Em hãy nhận xét về bố cục, hình vẽ, màu sắc của một bức tranh mà em thích?
Giáo viên nhận xét bổ xung cho học sinh thấy được vẻ đẹp của các bức tranh thông qua nội dung, bố cục hình vẽ, màu sắc trong tranh
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cáchvẽ II.Cách vẽ tranh
- Nêu cách vẽ tranh đề tài
(Học sinh nêu các bước vẽ đã hướng dẫn ở các bài
trước) 1. Chọn nội dung thể hiện
- Yêu cầu học sinh nên chọn những đề tài gần gũi có
những hình ảnh quen thuộc để vẽ 2. Tìm bố cục - Chú ý đến các dáng nhân vật trong tranh 3. Vẽ hình
4. Vẽ màu - Theo em cần vẽ màu như thế nào để có bài vẽ đẹp
(Màu sắc hài hòa phù hợp với nội dung)
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài III. Bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Quan sát theo dõi quá trình làm bài của học sinh, kèm cặp những học sinh yếu, động viên khuyến khích những học sinh có sự sáng tạo trong bài vẽ
- Hướng dẫn học sinh cách vẽ dáng người ở các tư thế đi đứng…
- Chú ý đến hình dáng, trang phục,khuôn mặt các nhân vật ở lứa tuổi khác nhau
- Vẽ một tranh về đề tài gia đình
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- Chọn những bài vẽ có nội dung hay, bố cục, hình vẽ và màu sắc đẹp dán lên bảng - Em thích nhất bài vẽ nào? Vì sao?
Học sinh nhận xét về bố cục, hình vẽ, màu sắc, nội dung Nhận xét xếp loại các bài vẽ
* Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh vẽ thêm tranh về đề tài gia đình
Ngày soạn: / /20 Ngày dạy: / /20
Tiết 13: Vẽ theo mẫu
Giới thiệu tỉ lệ khuôn mặt người
Bài tham khảo: Tập vẽ các trạng thái tình cảm trên nét mặt
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh biết được những nét cơ bản về tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt
người
2. Kỹ năng: Tập vẽ chân dung
3. Giáo dục: Học sinh có cách làm việc khoa học
II. Chuẩn bị
1) Tài liệu tham khảo: 2) Đồ dùng dạy học: 2) Đồ dùng dạy học:
a) Giáo viên:
- Phóng to hình 23 Sách giáo khoa trang 114 - Sưu tầm tranh chân dung ở các lứa tuổi b) Học sinh:
- Giấy vẽ, chì , màu
- Sưu tầm tranh chân dung
3. Phương pháp dạy học
- Phương pháp trực quan- Vấn đáp
III. Tiến trình dạy học:* Khởi động: * Khởi động:
Trên khuôn mặt người ai cũng đều có mắt, mũi, miệng, tai… được sắp xếp theo một trục đối xứng thế mà không ai giống ai trừ một số cặp son sinh. Song nhìn kĩ cũng phát hiện ra điểm khác nhau. Đó là những điều kì diệu của tạo hóa. Để khám phá ra điều kì diệu đó chúng ta tìm hiểu bài 13
2. Nội dung bài.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và
nhận xét I. Quan sát và nhận xét
- Cho học sinh quan sát một số ảnh chụp chân dung kết hợp hình 1 Sách giáo khoa
- Em có nhận xét gì về hình dáng các khuôn mặt
trong tranh ảnh - Hình dáng khuôn mặt:
Hình trái xoan, hình tròn, vuông, chữ điền, hình quả trứng
- Em hãy chỉ trên tranh ảnh hình dáng các khuôn mặt (học sinh chỉ trên tranh)
- Nhìn vào đôi mắt chúng ta thấy được trạng thái tình cảm của người đó
(Vui, buồn, tức giận, lạnh nhạt…)
- Qua quan sát và liên hệ với thực tế em hãy cho biết sự tương quan to nhỏ, rộng hẹp của mắt, mũi, miệng… của mọi người có giống nhau không ?
- Tương quan tỉ lệ các bộ phận trên mỗi mặt người khác nhau
Giáo viên cho học sinh rõ: Miệng có người rộng, hẹp, môi mỏng, dày, cong… khác nhau
Mắt: có người to, nhỏ, tròn, dài, xếch… Mũi: có người thẳng, tẹt, gồ …
Gò má: có người gò má cao Cằm: Cằm dài, nhọn, vuông… Lông mày: To, thanh, cong, xếch…
Chính vì sự khác nhau giữa bề ngoài và tỉ lệ giữa các bộ phận mà mặt của mọi người không giống nhau
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh quan sát
và nhận xét tỉ lệ mặt người II.Tỉ lệ mặt người 1. Tỉ lệ theo chiều dài của mặt Yêu cầu học sinh quan sát hình 2 Sách giáo khoa
phóng to
- Nhìn vào hình vẽ em hãy cho biết tỉ lệ các bộ phận được chia theo chiều dài khôn mặt như thế
nào ? - Tóc-Trán: 1/3 chiều dài khuôn mặt
- Mắt ở khoảng 1/3 từ lông mày đến chân mũi
- Miệng ở khoảng 1/3 từ chân mũi đến cằm
- Tài dài khoảng từ ngang lông mày đến mũi
Hãy tìm tỉ lệ các bộ phận theo chiều rộng
2. Tỉ lệ các bộ phận theo chiều rộng của mặt
- Khoảng cách giữa hai con mắt bằng 1/5 chiều rộng khuôn mặt - Chiều dài hai con mắt bằng khoảng 2/5 chiều rộng khuôn mặt - Hai thái dương bằng 2/5…
- Mũi thường rộng hơn khoảng cách giữa hai con mắt, miệng rộng hơn mũi
Vậy tỉ lệ này có đúng với tất cả các khuôn mặt ở các lứa tuổi khác nhau hay không ?
Cho học sinh quan sát hình 3 Sách giáo khoa trang 114 phóng to
- Nhìn vào hình vẽ cho ta thấy được những điều gì?
(Tỉ lệ khuôn mặt thay đổi theo lứa tuổi)
Giáo viên cho học sinh rõ tỉ lệ chung có tính khái quát dựa vào tỉ lệ này khi vẽ cần so sánh đối chiếu để tìm ra tỉ lệ cho từng nét mặt không nên áp dụng quá máy móc khi vẽ chân dung một người nào đó
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài III. Bài tập
- Gọi 1-2 học sinh lên bảng vẽ
- Yêu cầu só học sinh còng lại vẽ ra giấy
- Lưu ý học sinh áp dụng một cách linh họat các tỉ lệ trên vào bài vẽ của mình
Nhìn ảnh chân dung vẽ phác bề ngoài và tỉ lệ các bộ phận
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- Dán một số bài lên bảng
- Trong các bài vẽ trên đã vẽ khuôn mặt ở các hình dáng nào? - Em nhận thấy đặc điểm giới tính lứa tuổi qua các bài vẽ nào? Giáo viên nhận xét bổ xung đánh giá xếp loại một số bài
* Dặn dò:
Tìm hiểu bài tham khảo: Tập vẽ các trạng thái tình cảm thể hiện trên nét mặt Cho học sinh quan sát hình 1 Sách giáo khoa trang 116
Ngày soạn: / /20 Ngày dạy: / /20
Tiết 14. Thuờng thức mĩ thuật.
Một số tác giả tác phẩm tiêu biểu
của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 -1975 I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh biết thêm về thành tựu của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-
1975 thông qua một số tác phẩm tiêu biểu
2. Kỹ năng: Học sinh biết được một số chất liệu trong sáng tác của mĩ thuật 3. Giáo dục: Có sự hiểu biết để có tình cảm với nghệ thuật Việt Nam
II. Chuẩn bị: