- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (sưu tầm tranh)
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài (1 phút):
- Cho học sinh xem tranh cổ động -? Tranh được trưng bày ở đâu
(được trưng bày ở nơi công cộng chỗ đông người)
Đây là thể loại tranh nghệ thuật có tính quần chúng, có sức mạnh tuyên truyền rộng rãi và sâu sắc. Để hiểu và vẽ được tranh cổ động. Giờ hôm nay…
2. Nội dung bài.
7phút * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và
nhận xét I. Quan sát và nhận xét
Cho học sinh quan sát các tranh cổ động kết
hợp quan sát tranh trong Sách giáo khoa 1. Tranh cổ động là gì? ? - Nội dung tranh vẽ gì? (Học sinh nêu từng
tranh)
- Qua xem tranh chúng ta cảm nhận được điều gì?
(Tuyên truyền phòng chống HIV, phòng chống ma túy)
? - Thế nào là tranh cổ động? - Là loại tranh đồ họa dùng để tuyên truyền, quảng cáo
Giáo viên cho học sinh rõ: Căn cứ vào yêu cầu phục vụ cho đời sống xã hội người ta chia tranh cổ động làm mấy loại sau:
- Cổ động phục vụ cho nhiệm vụ chính trị - Cổ động phục vụ cho các hoạt động nghệ thuật
- Cổ động phục vụ cho các doanh, thương nghiệp quảng cáo giới thiệu sản phẩm
? - Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa tranh cổ động và tranh đề tài
Sự khác nhau:
+ Tranh cổ động có chữ + Hình vẽ trong tranh cô đọng
+Màu sắc tươi sáng gây ấn tượng mạnh
2. Đặc điểm của tranh cổ động ? - Tranh cổ động có những đặc điểm nào? - Tranh có hình ảnh và chữ
+ Hình ảnh cô đọng dễ hiểu +Chữ rõ ràng ngắn gọn dễ đọc
- Màu sắc có tính tượng trưng gây ấn tượng mạnh mẽ
Giáo viên lấy ví dụ: Hình chim hòa bình trắng trên nền trời xanh tượng trưng cho cuộc sống yên vui hòa bình
- Hình ảnh quả bom là hình tượng chiến tranh chết chóc… Hai nét gạch chéo là xóa bỏ phản
đối…
Giáo viên phân tích trên tranh “Vì mái trường không có ma túy” của Chiêu Anh Luận trang 142 Sách giáo khoa
? - ở bức tranh này hình ảnh chính là gì?
- ở bức tranh này hình ảnh chính là hai cánh tay chắc khỏe như che chở bảo vệ cho trường học (trong có hình ảnh cô giáo đang giảng bài và học sinh đang học tập). Toàn bộ bức tranh có hình mảng bố cục chặt chẽ thể hiện rõ nội dung. Hãy ngăn chặn ma túy để học sinh yên vui học hành
- Phía sau hai cánh tay là hình ảnh rùng rợn của hậu họa ma túy, ý nói lên cần phải loại trừ
- Phía dưới có dòng chữ “Vì mái trường không có ma túy” tạo cho bố cục chặt chẽ vừa làm rõ nội dung
iBức tranh đẹp về bố cục rõ về hình tượng có sức lôi cuốn hấp dẫn người xem. Vì thế
nó có tác dụng tuyên truyền rất tốt về choóng tệ nạn ma túy
Giáo viên giới thiệu thêm một số tranh cổ động sưu tầm được để học sinh thấy được các thể loại tranh cổ động khác nhau
20phút * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
tranh
II.Cách vẽ tranh cổ động
? - Theo em để vẽ tranh cổ động ta phải tiến
hành như thế nào ? 1. Tìm hiểu nội dung
Giáo viên gợi ý để học sinh chọn nội dung và tìm hình ảnh để vẽ tranh cổ động
? - Ví dụ vẽ tranh cổ động mừng ngày khai trường em sẽ chọn hình ảnh gì để vẽ tranh (Hình ảnh cô giáo và học sinh, hình ảnh học
sinh đang tới trường…) - Tìm hình ảnh chính và hình ảnh phụ
- Tìm nội dung dòng chữ và kiểu chữ cho phù hợp
? - Vẽ tranh cổ động phòng chống ma túy?
- Những hình ảnh về tác hại của ma túy với con người. Ví dụ: Hình ảnh con nghiện ma túy gầy guộc, hình ảnh kết cục cuối cùng của người sử dụng ma túy
2. Tìm mảng chữ và các hình minh họa
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm bố cục và cách vẽ
3. Kẻ hình- kẻ chữ
nào ? dung
3phút * Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- Học sinh thảo luận nhóm 2 phút ? - Tranh cổ động có đặc điểm gì?
? - Mảng chữ, mảng hình trong tranh cổ động có đặc điểm gì?
? - Vì sao tranh cổ động lại được đặt ở nơi công cộng?
? - Em có suy nghĩ gì về màu sắc trong tranh cổ động
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả Giáo viên nhận xét bổ xung
1phút III. Hướng dẫn học ở nhà
- Sưu tầm tranh cổ động và tập nhận xét về đề tài bố cục hình ảnh và màu sắc - Lựa chọn đề tài để vẽ một tranh cổ động
Ngày soạn:….../……./200… Ngày giảng:…..../….…./200… Tiết 23: Vẽ trang trí
vẽ tranh cổ động (tiết 2)
A. Phần chuẩn bịI. Mục tiêu bài học I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
-Học sinh biết cách vẽ tranh cổ động
2. Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng vẽ tranh
3. Giáo dục :
- Học sinh có ý thức tự giác làm bài tập
II. Chuẩn bị:
1. Thầy:
- Nghiên cứu Sách giáo khoa – sách giáo viên, soạn bài - Phóng to hình gợi ý cách vẽ trong Sách giáo khoa trang 144
2. Trò:
- Học bài cũ, chuẩn bị giấy vẽ, chì, tẩy
III. Phương pháp dạy học
- Phương pháp luyện tập
B. Phần thực hiện trên lớp
I. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
1. Câu hỏi:
Hãy nêu đặc điểm của tranh cổ động? Hãy nhận xét về một bức tranh cổ động mà em thích
2. Đáp án:
- Đặc điểm của tranh cổ động: + Tranh cổ động có hình ảnh và chữ
+ Hình ảnh trong tranh cổ động cô đọng dễ hiểu, chữ ngắn gọn rõ ràng, dễ đọc + Màu sắc trong tranh có tính tượng trưng gây ấn tượng mạnh
- Học sinh nhận xét về một bức tranh cổ động: Nội dung, hình ảnh, bố cục, màu sắc * Giáo viên đánh giá cho điểm
II. Bài mới:
- ở bài trứơc chúng ta đã tìm hiểu về cách vẽ tranh cổ động. Giờ hôm nay các em sẽ thể hiện ý tưởng của mình qua tranh cổ động về các họat động trong xã hội
2. Nội dung bài.
10phút * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập I. Bài tập
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: Giấy vẽ, chì tẩy, màu vẽ
- Nêu yêu cầu của bài tập
- Gợi ý học sinh tìm và chọn nội dung đề tài
Vẽ một tranh cổ động trên khổ giấy A4 (tự chọn nội dung đề tài)
? - Tranh cổ động có những loại nào?
(-Tranh phục vụ cho chính trị: bầu cử, phòng chống các tệ nạn xã hội
- Tranh phục vụ cho y tế, thể thao,lễ hội - Tranh phục vụ cho thương nghiệp…)
Giáo viên: Các em có thể chọn các đề tài như: Phòng chống ma túy
Môi trường xanh sạch đẹp Mừng ngày nhà giáo Việt Nam Phòng chống bệnh sâu răng miệng Phòng chống hút thuốc lá…
? - Với những đề tài trên em chọn đề tài nào để vẽ tranh ? Chọn hình ảnh gì để thể hiện
Giáo viên hướng dẫn học sinh có thể chọn nhiều hình ảnh nhưng cần phải chắt lọc
? - Để vẽ tranh cổ động cần tiến hnàh như thế nào ?
HS - Nhắc lại các bước vẽ đã hướng dẫn ở bài trước
GV Cho học sinh quan sát hình gợi ý cách vẽ
- Gọi học sinh lên nêu các bước vẽ trên đồ dùng
+ Tìm hiểu nội dung
+ Chọn hình ảnh chính, hình ảnh phụ + Sắp xếp mảng hình, mảng chữ + Vẽ hình- Kẻ chữ
+ Vẽ màu
25phút Yêu cầu học sinh làm bài tập
Trong qúa trình học sinh làm bài Giáo viên theo dõi hướng dẫn các em tìm bố cục cho hợp lí. Tìm những hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc, màu sắc nên chọn những màu tươi phù hợp với nội dung bài, gây ấn tượng nhất cần sử dụng màu có sự chênh lệch đậm nhạt
* Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập
-Yêu cầu những học sinh vẽ xong dán lên bảng ? - Trong những bài vẽ trên bài nào có bố cục
hình ảnh màu sắc gây ấn tượng nhất
- Giáo viên nhận xét đánh giá cho điểm một số bài
1phút III. Hướng dẫn học ở nhà
- Yêu cầu học sinh về sưu tầm tranh cổ động, tập phân tích tranh cổ động về đề tài, bố cục, hình ảnh, màu sắc
- Chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu và chuẩn bị bài 24
Ngày soạn:….../……./200… Ngày giảng:…..../….…./200… Tiết 24 Vẽ tranh
đề tài ước mơ của em
A. Phần chuẩn bịI. Mục tiêu bài học I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
- Học sinh biết khai thác nội dung đề tài mơ ước của em
2. Kỹ năng :
- Vẽ được một bức tranh thể hiện mơ ứơc theo ý thích
3. Giáo dục :
- Học sinh thêm yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
1. Thầy:
- Tranh trong bộ đồ dùng mĩ thuật 8
- Sưu tầm tranh về đề tài mơ ước của họa sĩ và học sinh
2. Trò:
- Giấy vẽ, chì tẩy, màu vẽ
III. Phương pháp dạy học
- Phương pháp Trực quan- Vấn đáp- Luyện tập
B. Phần thực hiện trên lớp
I. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
1. Câu hỏi:
Hãy nêu cách vẽ tranh cổ động 2. Đáp án biểu điểm:
- Cách vẽ tranh cổ động:
1. Tìm hiểu nội dung: - Tìm hình ảnh chính, hình ảnh phụ
- Tìm nội dung dòng chữ và kiểu chữ cho phù hợp 2. Tìm mảng chữ và các mảng hình minh hoạ
3. Vẽ hình, vẽ chữ
4. Vẽ màu; Chọn màu phù hợp với nội dung * Kiểm tra phần bài vẽ của học sinh ở nhà
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài (1 phút):
- ước mơ là khát vọng của mọi người ở mọi lứa tuổi. Ước mơ được sống hạnh phúc, mạnh khỏe, giàu có thành đạt… Để thể hiện ước mơ của mình trên tranh vẽ. Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay
2. Nội dung bài.
nhận xét tìm chọn nội dung đề tài
? - ước mơ là gì?
Là những mong muốn tốt đẹp của con người. Ví dụ: Mơ ước sau này trở thành bác sĩ, kĩ sư, giáo viên…
GV - Trong cuộc sống mọi người đều có mơ ước được sống hòa bình, hạnh phúc, mạnh khỏe, ước mơ được thể hiện qua lời ước nguyện và lời chúc mừng nhau trong dịp xuân về tết đến, khi gặp gỡ, khi chia tay…
Cho học sinh xem một số tranh dân gian Việt Nam
? - Nội dung tranh vẽ gì?
(Một chú gà trống, một em bé ôm gà..)
GV ở tranh dân gian người ta còn thấy mảng chữ mang ý nghĩa chúc tụng thể hiện những ước mơ giản dị trong cuộc sống như: Phúc- Lộc- Thọ, Tiến tài, Tiến lộc, Đại cát, Vinh hoa, Phú quý - Tuổi trẻ có nhiều mơ ước cho sự thành đạt của mình trong cuộc sống..
Cho học sinh quan sát một số tranh của họa sĩ và học sinh
? - Em hãy cho biết nội dung các bức tranh ? - Ước mơ sống trên cung trăng, sống hòa bình trên trái đất
? - Em có nhận xét gì về cách sắp xếp bố cục và màu sắc trong tranh?
- Bố cục hợp lí, hình vẽ đẹ, màu sắc hài hòa hợp lí
Giáo viên phân tích cách thể hiện của từng bức tranh qua nội dung, bố cục, hình vẽ, màu sắc 7phút * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
tranh II. Cách vẽ tranh
? - Nêu các bước vẽ của bài vẽ tranh đề tài? - 4 bước
1. Chọn nội dung ? - Trong mỗi chúng ta ai cũng ấp ủ nhiều ước
mơ. em sẽ chọn ước mơ gì để vẽ tranh
Giáo viên: Nên chọn những ước mơ ấn tượng để vẽ tranh. Ví dụ: ước mơ trở thành họa sĩ, phi công, kĩ sư xây dựng, bác sĩ…
? - Em sẽ chọn hình ảnh gì để vẽ tranh
Gợi ý học sinh tìm những hình ảnh thích hợp để vẽ tranh. Có thể chọn những hình ảnh (ước mơ) không có trong thực tế
Ví dụ: Sống trên cung trăng, du lịch dưới đáy
3. Vẽ hình
4. Vẽ màu theo ý thích
19phút * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài III. Bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài, điều cần thiết là phải xác định được nội dung để vẽ
- Cần có bố cục chặt chẽ nêu rõ được trọng tâm
- Vẽ một bức tranh đề tài mơ ước của em
- Trong quá trình học sinh vẽ Giáo viên theo và gợi ý từng học sinh nhưng không gò ép theo cách vẽ của mình để mỗi em vẽ theo tình cảm, cách nghĩ, cách thể hiện riêng của mình
4phút * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- Chọn một số bài dán lên bảng
? - Theo em bài vẽ nào có cách chọn đề tài hay ? - Hình ảnh màu sắc ở bài nào đẹp?
Giáo viên nhận xét đánh giá các bài vẽ
1phút III. Hướng dẫn học ở nhà
Tiếp tục hòan thành bài vẽ (nếu chưa xong) Tìm hiểu bài 25, chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết
Ngày soạn:….../……./200… Ngày giảng:…..../….…./200… Tiết 9 : Vẽ trang trí
Trang trí lều trại
(Kiểm tra 1 tiết)
A. Phần chuẩn bịI. Mục tiêu bài học I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
2. Kỹ năng:
Biết cách trang trí và trang trí được cổng trại và lều trại theo ý thích
3. Giáo dục:
Giúp học sinh gắn bó với hoạt động tập thể
II. Chuẩn bị:
1. Thầy :
Một số tranh ảnh về lều trại
2. Trò :
Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu
III. Phương pháp dạy học
- Trực quan- Vấn đáp
B. Phần thể hiện trên lớp