III. Hướng dẫn học ở nhà
3. Phương pháp: Trực quan Vấn đáp III Tiến trình dạy học:
III. Tiến trình dạy học:
Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu cách vẽ tranh chân dung. Vởy làm thế nào để vẽ được một tranh chân dung người thân. Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
Họat động của GV Họat động của HS
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và
nhận xét I. Quan sát và nhận xét
- Cho học sinh xem tranh chân dung (đồ dùng dạy học) và trong Sách giáo khoa trang 132 - Em thấy thích bức tranh chân dung nào? Vì sao?
Giáo viên cho học sinh rõ các bức tranh chân dung đều rất đẹp vì nó thể hiện được trạng thái tình cảm trên nét mặt… và đẹp về màu sắc, hình vẽ …
- Hãy quan sát và cho cô biết hình dáng bề ngoài
của khuôn mặt có hình dáng gì? - Hướng dẫn đặc điểm khuôn mặt: Vuông, tròn, trái xoan…
- Tỉ lệ các phần: tóc, trán so với từ lông mày đến
mũi như thế nào ? - Tỉ lệ tóc, trán và khoảng từ lông mày đến mũi bằng nhau
- Hướng của khuôn mặt ra sao?
(nhìn lên, cúi xuống, chính diện (nhìn thẳng)) - Nét mặt thể hiện tâm trạng gì?
(đang vui hay buồn…)
Giáo viên: Khi vẽ chân dung cần quan sát về hình dáng tỉ lệ các bộ phận trên nét mặt
Cần diễn tả được đặc điểm và trạng thái tình cảm của nhân vật
* Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ II. Cách vẽ
- Treo hình gợi ý cách vẽ chân dung
- Em hãy nêu cách vẽ chân dung qua hình vẽ Học sinh lên chỉ trên đồ dùng
Giáo viên củng cố lại 1. Ước lượng chiều dài, rộng của khuôn mặt- Vẽ phác hình dáng bề ngoài
- Vẽ đường trục qua sống mũi - Chú ý đến tư thế mặt, nhìn chính diện, quay
nghiêng, ngẩng lên, nhìn xuống… vẽ đường sống mũi cho phù hợp.
2. Vẽ phác đường ngang chia khoảng cách các bộ phận
- Lưu ý phân chia các khoảng cách dài ngắn rộng hẹp của các bộ phận cho hợp lí vì tỉ lệ đó sẽ là đặc điểm của khuôn mặt
3. Nhìn mẫu vẽ chi tiết
Chú ý đến độ đậm nhạt của nét vẽ Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh
chân dung màu và gợi ý học sinh nhận xét - Màu tóc, màu da như thế nào ?
- Màu áo với màu nền có tác dụng gì trong bài Giáo viên phân tích trên tranh cho học sinh rõ Màu sắc trong bài phụ thuộc vào sắc thái tình cảm của nhân vật và có sự qua lại ảnh hưởng lẫn nhau
4. Vẽ màu
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài III. Bài tập
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập Quan sát giúp đỡ học sinh làm bài Lưu ý học sinh:
+ Vẽ hình cân đối với trang giấy + Tìm tỉ lệ các bộ phận
+ Vẽ nét chi tiết
Trong quá trình vẽ yêu cầu các em luôn luôn đối chiếu với mẫu để thể hiện rõ đặc điểm
Vẽ chân dung bạn bằng chì trên khổ giấy A4
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- Em thích nhất bài nào? Vì sao?
Giáo viên bổ xung củng cố lại kiến thức
đánh giá
Dặn dò:
Sưu tầm tranh chân dung
Vẽ một tranh chân dung theo ý thích Tìm hiểu bài 20
Ngày soạn: / /20 Ngày dạy: / /20
Tiết 20. Thuờng thức mĩ thuật.
Sơ lược về mĩ thuật hiện đại phương tây Cuối thế kỉ xĩ đầu thế kỉ xx
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh hiểu sơ lược về giai đoạn phát triển về mĩ thuật hiện đại phương Tây
2. Kỹ năng: Bước đầu làm quen với trường phái hội họa hiện đại như: Trường phái ấn tượng, trường phái lập thể, trường thái dã thú
3. Giáo dục: Học sinh hiểu và thấy được vẻ đẹp của mĩ thuật hiện đại phương Tây
II. Chuẩn bị:
1. Tài liệu tham khảo:2. Đồ dùng dạy học: 2. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên:
- Bộ đồ dùng mĩ thuật 8
- Sưu tầm tranh ảnh về mĩ thuật phương tây cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 b. Học sinh:
- Tìm hiểu bài mới
3. Phương pháp
Thuyết trình, Vấn đáp, Thảo luận, Trực quan
III. Tiến trình dạy học:
Cho học sinh xem một số tranh vẽ thời kì này
-? Tranh vẽ như thế nào ? Em có hiểu được nội dung tranh này không? -? Em có biết nguồn gốc và tên tranh chưa?
Đây là thời kì có nhiều biến động sâu sắc ở châu Âu là điều kiện để trào lưu nghệ thuật mới ra đời cụ thể đó là gì, tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Họat động của GV Họat động của HS
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
một vài nét về trường phái ấn tượng I- Vài nét về bối cảnh xã hội
Giới thiệu một vài nét về lịch xử và nghệ thuật ở châu âu có nhiều chuyển biến sâu sắc với các sự kiện lớn
- Trên thế giới có một số sự kiện lớn: công xã Pa ri, chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cách mạng tháng mười Nga
iHoạt động chính trị và xã hội tác động lớn tới
tâm lí con người, riêng mĩ thuật đây là thời kì chứng kiến sự ra đời kế tiếp lẫn nhau giữa trào lưu nghệ thuật mới
II- Sơ lược về một số trường phái
-Từ những năm sáu mươi của thế kỉ XIX một nhóm họa sĩ ở Pa ri đã tỏ ra không chấp nhận lối vẽ kinh điển “khuôn vàng thứơc ngọc” của các lớp đi trước. Họ vẽ cảnh và người bên ngoài thực tế thay cho mẫu vẽ trong phòng
1. Trường phái hội họa ấn tượng - Em hiểu thế nào về trường phái hội họa ấn
tượng. Hãy trình bày những hiểu biết của mình về trường phái nghệ thuật này. Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu
Học sinh thảo luận 3 phút Các nhóm báo cáo
Giáo viên tóm tắt tổng kêt - Các họa sĩ chú trọng tới ánh sáng,không gian và màu sắc trong thiên nhiên
“ấn tượng” là tên được lấy từ bức tranh “ấn tượng mặt trời mọc” của họa sĩ Mô Nê, họa sĩ trường phái ấn tượng cho rằng màu sắc trong thiên nhiên phụ thuộc vào ánh sáng khí quyển. Vì thế các họa sĩ rất chú trọng tới ánh sáng Một số họa sĩ vẫn tiếp tục tìm kiếm với những dấu ấn cá nhân riêng biệt, đó là trường phái tân ấn tượng đại diện là họa sĩ Xơ Ra và Xi Nhắc. Tác phẩm tiêu biểu là chiều chủ nhật trên đảo Gơ Răng
Một số tác phẩm tiêu biểu - Bữa ăn trên cỏ- Ma nê
- Nhà thờ RuVăng, Hoa súng, ấn tượng mặt trời mọc - Mô Nê
- Người Pa ri - Rơ noa - Ngôi sao- Đờ ga
- Bán khỏa thân - Rơ noa
* Hoạt động 2: Tìm hiểu một vài nét về trường
phái hội họa dã thú 1. Trường phái hội họa dã thú
- Vì sao gọi là trường phái hội họa dã thú
Giải thích: Vào năm 1905 trong cuộc triển lãm mùa thu ở Pa ri của một họa sĩ trẻ, có một phòng tranh màu sắc rực rỡ đến chói mắt có một bức tượng đồng nhỏ tạc theo phong cách nuột nà. Một nhà phê bình nói đùa đây là bức tượng nằm trong chuồng dã thú. Và từ đó “dã thú” được đặt tên cho trường phái hội họa này
Thảo luận nhóm 3 phút
- Theo em trường phái hội họa này có đặc điểm gì ?
- Tiêu biểu cho trường phái này là ai? -Hãy kể tên một số tác phẩm tiêu biểu? Đại diện các nhóm trình bày
Gc chốt lại các ý chính
Giáo viên cho học sinh xem một số tác phẩm của trường phái hội họa dã thú
- Mối quan tâm của họ là việc lựa chọn màu sắc những mảng màu nguyên sắc gay gắt, những đường viền mạnh bạo dứt khoát
iTrường phái hội họa dã thú sử dụng phép giảm
ước và cách dùng nguyên sắc với hi vọng tạo ra một nền hội họa mới tranh của họ ảnh hưởng tới các họa sĩ thế hệ sau này
- Các họa sĩ tiêu biểu Matít xơ Va la manh, Đuy phi
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
một vài nét về trường phái hội họa lập thể 3. Trường phái hội họa lập thể
ai? Họ là người như thế nào ? - Người sáng lập là họa sĩ Brắc cơ và Pi cát xô họ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của họa sĩ hậu ấn tượng - Yêu cầu học sinh quan sát bức tranh Những cô
gái A vi nhông của Pi cát xô
Bức tranh ra đời đánh dấu sự ra đời và phát triển của trường phái hội họa lập thể. Hình thể các cô gái được phác bằng các mảng hình học, các khuôn hình chữ nhật, hình tam giác. Họa sĩ đã dùng màu vàng nâu, vàng cam để diễn tả biểu lộ thân hình các cô gái
iGiáo viên kết luận
Những biến động sâu sắc của xã hội châu âu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã tác động mạnh mẽ đến sự ra đời của trường phái nghệ thuật mới - Các họa sĩ trẻ là người tìm tòi sáng tạo ra những trào lưu nghệ thuật mới đóng góp tích cực cho sự phát triển của mĩ thuật hiện đại
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- Hãy kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa ấn tượng
- Em biết gì về trường phái hội họa dã thú, lập thể, ấn trong ?
Giáo viên tóm tắt nội dung bài học