Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá chức năng nhai trên bệnh nhân sau điều trị gãy xương hàm trên Le Fort I, Le Fort II và gò má cung tiếp (Trang 83)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.3.Nguyên nhân

Trong các trường hợp gãy xương hàm trên và gò má cung tiếp, chúng tôi thấy nguyên nhân do tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất (98,2%). Hầu

hết các tác giả trong và ngoài nước khi nghiên cứu về chấn thương hàm mặt, đều có chung nhận xét rằng: tai nạn giao thông luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nguyên nhân gây ra chấn thương [98],[99],[100].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng nhận thấy nguyên nhân do tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất, trong đó tai nạn xe máy chiếm 96,4%. Tỷ lệ này cao hơn so với tác giả Trần Văn Trường [81], tai nạn giao thông chiếm 82,5%, trong đó tai nạn xe máy chiếm 75,0% và cũng cao hơn số liệu của tác giả Lâm Hoài Phương [101] nghiên cứu năm 2002, tỷ lệ này là 79,7%. Tuy nhiên, sự khác biệt này còn phụ thuộc vào thời điểm, địa phương và số lượng thống kê. Số liệu của chúng tôi phù hợp với thực tế, do sốlượng xe máy ngày một tăng, cơ sở hạ tầng vẫn đang trong giai đoạn đang hoàn thiện, việc sửa chữa nâng cấp và làm mới hệ thống giao thông đường bộ còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Hơn thế nữa, ý thức tuân thủ luật lệ giao thông của người tham gia giao thông chưa cao, là những nguyên nhân chính gây ra tai nạn.

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tai nạn ô tô chiếm 1,8%, không phải là cao nhưng cũng đáng được bắt đầu quan tâm. Vì tình hình kinh tế của nước ta ngày càng phát triển, việc người dân mua ô tô không phải là hiếm. Nếu người điều khiển loại phương tiện này không làm chủ được tốc độ thì tỷ lệ gãy xương hàm trên và gò má cung tiếp do tai nạn ô tô, sẽ còn nghiêm trọng hơn tai nạn xe máy nhiều. Ở Việt Nam, người ta quan tâm đến tai nạn xe máy thì ởnước ngoài, người ta lại quan tâm nhiều đến yếu tố tốc độ của ô tô và việc thắt dây an toàn [102]. Mặc dù ở các nước tiên tiến, hệ thống giao thông đã được xây dựng rất hoàn thiện và hiện đại, nhưng tai nạn giao thông vẫn là những nguyên nhân chủ yếu gây nên chấn thương hàm mặt. Theo một nghiên cứu của Kai-Hendrik Bormann và cộng sự [103] thuộc trường Đại học Freiburg - Cộng hòa Liên bang Đức - được công bố vào năm 2009 thì trong khoảng thời gian từ2000 đến 2005 tại khoa Phẫu thuật Hàm - Mặt bệnh viện

Đại học Freiburg đã tiếp nhận 444 bệnh nhân với 696 gẫy xương hàm mặt các loại, trong đó về nguyên nhân thấy có: 142 (32%) trường hợp gãy do từ các tai nạn giao thông - đứng hàng đầu, 126 (28%) do đánh nhau và 116 (26%) do ngã cao. Có 44 trường hợp gãy do tai nạn thể thao (10%) và 16 gãy do bệnh lý từxương (4%).

Kết quả của chúng tôi cho thấy tai nạn sinh hoạt chiếm tỷ lệ thấp nhất (1,8%). Gãy xương hàm trên và gò má cung tiếp thường do các lực va chạm rất mạnh mới có thể gây chấn thương, vì thế tai nạn sinh hoạt chiếm tỷ lệ thấp nhất cũng là phù hợp.

Trong giai đoạn đang đô thị hóa với tốc độ xây dựng nhanh như hiện nay tại Việt Nam, nhưng trong nghiên cứu này không thấy bệnh nhân nào bị gãy xương hàm trên và gò má cung tiếp do tai nạn lao động. Sựvượt trội về tỷ lệ gãy xương hàm mặt so với các nguyên nhân khác (tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động) có thể là những bằng chứng thuyết phục để thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý trong xây dựng các chính sách chăm sóc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá chức năng nhai trên bệnh nhân sau điều trị gãy xương hàm trên Le Fort I, Le Fort II và gò má cung tiếp (Trang 83)