Điều trị phẫu thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá chức năng nhai trên bệnh nhân sau điều trị gãy xương hàm trên Le Fort I, Le Fort II và gò má cung tiếp (Trang 26)

- Nắn chỉnh gián tiếp: Là phương pháp dùng dụng cụ để nắn chỉnh xương GMCT, không cần bộc lộ trực tiếp tại chỗ gãy, mà thông qua các đường khác để vào ổ gãy.

- Nắn chỉnh gián tiếp qua đường thái dương: Được Gillies và cộng sự sử dụng từ năm 1927 [36]. Đầu tiên để nắn cung tiếp, sau này nắn cả xương gò má. Hiện nay phương pháp này được sử dụng rất rộng rãi.

- Nắn chỉnh gián tiếp qua đường trong miệng: Năm 1909 Keen lần đầu tiên rạch tiền đình trên để nắn chỉnh [37]. Sau này, Balasubramaniam (1967) bổ xung thêm và hoàn thiện phương pháp này [38]. Quinn (1977) sử dụng đường rạch niêm mạc, trước cành lên xương hàm dưới, để nắn chỉnh cung tiếp gãy di lệch vào trong [39].

- Nắn chỉnh gián tiếp qua đường da: Năm 1844, Strohmeyer [40] đã mô tả phương pháp nắn cung tiếp bị gãy bằng móc nhọn qua da. Dụng cụ móc được nhiều tác giả dùng theo kiểu riêng của mình như Limberg [41], Rowe [42], Ginestet và Dautrey (1960) [43], Poswillo (1976) [44].

- Nắn chỉnh XGM trong xoang qua đường mũi: Phương pháp này được Traves (1986) mô tả bằng cách mở một đường vào xoang hàm, ngay dưới ngách mũi dưới [45]. Luồn dụng cụ cong nắn XGM sập vào lòng xoang. Sau đó, được các tác giả Weir [46], Lothrop [47], Shea [48] và Anthony [49] bổ xung và hoàn thiện. Đến nay phương pháp này ít được sử dụng.

Các kỹ thuật kèm theo khi nắn chỉnh:

- Nâng đỡ tạm thời: Là kỹ thuật cố định tạm thời bằng gạc tẩm thuốc hoặc chất liệu khác vào trong lòng xoang [50], mặt ngoài xoang, dưới cung tiếp hoặc ngoài da.

- Đối với cung tiếp: Năm 1896 Matas luồn chỉ thép qua da để cố định cung tiếp với nẹp cố định ngoài sau khi nắn cung tiếp gãy [51], hoặc đặt bóng cao su dưới cung tiếp qua đường thái dương [52]. Năm 1985 Trần Văn Trường sử dụng phương pháp lưu bẩy sau khi nắn chỉnh cũng có kết quả tốt.

Năm 1927, Kazanjian dùng mũ thạch cao để cố định tạm điều trị gãy XGM [53]. Schwenzer và Steinhilber [54], Altonen [55] đã cố định XGM

bằng gim, đinh không rỉ vào xương, rồi cố định với mũ thạch cao bằng bộ cố định ngoài. Phương pháp này ít dùng do cồng kềnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá chức năng nhai trên bệnh nhân sau điều trị gãy xương hàm trên Le Fort I, Le Fort II và gò má cung tiếp (Trang 26)