Qua Bảng kết quả tổng hợp các thông số chất lượng nước các sông suối trên địa bản tỉnh Quảng Ninh được trình bày ở bảng 3.3. Nhìn chung, hầu hết các thông số đều đáp ứng yêu cầu cột A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT, ngoại trừ các thông số về tổng chất rắn lơ lửng, DO,COD, BOD, Pb và tổng dầu mỡ. Nồng độ của các chất trong nước sông suối có sự khác nhau không đáng kể.
Các sông, suối tại miền Đông tỉnh Quảng Ninh: Chất lượng nước các sông, suối chính ở phía đông tỉnh Quảng Ninh (sông Ka Long, sông Tiên Yên, sông Ba Chẽ, sông Hà Cối, sông Đầm Hà, suối Bình Liêu, suối Hoành Mô) nhìn chung còn khá tốt, nước sông đảm bảo sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt cần áp dụng công nghệ xử lý phù hợp. Các kim loại nặng như Pb, Cd, Hg, As đều nằm trong TCVN cho phép. Chỉ có hàm lượng Chì (Pb) trong nước sông Ka Long vượt giới hạn cho phép mức A2 của QCVN08:2008/BTNMT.
Sông Ka Long do có nguồn từ Trung Quốc, chịu nhiều ảnh hưởng từ các hoạt động dân sinh, hoạt động của cảng bốc xếp hàng hóa, sơ chế cao su, nơi neo đậu nhiều tàu thuyền, qua lại buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc, nên nước sông có biểu hiện ô nhiễm TSS, dầu mỡ và Pb, hàm lượng TSS cao gấp 1,22 lần QCVN 08:2008/BTNMT cột B1, gấp 2,03 lần QCVN 08/BTNMT cột A2. Hàm lượng dầu mỡ phân tích được trong mẫu nước của sông Ka Long vượt giới hạn cho phép mức B1 của QCVN 08/BTNMT 1,83lần, vượt 9,15 lần mức A2; hàm lượng Pb vượt giới hạn cho phép mức A2 của QCVN 08:2008/BTNMT 1,76 lần.
Bảng 3.3. Kết quả phân tích mẫu nƣớc các sông, suối năm 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh T T Vị trí quan trắc Ký hiệu Thông số pH DO mg/l COD mg/l BOD5 mg/l TSS mg/l As mg/l Cd mg/l Pb mg/l Hg mg/l Coliform MPN/100 ml Tổng dầu, mỡ mg/l 1 Sông Ka Long M1 6,86 5,48 28,3 14,8 61 0,001055 0,001175 0,0353 0,00015 125 0,183
2 Sông Tiên Yên M2 6,76 6,18 20,1 12,25 51 - - - - 81 0,190
3 Sông Ba Chẽ M3 7,67 6,55 23,8 14,68 35 - - - - 8 0,023
4 Sông Đầm Hà M4 7,03 6,04 26,1 18,86 46 - - - - 28 0,035
5 Sông Hà Cối M5 7,32 6,09 23,3 13,80 30 - - - - 16 0,060
6 Sông Sinh M6 7,27 6,26 13,5 7,63 24 - - - - 103 0,098
7 Sông Uông M7 7,55 6,35 11,6 6,67 33 0,01949 0,0006 0,0218 0,0019 93 0,050
8 Sông Mông Dương M8 5,95 4,95 60,2 39,43 333 0,00242 0,0006 0,0675 0,00069 150 0,280
9 Sông Chanh M9 7,75 6,54 9,9 6,77 16 - - - - 36 0,063 10 Sông Trới M10 7,71 6,3 22,9 9,05 30 - - - - 9 0,165 11 Sông Cầm M11 7,33 6,19 15,1 6,3 32 - - - - 41 0,085 12 Sông Vàng Danh M12 7,25 6,39 7,8 4,46 13 0,01388 0,0006 0,03055 0,00026 56 0,020 13 Suối 12 Khe M13 6,7 6,20 6,6 2,83 9 - - - - 34 0,007 14 Suối Lộ Phong M14 6,85 5,04 13,8 7,30 141 - - - - 155 0,103 15 Suối Moong cọc 6 M15 6,2 4,89 24,4 12,02 227 - - - - 38 0,073
16 Suối Hoành Mô M16 6,86 5,87 20,4 12,78 14 - - - - 74 0,014
17 Suối Bình Liêu M17 6,90 6,02 22,1 12,37 15 - - - - 333 0,011
QCVN 08: 2008/ BTNMT (A2) 6-8,5 > 5 15 6 30 0,02 0,005 0,02 0,001 5000 0,02
QCVN 08: 2008/ BTNMT (B1) 5,5-9 > 4 30 15 50 0,05 0,01 0,05 0,001 7500 0,1
Chất lượng nước Sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ bị tác động mạnh vào mùa mưa do xuất hiện lũ, xói mòn rửa trôi, nước đục, màu vàng của đất, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao vượt giới hạn cho phép mức B1 của QCVN 08:2008/BTNMT 1,02 lần, vượt 1,7 và 1,2 lần mức A2.
Sông Đầm Hà, sông Hà Cối tiếp nhận nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp của khu vực. Nước sông có biểu hiện ô nhiễm các chất hữu cơ và dầu mỡ. Hàm lượng BOD và COD trong nước sông đều vượt giới hạn cho phép mức A2, đặc biệt hàm lượng BOD tại sông Đầm Hà còn vượt giới hạn cho phép mức B1 của QCVN 08: 2008/BTNMT 1,3 lần ; hàm lượng dầu mỡ tại đây vượt giới hạn cho phép mức A2 của QCVN 08: 2008/BTNMT 2 và 3 lần.
Nước suối Hoành Mô bắt nguồn từ Trung Quốc và suối chảy qua thị trấn Bình Liêu có chất lượng tương đối tốt, tuy nhiên cũng đã có dấu hiện ô nhiễm COD. Tại suối chảy qua thị trấn Bình Liêu, hàm lượng COD trung bình năm tăng và vượt giới hạn mức A2 1,51 lần trong năm 2013. Suối Hoành Mô hàm lượng COD vượt giới hạn mức A2 1,4 lần.
Như vậy, Hàm lượng COD và BOD cao có thể được lý giải đó là do các sông, suối này là nơi tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất chưa qua xử lý từ các cụm dân cư đô thị và nông thôn.
Các phân tích trên cho thấy điều đáng quan ngại về ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất và sinh hoạt tới môi trường nước khu vực phía đông tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là tại khu vực sông Ka Long thuộc Tp. Móng Cái, nơi tiếp giáp với Trung Quốc. Nếu không có biện pháp kiểm soát xả thải và xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường và thường xuyên quan trắc môi trường nước các sông, suối giáp biên giới Trung Quốc thì vấn đề kiểm soát và khắc phục ô nhiễm sẽ ngày càng khó khăn hơn. Nguy cơ ô nhiễm nước biển ven bờ từ các nguồn nước ô nhiễm này là rất cao. Các sông, suối còn lại đều được sử dụng cho sinh hoạt của một bộ phận không nhỏ dân cư trong vùng, nhất là dân cư huyện Bình Liêu (trên sông Tiên Yên) và các xã miền núi của Tp. Móng Cái. Vì vậy, cần nhanh chóng tìm nguồn nước sạch thay thế cho sinh hoạt trong thời gian tới.
Các sông, suối phía tây tỉnh Quảng Ninh (sông Sinh, sông Uông, sông Mông Dương, sông Chanh, sông Trới, sông Cầm, sông Vành Danh, suối 12 Khe, suối Lộ Phong, suối Moong cọc 6) có biểu hiện ô nhiễm cao hơn, ngoại trừ suối 12 Khe.
Sông Sinh là nơi tiếp nhận nguồn thải từ nhà máy bia Thăng Long, nhiệt điện Uông Bí, nước thải các mỏ than Vietindo, Vàng Danh và các khu dân cư xung quanh. 20 % các đợt quan trắc cho thấy nước sông có biểu hiện ô nhiễm chất hữu cơ và dầu mỡ.
Sông Uông, nơi tiếp nhận nguồn thải từ Công ty nhiệt điện Uông Bí, các mỏ than Vàng Danh, Vietindo và các khu dân cư xung quanh cũng có biểu hiện ô nhiễm chất rắn lơ lửng, BOD và dầu mỡ đều vượt GHCP mức A2 của QCVN 08: 2008/BTNMT. Các đợt quan trắc năm 2013 cho thấy TSS cao gấp 1,1 lần, BOD gấp 1,2 lần; hàm lượng Pb gấp 1,1 lần; dầu mỡ gấp 5 lần GHCP mức A2.
Sông Mông Dương do chịu ảnh hưởng nhiều bởi nước thải mỏ của các Công ty than Đông Bắc, Khe Chàm, Việt Bắc nên sông Mông Dương nên có dấu hiệu ô nhiễm do pH (5,95) và DO (4,95) đều thấp; hàm lượng COD, BOD và TSS rất cao vượt giới hạn cho phép mức B1 nhiều lần. Phát hiện thấy Pb trong mẫu nước vượt giới hạn cho phép mức B1 từ 1,28-2,35 lần.
Sông Chanh, nơi tiếp nhận nguồn thải từ nhà máy chế biến thuỷ sản, các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thủy khu vực và các khu dân cư xung quanh có biểu hiện ô nhiễm BOD và dầu mỡ. BOD cao gấp 1,1 lần và dầu mỡ cao gấp 3 lần giới hạn cho phép mức A2.
Sông Trới là nguồn cấp nước cho nông nghiệp khu vực nơi tiếp nhận các nguồn thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và khu dân cư huyện Hoành Bồ, tuy nhiên hoạt động khai thác khoáng sản phía thượng nguồn như than, cát... trên địa bàn nên thường xuyên có độ đục và hàm lượng TSS cao song vẫn nằm trong GHCP. Tại sông Trới, hàm lượng COD và BOD đều vượt giới hạn cho phép mức A2 1,5 lần.
Sông Cầm là nguồn cấp nước cho nông nghiệp khu vực Đông Triều nơi tiếp nhận các nguồn thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nước sông luôn có màu vàng đục. Trên sông thường xuyên diễn ra hoạt động khai thác cát. Kết quả quan
trắc nhiều năm cho thấy, TSS trong nước sông cao, 50 % đợt quan trắc cho kết quả TSS cao gấp 1,05 – 1,3 lần GHCP. Chất hữu cơ COD, BOD và hàm lượng dầu trong nước sông cũng cao, COD và BOD cao gấp 1,05 lần GHCP; hàm lượng dầu cao gấp 4 lần tiêu chuẩn cho phép.
Sông Vàng Danh có biểu hiện ô nhiễm Pb và dầu mỡ do nước thải nhà máy điện, nước thải sinh hoạt của dân cư hai bên bờ các sông, khai thác than trên thượng nguồn sông; hàm lượng Pb vượt giới hạn cho phép mức A2 QCVN 08:2008/BTNMT 1,5 lần; đợt quan trắc quý II/năm 2013 hàm lượng dầu mỡ vượt tiêu chuẩn mức A2 1,7 lần.
Suối 12 Khe chưa có dấu hiệu ô nhiễm, các thông số chất lượng nước tại tất cả các đợt quan trắc trong năm 2013 đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT, sử dụng được tốt trong mục đích cấp nước sinh hoạt.
Suối Lộ Phong chịu ảnh hưởng từ các hoạt động khai thác than của các mỏ Hà Tu, Núi Béo phía thượng nguồn; là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xung quanh chảy thẳng ra biển. Đoạn cầu Lộ Phong có hàm lượng COD, BOD, dầu mỡ ,TSS đều cao. Trong tất cả các đợt quan trắc hàm lượng TSS đều cao vượt GHCP từ 4,1 đến 5,9 lần mức A2; vượt mức B1 từ 2,46 đến 3,52 lần; hàm lượng dầu mỡ cao vượt GHCP từ 1,95 lần đến 14,1 lần, hàm lượng BOD gấp 1,2 lần mức A2; hàm lượng COD trong quý III và IV năm 2013 đều cao vượt từ 1,02 đến 1,08 lần mức A2 của QCVN 08: 2008/BTNMT.
Suối Moong Cọc 6 chịu tác động từ hoạt động khai thác than từ các mỏ than Cọc 6, Cao Sơn khu vực Cẩm Phả có nhiều bùn đất và than rửa trôi gây bồi lấp dòng chảy nên đã có biểu hiện ô nhiễm TSS, BOD, COD và dầu mỡ. Đoạn chảy qua quốc lộ 18A có TSS cao, 100% đợt quan trắc đều có TSS cao vượt giới hạn cho phép từ 5,7 lần đến 8,8 lần mức A2; hàm lượng BOD, COD vượt GHCP từ 1,6 đến 2 lần, hàm lượng dầu mỡ vượt GHCP 3,5 lần mức A2.