Kiểm kê tài nguyên nước

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt và đề xuất các giải pháp quản lý giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 80)

Một trong những giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước là công tác thống kê, kiểm kê hàng năm về tài nguyên nước. Đây là công tác hết sức quan trọng trong công tác quản lý quy hoạch, khai thác, phân phối, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.

Trên cơ sở các dữ liệu hiện có về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới cần tiếp tục điều tra, khảo sát, cập nhật các thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước phục vụ xây dựng ngân hàng dữ liệu về tài nguyên nước. Để triển khai việc kiểm kê tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, trong giai đoạn trước mắt cần tập trung tiến hành một số dự án sau:

- Điều tra bổ sung hiện trạng khai thác nước dưới đất trên phạm vi toàn tỉnh, cập nhật các dữ liệu hiện trạng vào Cơ sở dữ liệu tài nguyên nước phục vụ quản lý khai thác, sử dụng và cấp phép trong lĩnh vực tài nguyên nước.

- Đánh giá trữ lượng nước dưới đất cho các khu vực khó khăn về nguồn nước bảo đảm phát triển kinh tế, ổn định xã hội và quốc phòng an ninh.

- Điều tra, đánh giá hiện trạng suy thoái số lượng và chất lượng, khả năng tự bảo vệ của nước dưới đất trên địa bàn tỉnh. Khoanh vùng nước dưới đất cần được bảo vệ chặt chẽ và xác định các yêu cầu cần được bảo vệ cho từng vùng cụ thể.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Quảng Ninh hiện đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa - Đô thị hóa mạnh mẽ, cùng với những thành quả về phát triển kinh tế, công tác bảo vệ môi trường của tỉnh cũng đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển này cũng đã làm tác động gây suy thoái các nguồn tài nguyên và môi trường nói chung, các nguồn nước mặt cũng đã bị ô nhiễm cục bộ do tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trong đó cần chú ý là các thông số về TSS, độ đục, dầu mỡ, và một số nguyên tố kim loại nặng. Xu hướng tích lũy cao các yếu tố này trong nước mặt đã có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây.

Nhìn chung nước ở thượng nguồn sông suối có chất lượng tương đối tốt, nhưng ở phía hạ lưu thường bị ô nhiễm cục bộ. Sự biến động của các chất ô nhiễm trong nước có sự biến động khá rõ rệt theo các mùa trong năm. Về mùa mưa, do tổng lượng nước tăng lên, quá trình pha loãng đã làm cho nồng độ các chất trong nước giảm đi, ngược lại trong mùa khô lại có xu hướng tăng cao. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mức độ ô nhiễm giảm dần từ đầu nguồn tới cuối nguồn. Song sự ô nhiễm gia tăng tại một số đoạn sông giữa và cuối nguồn là do sông tiếp tục nhận nước thải. Đặc biệt là ở những khu vực chịu ảnh hưởng của các hoạt động công nghiệp khai thác than và một số khu vực có quá trình hoạt động sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nước mặt ở Quảng Ninh là do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người, đặc biệt là do một lượng lớn nước thải từ các quá trình sản xuất và sinh hoạt được xả thải trực tiếp vào các nguồn nước tự nhiên mà không được xử lý. Suối Moong Cọc 6, Suối Lộ Phong, Sông Mông Dương, hồ Nội Hoàng đã bị ô nhiễm khá nặng chủ yếu là do nhận nước thải từ các khu dân cư, các nhà máy, bệnh viện, làng nghề trên địa bàn tỉnh. Điều đáng chú ý là hầu hết các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất đều chưa có hệ thống xử lý chất thải theo đúng quy trình, ý thức trách nhiệm của người dân về việc bảo vệ môi trường còn kém.

Để tăng cường công tác quản lý và bảo vệ các nguồn nước mặt ở Quảng Ninh cần thiết phải thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp từ chính sách thể chế, khoa học kỹ thuật đến tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng để mỗi người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của chính mình. Bên cạnh đó cần thiết phải có các giải pháp xử lý các nguồn nước thải, ngăn chặn sự xả thải trực tiếp các nước thải gây ô nhiễm nước mặt.

KIẾN NGHỊ

Từ những vấn đề trên, đề tài đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ tài nguyên nước mặt hướng tới phát triển bền vững:

+ Tỉnh Quảng Ninh cần tăng cường hoạt động của Trung tâm quan trắc môi trường, Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh. Thiết lập một số trạm quan trắc môi trường nước mặt tại các thủy vực lớn trên địa bàn tỉnh. Cần tiến hành khảo sát, quan trắc, phân tích chất lượng nguồn nước mặt với quy mô và tần suất lớn hơn để có số liệu đầy đủ phục vụ việc đánh giá chính xác hơn mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt của tỉnh.

+ Thực hiện các dự án cải tạo chất lượng nước tại các sông lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để hạn chế các tác động xấu của ô nhiễm nước đối với con người và sinh vật sống quanh lưu vực sông.

+ Tăng cường quản lý bảo vệ tài nguyên nước theo từng lưu vực kết hợp với ranh giới hành chính để công tác quản lý có hiệu quả hơn. Đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành trung ương hỗ trợ cho các cơ sở được vay vốn ưu đãi từ nguồn Quỹ bảo vệ môi trường để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải.

+ Tăng cường các hình thức tham gia, hỗ trợ trực tiếp của cộng đồng dân cư quanh các thủy vực cho các cơ quan quản lý môi trường trong việc giảm thiểu ô nhiễm và phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước mặt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo môi trường Quốc gia Việt Nam: Tổng quan môi trường Việt Nam, Hà Nội, 115 tr.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Quản lý tổng hợp lưu vực sông theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, 83 tr.

3. Cục Quản lý Tài nguyên nước (2008), Dự án đánh giá ngành nước, Hà Nội. 4. Cục Quản lý Tài nguyên nước (2006), Tuyển chọn các Văn bản quy phạm pháp luật về Tài nguyên nước, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

5. Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh (2011), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh. 6. Các kết quả điều tra khảo sát do Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Bắc thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

7. Vũ Cao Đàm (2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

8. Lê Đức (Chủ biên) (2004), Một số phương pháp phân tích môi trường, NXB ĐHQGHN, Hà Nội, 215 tr.

9. Đại học Quốc gia Hà Nội (2002), Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10.Nguyễn Thị Hoài (2013), Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai,

Khóa luận Kỹ sư ngành Quản lý môi trường, Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, 93 tr.

11.Bùi Công Quang (2011), Quản lý lưu vực sông ở Việt Nam, Bài giảng cho lớp sau đại học về: “Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững”, Trung tâm NC TN&MT, ĐHQGHN, Hà Nội.

12.Võ Quý, Võ Thanh Sơn (2008), Phát triển bền vững với những vấn đề môi trường toàn cầu và Việt Nam, Tài liệu giảng dạy cho khóa Bồi dưỡng sau đại học “Tiếp cận sinh thái học trong Quản lý Tài nguyên thiên nhiên và Phát triển bền vững” và Chương trình

thạc sĩ về “Môi trường trong Phát triển bền vững”, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 152 tr.

13.Trần Trí Trung (2008), Quản lý tổng hợp tài nguyên nước, Giáo trình cho lớp sau đại học về: “Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững”, Trung tâm NC TN&MT, ĐHQGHN, Hà Nội.

14.Ngô Đình Tuấn (1996), Quản lý lưu vực, Giáo trình cho lớp sau đại học về: “Tiếp cận sinh thái học với việc phát triển, quản lý tài nguyên và đánh giá tác động môi trường”, Trung tâm NC TN&MT, ĐHQGHN, Hà Nội.

15. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh 5 năm giai đoạn 2006-2010, 225tr.

16. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010- 2020 và định hướng đến năm 2030.

17. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh (2010), Báo cáo Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh.

18. Tài liệu khí tượng, thủy văn các trạm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thuộc mạng lưới khí tượng thủy văn Quốc gia.

19. Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh (2011,2012,2013), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh.

20.UBND tỉnh Quảng Ninh (2003), Đánh giá tải lượng ô nhiễm bồi lắng và ô nhiễm môi trường nước trên lưu vực vịnh Cửa Lục.

21.UBND tỉnh Quảng Ninh (2004), Đề án Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010.

22.UBND tỉnh Quảng Ninh (2004), Quy hoạch bảo vệ phát triển tài nguyên nước các lưu vực sông ven biển Quảng Ninh.

23.UBND tỉnh Quảng Ninh (2009), Quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể tỉnh Quảng Ninh và một số vùng trọng điểm đến năm 2020.

24.UBND tỉnh Quảng Ninh (2011), Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2015 tầm nhìn 2020.

PHỤ LỤC

Phụ lục I. Tính toán tiềm năng nƣớc mặt

lựa chọn mô hình NAM để tính toán khôi phục dòng chảy cho từng khu vực. Dự án đã sử dụng số liệu của các trạm khí tượng liên quan và sử dụng phương pháp đa giác Theissen tính toán trọng số các trạm mưa để tính toán khôi phục dòng chảy cho từng lưu vực bộ phận. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình MIKE NAM và chỉ tiêu NASH trong Phụ lục 1.2. Qua đó, ta nhận thấy kết quả hiệu chỉnh và kiểm định đạt yêu cầu tính toán. Các trạm tính toán đều có chỉ số NASH trên 0,7 cả trong quá trình hiệu chỉnh và kiểm định. Các thông số trong mô hình được thể hiện chi tiết trong Phụ lục 1.1.

Phụ lục 1. 1. Bộ thông số mô hình MIKE NAM tại các trạm trong vùng tính toán

Trạm Bộ thông số

Umax Lmax CQOF CKIF CK1,2 TOF TIF TG CKBF

Bằng Cả 10,10 100 0,99 800,00 20,80 0,06 0,30 0,05 2000 Bình Liêu 12,00 124 0,77 382,90 18,20 0,18 0,30 0,02 1365 Dương Huy 10,10 104 0,99 497,90 15,50 0,06 0,48 0,07 1379 Tín Cóong 14,20 104 1,00 229,90 15,90 0,10 0,20 0,84 2101

Phụ lục 1. 2. Chỉ tiêu NASH hiệu chỉnh và kiểm định mô hình

TT Trạm NASH hiệu chỉnh NASH kiểm định

1 Bằng Cả 0,75 0,72

2 Bình Liêu 0,72 0,71

3 Dương Huy 0,73 0,70

4 Tín Cóong 0,75 0,71

Phụ lục 1. 3. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định trạm Bằng Cả

Hiệu chỉnh Bình Liêu Kiểm định Bình Liêu

Phụ lục 1. 4. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định trạm Bình Liêu

Hiệu chỉnh Dương Huy Kiểm định Dương Huy

Phụ lục 1. 5. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định trạm Dƣơng Huy

Hiệu chỉnh Tín Coóng Kiểm định Tín Coóng

Phụ lục 1. 6. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định trạm Tín Cóong

Căn cứ vào đặc điểm địa hình, mạng lưới sông ngòi, đặc điểm tài nguyên nước mưa từng khu vực, sử dụng phương pháp lưu vực tương tự để tạo chuỗi số liệu trong đánh giá tài nguyên nước mặt cho từng tiểu lưu vực bộ phận. Mỗi tiểu lưu vực sử dụng bộ thông số của lưu vực tương tự và số liệu mưa của các trạm mưa ảnh hưởng.

STT Tiểu lƣu vực Diện tích (km2) Lƣu vực tƣơng tự Trạm mƣa

1 Khu Đông Triều 396,6 Bằng Cả Đông Triều

2 Khu Uông Bí 255,9 Bằng Cả Uông Bí

3 Khu Quảng Yên 313,4 Bằng Cả Yên Hưng

4 Khu Yên Lập 166,8 Bằng Cả Yên Lập

5 Khu Tây Hạ Long - Hoành Bồ 668,5 Diễn Vọng Hoành Bồ

6 Khu Đông Hạ Long - Cẩm Phả 618,9 Diễn Vọng Bãi Cháy, Cửa Ông

7 Khu Vân Đồn 304,5 Diễn Vọng Cửa Ông

8 Khu Ba Chẽ 605,6 Bình Liêu Ba Chẽ

9 Khu Bình Liêu 550,0 Bình Liêu Tiên Yên

10 Khu Phố Cũ 256,9 Bình Liêu Tiên Yên

11 Khu Tiên Yên 311,6 Bình Liêu Tiên Yên

12 Khu Đầm Hà 309,3 Tìn Coóng Đầm Hà

13 Khu Hải Hà 487,0 Tìn Coóng Quảng Hà

Phụ lục 2: Các kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc nƣớc mặt trên địa bàn Tỉnh năm 2013 Bảng 2.1. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc mặt trên địa bàn Tỉnh mùa khô năm 2013

T T Vị trí quan trắc hiệu Thông số pH Nhiệt độ (0C) DO mg/l COD mg/l BOD5 mg/l TSS mg/l As mg/l Cd mg/l Pb mg/l Hg mg/l Colifo rm MPN/ 100ml Tổng dầu, mỡ mg/l 1 Sông Vàng Danh - Đập Lán Tháp W12 6,56 22,1 6,33 5,2 2,35 9 0,00412 <0,0005 0,0445 0,0000 7 12 0,012 2 Suối 12 khe W13 6,81 21,8 6,31 5,1 1,32 7 - - - - 6 0,002 3 Đập Đồng Ho W17 7,23 22,1 5,87 5,7 3,73 7 - - - - 0 0,006 4 Hồ Yên Lập W19 7,12 18,4 5,67 6,5 2,65 7 - - - - 3 0,065 5 Đập Cao Vân W40 6,67 20,1 6,02 8,80 4,12 10 <4.10-5 <0,0005 0,0012 <3.10-5 20 <0,001 6 Suối Bình Liêu W55 6,85 20,8 5,83 20,5 14,5 15 - - - - 250 0,012

7 Suối Hoành Mô W54 6,91 20,9 5,93 19,5 13,25 16 - - - - 280 0,018

8 Đập Yên Hàn - xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà W57 7,01 20,9 6,08 15,3 10,32 28 - - - - 14 0,002 9 Sông Cầm W02 7,12 21,5 6,12 17 6,07 32 - - - - 9 0,021 10 Hồ Nội Hoàng W05 4,51 22,3 5,11 12,5 6,52 13 0,00576 0,0021 0,0373 <3.10-5 15 0,019 11 Hồ Yên Trung W06 6,82 22,1 5,93 6,2 3,12 11 - - - - 8 0,002 12 Sông Sinh W07 7,65 22,7 6,23 12,3 8,36 25 - - - - 31 0,092 13 Sông Uông W10 7,77 23,8 6,35 10,2 7,35 35 0,00006 <0,0005 0,0031 <3.10-5 12 0,054 14 Hồ Tràng Vinh W60 7,06 22,3 5,63 10,3 7,35 11 - - - - 13 <0,001 15 Hồ Quất Đông W62 7,13 22,2 5,58 12,8 8,36 21 - - - - 15 0,098

18 Suối Lộ Phong W44 6,91 22,9 5,12 10 5,57 123 - - - - 60 0,039

19 Suối Moong Cọc 6 W44 6,18 20,2 4,12 26,5 5,69 171 - - - - 25 0,049

20 Sông Mông Dương - ngầm W46 5,83 20,9 4,82 72,30 53,21 352 0,00195 <0,0005 0,0257 <3.10-5 550 0,351

21 Sông Ba Chẽ - cầu Ba Chẽ 1 W51 7,85 21,4 6,52 18,30 12,78 35 - - - - 30 0,053

22 Sông Ba Chẽ - Cầu Ba Chẽ 2 W52 7,12 21,5 5,96 21,30 15,36 31 - - - - 50 0,057

23 Sông Tiên Yên - điểm hợp lưu với sông Phố Cũ

W53

6,82 22,7 6,15 23,5 16,58 51 - - - - 320 0,753

24 Sông Đầm Hà - cầu Đầm Hà W56 6,94 21,6 5,98 20,5 16,21 51 - - - - 80 0,041

25 Sông Hà Cối - cầu Hà Cối W58 7,32 21,1 6,13 18,1 11,36 31 - - - - 18 0,081

26 Sông Ka Long - cảng thuộc phường Ninh Dương

W64

7,23 22,5 5,36 15,3 10,25 31 0,00081 0,0051 0,0351 <3.10-5 86 0,146

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt và đề xuất các giải pháp quản lý giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)