Phương pháp lấy mẫu nước trên thực địa

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt và đề xuất các giải pháp quản lý giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 31)

Cơ sở và tiêu chí lựa chọn mạng điểm lấy mẫu như sau:

Cơ sở: Lựa chọn mạng điểm lấy mẫu theo Thông tư 29/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa. Lấy mẫu để quan trắc chất lượng nước mặt thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia: TCVN 5992-1995- Chất lượng nước - Lấy mẫu- Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu; TCVN 5993:1995- Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu; TCVN 5994: 1995- Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo; TCVN 5996: 1995- Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối; Mạng điểm quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh của Sở TNMT.

Tiêu chí: Lựa chọn theo các nguyên tắc sau: Các điểm quan trắc phải đại diện chất lượng môi trường nước mặt tại thủy vực lựa chọn nghiên cứu, có tính đặc

trưng. Phản ánh đúng hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt tại tỉnh Quảng Ninh đảm bảo tính khách quan, thường xuyên, logic [7].

Việc lựa chọn điểm lấy mẫu khảo sát và phân tích cũng dựa trên mạng điểm quan trắc hiện tại đã được thực hiện hàng năm theo Quyết định số 3108/QĐ-UBND ngày 25/9/2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc Phê duyệt Mạng điểm quan trắc môi trường nước và không khí tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. Theo đó, đề tài này tập trung lấy mẫu nước mặt như sau:

Các bƣớc thực hiện

a. Chuẩn bị các vật liệu để lấy mẫu:

Dụng cụ lấy mẫu mở: Là những bình hở miệng dùng để lấy nước ở bề mặt Dụng cụ lấy mẫu kín: Đó là những vật thể rỗng, có van, dùng để lấy mẫu nước ở độ sâu xác định (mẫu đơn hoặc mẫu loạt) hoặc để lấy mẫu tổ hợp theo chiều sâu

Bơm: Bơm bút dùng tay hoặc mô tơ, hoặc bơm nhúng, hoặc máy lấy mẫu phun hơi đều sử dụng được.

Các dụng cụ khác: phễu, dây, xích, tay cầm nối dài, phin lọc và hộp lọc, thùng chứa và vận chuyển mẫu.

Các dụng cụ an toàn cá nhân: găng tay, khẩu trang y tế, kính bảo hộ, bộ đồ cấp cứu

Kiểm tra chất lượng của các thiết bị xem có dấu hiệu hỏng hóc, nứt hay vỡ trước khi đem ra sử dụng

b. Chọn vị trí lấy mẫu:

Tổng số lượng mẫu lấy như sau: 28 mẫu, trong đó: Mẫu nước sông, suối: 17 mẫu, Mẫu nước hồ, đập: 08 mẫu; tập trung vào nguồn tài nguyên nước mặt nội địa trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh (không kể các xã đảo), bao gồm 13 huyện, thị xã, thành phố, gồm 28 điểm để lấy mẫu cụ thể như sau:

Bảng 2.1.Tổng hợp các điểm quan trắc chất lƣợng nƣớc mặt tỉnh Quảng Ninh STT hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu

1 W02 Sông Cầm, Huyện Đông Triều 2 W05 Hồ Nội Hoàng, Huyện Đông Triều 3 W06 Hồ Yên Trung, TP Uông Bí 4 W07 Sông Sinh, TP Uông Bí 5 W10 Sông Uông, TP Uông Bí 6 W12 Suối Vành Danh, TP Uông Bí 7 W13 Suối 12 Khe, TP Uông Bí

8 W15 Sông Chanh Cầu, Thị xã Quảng Yên 9 W17 Đập Đồng Ho, Huyện Hoành Bồ

10 W18 Sông Trới (cửa sông), Huyện Hoành Bồ 11 W19 Hồ Yên Lập, TP Hạ Long

12 W35 Suối Lộ Phong, TP Hạ Long 13 W44 Suối Moong cọc 6, TP Cẩm Phả 14 W46 Sông Mông Dương, TP Cẩm Phả

15 W51

Sông Ba Chẽ Cầu Ba Chẽ 1 Huyện Ba Chẽ

16 W52 Cầu Ba Chẽ 2

17 W53 Sông Tiên Yên (điểm hợp lưu với sông Phố Cũ), Huyện Tiên Yên 18 W54 Suối Hoành Mô, Bình Liêu

19 W55 Suối chảy qua thị trấn Bình Liêu 20 W56 Đầm Hà, Huyện Đầm Hà

21 W57 Đập Yên Hàn, Quảng Tân- Đầm Hà 22 W58 Sông Hà Cối

23 W40 Đập Cao Vân, TP Cẩm Phả 24 W60 Hồ Tràng Vinh, TP Móng Cái 25 W62 Hồ Quất Đông, TP Móng Cái

26 W64

Sông Ka Long Phường Ninh Dương Thành phố

Móng Cái

27 W65 Cầu Ka Long

28 W66 Ngã 3 S. Ka Long- Bắc Luân

c. Cách thức lấy mẫu:

Tại mỗi điểm, lấy 3 mẫu ở 3 độ sâu khác nhau, mẫu đầu tiên là lấy nước trên bề mặt độ sâu khoảng 50cm, mẫu thứ hai lấy ở giữa, mẫu thứ ba lấy gần đáy sau đó trộn chung lại thành 1 mẫu duy nhất

Ghi ký hiệu lại mẫu bao gồm tên mẫu, thời gian lấy mẫu, người lấy mẫu để dễ phân biệt khi thí nghiệm.

Với tần suất lấy mẫu: Lấy 4 lần trong thời gian các quý I, II, III, IV trong 1 năm. Tùy theo các chỉ tiêu xét nghiệm mà tính toán lượng mẫu cần lấy. Tất cả đều lấy đầy chai và đậy kín.

d. Bảo quản mẫu:

Tốt nhất mẫu nên được phân tích ngay khi lấy. Nếu không thể phân tích ngay trong vòng 1 giờ, phải bảo quản mẫu ở 4oC không quá 24giờ. Nếu bảo quản trong thời gian dài nên đông lạnh ở -20o

C .

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt và đề xuất các giải pháp quản lý giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)