- Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn lưu động:
3.1. 2 Mục tiêu của công ty với những dự án đã, đang và sẽ thực hiện
- Dự án Tây Nam hồ Linh Đàm: Công ty tập trung đẩy nhanh thi công hạ tầng kỹ thuật của Dự án (san nền, giao thông, thoát nước mưa, thoát nước thải) cũng như triển khai công tác chuẩn bị đầu tư các hạng mục hạ tầng kỹ thuật khác.Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục hoàn thiện công tác thẩm hồ sơ tổng mặt bằng điều chỉnh quy hoạch cục bộ Lô CT2, CT3 tại Sở Quy hoạch kiến trúc trước ngày 20/9/2010 và trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt trong tháng 12/2010. Triển khai công tác chuẩn bị đầu tư các công trình nhà ở cao tầng, thấp tầng của Dự án để đảm bảo khởi công công trình cao tầng trong quý I/2011 và có thể bắt đầu kinh doanh thu hồi vốn đầu tư trong năm 2011.
- Phấn đấu đến cuối năm 2012 hoàn thành toàn bộ công tác đầu tư xây dựng nhà ở
cao tầng và thấp tầng với tổng diện tích sàn là: 220.000 m2 sàn nhà ở (chưa kể
67.000 m2 sàn nhà ở bàn giao cho Thành phố).
- Quý III/2013 hoàn thành 13.150 m2 sàn trường học, nhà trẻ được đầu tư bằng vốn của Chủ đầu tư và 10.000 m2 sàn trường học chuyển giao cho Chủ đầu tư thứ phát.
- Dự án khu phố 3, 4 khu đô thị Trần Hưng Đạo, Thái Bình: Tập trung đầu tư hoàn thành dứt điểm toàn bộ các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trong Quý III/2010 để bàn giao cho các cơ quan chức năng của Thành phố Thái Bình. Triển khai thủ tục xin chấp thuận đầu tư công trình nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại lô đất cao tầng thuộc Dự án. Phấn đấu khởi công công trình trong Quý I/2011 và đến năm 2012 sẽ đóng góp 14.500 m2 sàn nhà ở xã hội cho tỉnh Thái Bình.
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để sẵn sàng triển khai đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng của Lô LK8, LK9 – Khu đô thị mới Vân Canh để có thể tiến hành kinh doanh thu hồi vốn khi Tập đoàn có chủ trương cho phép tiếp tục triển khai. Việc đẩy nhanh công tác đầu tư và kinh doanh nhà ở thấp tầng tại LK8, LK9 Vân Canh sẽ góp phần đảm bảo chỉ tiêu doanh thu của Công ty năm 2012 và hoàn thành 20.800 m2 sàn nhà ở.
- Dự án đầu tư công trình 777 đường Giải Phóng: Giải quyết dứt điểm các thủ tục để trình Sở Kế hoạch đầu tư để xin cấp chứng nhận đầu tư; làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Phấn đấu hoàn tất các thủ tục đầu tư để khởi công công trình vào Quý I/2011 và đến năm 2012 sẽ hoàn thành 8.350 m2 sàn văn phòng và nhà ở.
* Đối với dự án phát triển mới:
- Đối với dự án lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Quỳnh Mai, Công ty xác định đây là nhiệm vụ có tính chất chính trị khẳng định uy tín của Tập đoàn đối với Thành phố Hà Nội và UBND quận Hai Bà Trưng. Công ty đang đẩy nhanh các công tác thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch của Dự án. Trước mắt, Công ty phải xác định nguồn gốc đất, thoả thuận ranh giới quy hoạch, triển khai nghiên cứu, lập đồ án quy hoạch chi tiết 1/500, hoàn thành công tác thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch trong năm 2010; bám sát kế hoạch phê duyệt của quy hoạch định hướng phát triển của Thành phố và hoàn thành hồ sơ quy hoạch trong vòng 6 tháng.
- Mở rộng địa bàn phát triển các dự án mới tại tại các địa bàn tiềm năng như khu vực miền Trung và các tỉnh khu vực phía Bắc. Các biện pháp thực hiện:
+ Xây dựng và hoàn thiện các nội quy, quy chế quản trị Công ty cho phù hợp với Điều lệ sửa đổi.
+ Tập trung tìm kiếm, phát triển dự án mới và triển khai tốt các dự án chuyển tiếp.
+ Nâng cao năng lực về Tài chính của Công ty bằng nhiều hình thức như đầu tư đúng hướng vào những dự án, công trình mang lại hiệu quả cao để bảo toàn và phát triển vốn.
+ Không ngừng củng cố, phát triển theo định hướng Công ty con trong mô hình Tập đoàn: Duy trì và vận hành có hiệu quả 21 quy trình quản lý chất lượng ISO. Phát triển hình ảnh và hoạt động của Công ty thông qua website của Công ty để đem đến thông tin cho công chúng. Thực hiện thông tin công khai minh bạch của Công ty đại chúng, thực hiện nghiêm túc việc kiểm toán báo cáo tài chính.
+ Tiếp tục rà soát và bổ sung cán bộ có năng lực, xây dựng tiêu chí lựa chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ có chất lượng để đảm bảo mục tiêu xây dựng doanh nghiệp có tính chuyên nghiệp cao, nâng cao hiệu quả liên kết hỗ trợ giữa
các phòng ban, đề cao tinh thần trách nhiệm trong mỗi cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.
+ Đầu tư về chiều sâu đối với các dự án trọng điểm, sớm hoàn thành các dự án đang thực hiện. Tiếp tục tìm kiếm và khai thác các dự án nhỏ lẻ trong thành phố, đặc biệt là chương trình cải tạo nhà chung cư cũ.
+ Xây dựng phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ của Công ty, sử dụng hiệu quả phần vốn của các cổ đông đóng góp, đảm bảo quyền lợi của các cổ đông và người lao động trong Công ty. Đưa cổ phiếu của HUD2 niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán để có điều kiện chào bán ra ngoài, tăng thặng dư vốn đảm bảo đủ vốn đáp ứng nhiệm vụ đầu tư.
+ Tranh thủ sự ủng hộ và tăng cường củng cố phát triển các mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý, đặc biệt là Thành phố Hà Nội và Bộ Xây dựng để triển khai thực hiện dự án được thuận lợi.
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
3.2.1. Xây dựng kế hoạch sử dụng vốn
Do đặc thù kinh doanh của công ty là đầu tư các công trình xây dựng nên đòi hỏi công ty phải có một lượng vốn đủ lớn. Do vậy, trong thời gian tới công ty cần hạn chế tới mức thấp nhất các khoản phải thu gây lãng phí, ứ đọng vốn. Để làm được điều đó công ty phải đề ra định mức đầu tư rõ ràng cho mỗi hạng mục công trình, trên cơ sở đó để có lượng vốn hợp lý, tiết kiệm vốn lưu động, đồng thời bảo đảm cho quá trình đầu tư được thường xuyên và liên tục. Việc lập kế hoạch sử dụng vốn nhất thiết phải dựa vào sự phân tích tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính của kỳ trước làm cơ sở cùng với kế hoạch dự định về hoạt động kinh doanh của công ty trong kỳ kế hoạch và những dự kiến về sự biến động của thị trường.
- Nhà ở có mức giá hợp lý để phục vụ quảng đại người dân có thu nhập trung bình là mục tiêu hướng tới của Công ty HUD2. Đặc biệt, chú trọng nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong thiết kế, thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, cũng như nghiên cứu sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, vật liệu nhẹ, vật liệu thân thiện môi trường.
- Giải pháp tiết kiệm cụ thể gồm rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư các dự án cho phù hợp với khả năng huy động vốn, nhất là các dự án trong lĩnh vực BĐS. Đình hoãn, giãn tiến độ các dự án chưa cấp bách và không làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động của DN; chỉ khởi công các dự án mới đã rõ hiệu quả và bảo đảm được nguồn vốn để thực hiện; cắt giảm, sắp xếp lại các dự án đầu tư theo hướng tập trung cho các lĩnh vực kinh doanh chính.
- Thực hiện nghiêm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sẽ giảm tối đa các chi phí quản lý. Việc tổ chức hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, mua sắm ô tô mới và trang thiết bị văn phòng, phương tiện làm việc phải thực sự cần thiết. Các cuộc họp, hội nghị triển khai theo hình thức trực tuyến để tiết kiệm thời gian, giảm chi phí đi lại. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành hoạt động SXKD, bảo đảm thông tin điều hành được xử lý kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm chi phí công vụ mang lại nhiều hiệu quả trong SXKD.
- Hàng loạt các biện pháp tiết kiệm cụ thể đã được xây dựng và bắt đầu trong quá trình triển khai là rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư các dự án cho phù hợp với khả năng huy động vốn, nhất là các dự án trong lĩnh vực bất động sản; đình hoán giãn tiến độ các dự án chưa cấp bách và không làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; chỉ khởi công các dự án mới đã có hiệu quả và đảm bảo được nguồn vốn để triển khai thực hiện; cắt giảm, sắp xếp dự án theo hướng tập trung cho các lĩnh vực kinh doanh chính. Đối với vốn đầu tư, sử dụng linh hoạt và điều chuyển vốn một cách hợp lý gắn trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn đến cá nhân.
- Chú trọng nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong thiết kế, thi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nhà ở, và sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng, vật liệu nhẹ để giảm tải trọng cho móng nhà, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành sản xuất kinh doanh, đảm bảo thông tin điều hành sử lý kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm chi phí công vụ mang lại nhiều hiệu quả cho sản xuất kinh doanh.
3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm gắn kết chặt chẽ với giá trị sản phẩm và uy tín của công ty. Vì vậy, công ty phải thường xuyên theo dõi kiểm tra chất lượng công trình từ khâu nguyên liệu đến khâu xuất bán thành phẩm và dịch vụ phục vụ khách hàng để kịp thời xử lý những bất trắc trong sản xuất, đảm bảo chất lượng và bảo vệ quyền lợi của người mua. Công ty cần phải có trách nhiệm với các công trình do công ty đầu tư bằng việc giám sát chặt chẽ các khâu trong quá trình thi công để đảm bảo uy tín cho công ty. Đồng thời, công ty cũng cần có một bộ phận quản lý nhà nhằm giải đáp những thắc mắc của khách hàng và thực hiện công tác bảo hiểm công trình xây dựng khi có trục trặc kỹ thuật xảy ra tạo sự yên tâm cho khách hàng khi mua các sản phẩm của công ty.
- Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch đô thị, rà soát quy hoạch hiện có, bổ sung cập nhật quy hoạch, tiến hành quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết cho đầy đủ; quan tâm đến nâng cao chất lượng công trình, an toàn của công trình xây dựng; tiếp tục đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cụ thể hóa chiến lược phát triển nhà ở bằng các chính sách cụ thể; xây dựng chiến lược phát triển thị trường bất động sản; có các chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xây dựng phát triển đồng thời kiểm soát, quản lý chặt chẽ để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực.
3.2.3. Nhanh chóng thu hồi các khoản nợ tồn đọng
Công ty cần phải nhanh chóng thu hồi các khoản nợ tồn đọng, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn lâu. Theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu để có biện pháp xử lý thích đáng với những khoản nợ này, không cấp tín dụng thương mại cho những khách hàng vẫn còn nợ cũ hay không có khả năng trả nợ vay. Khi cấp tín dụng thương mại, công ty cần điều tra kỹ uy tín và khả năng thanh toán của khách hàng, ký kết hợp đồng chặt chẽ để tránh gây ra những thiệt hại về vốn.
3.2.4. Tăng nhanh vòng quay vốn lưu động
Công ty cần tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, giảm thời gian luân chuyển bằng việc tăng nhanh tốc độ hoạt động, làm giảm lượng vốn trong lưu thông. Việc tăng nhanh vòng quay của vốn phải được thực hiện ở tất cả các khâu. Đầu tư ứng
dụng công nghệ hiện đại, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh để làm giảm lượng nguyên vật liệu, sản phẩm tồn kho.
3.2.5. Tiết kiệm các khoản chi phí
Ngoài việc tiết kiệm chi phí thi công các hạng mục công trình bằng cách tìm nguồn cung ứng nguyên liệu phù hợp, áp dụng công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất lao động…, công ty cũng cần phải tiết kiệm chi phí khác như: tiết kiệm chi phí chạy dự án, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí giao dịch với khách hàng, chi phí giải phóng mặt bằng và tạm cư. Công ty phải quản lý chặt chẽ các khoản chi phí nhằm giảm bớt các lại chi phí không cần thiết như chi phí giao dịch, chi phí đi lại, tiền điện thoại…Công ty cần lập kế hoạch chi tiêu cho từng kỳ kinh doanh và có các định mức rõ ràng. Đồng thời, thường xuyên đưa ra những cải cách thích hợp và tổ chức phát động các đợt thi đua tiết kiệm giữa các xí nghiệp hoặc các phòng ban trong công ty.
3.2.6. Lập quỹ dự phòng tài chính
Trong kinh doanh, công ty có thể gặp rủi ro. Điều này có thể do nguyên nhân chủ quan, có thể do nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. Bởi vậy, công ty cần thiết lập một quỹ dự phòng tài chính nhằm hạn chế tổn thất có thể xảy ra, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn và có thể dùng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
3.3 Kiến nghị
Trong những năm gần đây các doanh nghiệp hoàn toàn độc lập tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động trong việc huy động vốn và sử dụng vốn. Nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô với các chính sách kinh tế - xã hội đã được ban hành. Tuy nhiên, để tạo môi trường và điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp đồng thời phải phù hợp với tình hình thực tế, đòi hỏi nhà nước cần có những cải cách sau:
* Về môi trường kinh tế
Đó là tất cả những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, đó là chính sách kinh tế vĩ mô của nhà
nước. Các chính sách này đúng đắn và phù hợp sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên một môi trường kinh tế ổn định và phát triển, từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự tác động của các chính sách vĩ mô được thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Lãi suất vay ngân hàng:
Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn tài trợ đắc lực và hữu hiệu nhất với bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh trong nền KTTT
Nhưng mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng là lãi suất và điều kiện thanh toán. Lãi suất được coi như một chi phí vốn mà việc tăng hay giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bởi vậy, ngân hàng phải tính toán một cách hợp lý sao cho lãi suất tiền vay luôn nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp. Khung lãi suất do ngân hàng nhà nước quy định phải bảo đảm vừa khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, vừa hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh thuận lợi.
Các ngân hàng cũng cần xem xét điều kiện cho vay. Nếu ngân hàng đó quá