- Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn lưu động:
2.2.5.2 Khả năng thanh toán nợ
Sự biến động của các khoản nợ phải thu và phải trả tác động thế nào đến tình hình thanh toán. Tình hình sử dụng vốn của công ty như thế nào, ta sẽ đi sâu vào phân tích khả năng thanh toán của công ty thông qua các hệ số sau:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ HUD2
ĐVT: triệu đồng
Năm / Chỉ tiêu 2009 2010 2011
1. Doanh thu thuần 183.625 154.738 37.516
2. Vốn lưu động bình quân 424.155 377.755 354.447 3. Tiền và các khoản tương đương tiền 26.621 44.092 6.731
4. Các khoản đầu tư ngắn hạn 0 0 40.200
4. Khoản phải thu 117.316 238.423 132.242
5. Hàng tồn kho 239.580 107.526 134.914
6. Nợ ngắn hạn 305.552 310.682 208.124
7. Hệ số thanh toán hiện hành 1,39 (lần) 1,2( lần) 1,67 (lần) 8. Hệ số thanh toán nhanh 0,47 (lần) 0,92 (lần) 0,86 (lần) 9. Hệ số thanh toán tức thời 0,08 (lần) 0,14(lần) 0,03 (lần) 10. Vòng quay các khoản phải thu 1,21(vòng) 0,58 (vòng) 0,2 (vòng) 11. Kỳ thu tiền bình quân 298 (ngày) 622(ngày) 1800 (ngày) 12. Vòng quay hàng tồn kho 0,75 1,5 (vòng) 0,16 (vòng) 13. Vòng quay tiền mặt 7,1 3,51 (vòng) 5,57 (vòng)
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2009, 2010, 2011 của Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà HUD2
- Hệ số thanh toán hiện hành là thước đo khả năng có thể trả nợ của công ty, nó chỉ ra phạm vi quy mô mà yêu cầu chủ nợ được trả bằng TSLĐ có thể chuyển đổi thành tiền trong kỳ phù hợp với trả nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán hiện tại cho thấy mức độ an toàn của một công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Qua bảng số liệu trên ta thấy công ty cả 3 năm 2009, 2010 và 2011 luôn ở mức lớn hơn 1, điều nay có nghĩa là tổng tài sản lưu động bình quân của công ty, luôn có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng VLĐ chứ không phải bán số TSCĐ. Khả năng thanh toán hiện hành trung bình ngành năm 2009 là 1,39,
năm 2010 là 1,5; năm 2011 là 1,49. Như vậy, so với trung bình ngành, công ty cũng đạt mức tương đối phù hợp. Năm 2010, hệ số thấp nhất, chỉ có 1,2., nguyên nhân do nợ ngắn hạn nhiều nhất trong 3 năm.
+ Hệ số thanh toán hiện hành =
- Năm 2009 = = 1,39 ( lần)
- Năm 2010 = = 1,2( lần)
- Năm 2011= =1,67( lần)
- Hệ số khả năng thanh toán hiện tại không phản ánh được tính linh hoạt của một công ty. Hiển nhiên là một công ty có dự trữ tiền mặt lớn và các chứng khoán khả mại sẽ có khả năng thanh toán lớn hơn một công ty có mức hàng tồn kho lớn. Một hệ số được thiết lập chi tiết hơn khi xem xét vấn đề cơ cấu tài sản có thể loại bỏ được những thành tố kém tính thanh khoản nhất trong tài sản lưu động chính là hệ số khả năng thanh toán nhanh.
Hệ số thanh toán nhanh như (tiền mặt + các khoản phải thu) so với số nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả năng trả nợ ngắn hạn hiện hành so với hệ số thanh toán hiện hành. Qua bản số liệu trên ta thấy hệ số này ở mức thấp, các chỉ tiêu này đều nhỏ hơn 1, năm 2010 tăng 0,45 lần, năm 2011 lại giảm 0,06 lần so với 2010. Ta thấy tình hình thanh toán của công ty đã gặp khó khăn trong năm 2009, việc trả nợ ngắn hạn sẽ buộc công ty phải tiêu thụ bớt hàng tồn kho và chịu ép giá khi bán ra, năm 2009 chỉ số trung bình ngành là
1,1(lần), như vậy công ty năm 2009 khá thấp so với ngành. Năm 2010 và 2011, chỉ số này trung bình ngành đều đạt 0,97, công ty thấp hơn khoảng 7%, điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty vẫn trong mức phù hợp.
+ Hệ số thanh toán nhanh =
- Năm 2009= =0,47( lần)
- Năm 2010= =0,92( lần)
- Năm 2011= =0,86 (lần)
Ngoài 2 chỉ tiêu trên khi đánh giá khả năng thanh toán của công ty còn sử dụng tới hệ số thanh toán tức thời. Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả, mà không cần thu hồi hay bán gấp lượng hàng tồn kho, để đảm bảo khả năng thanh toán các công ty thường muốn duy trì hệ số thanh toán tức thời của đơn vị mình lớn hơn 0,5, nhưng cũng không quá cao thì mới đảm bảo được cho các công ty, để tránh tình trạng lãng phí vốn, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy hệ số thanh toán tức thời của công ty tương đối thấp. Năm 2010 tăng so với năm 2009 cụ thể là tăng 0,06 (lần), do vốn bằng tiền năm 2010 cao nhất trong 3 năm, tăng 65,6% so với năm 2009. Nhưng năm 2011, giảm xuống chỉ có 0,03 lần, đây là một mức rất thấp so với mức tiêu chuẩn chung. Điều này chứng tỏ, phần vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản lưu động. Vốn bằng tiền năm 2011 chỉ có 6.731, giảm 84,7% so với 2010. Vì vậy khi phát sinh nhu cầu về tiền mặt với số lượng lớn, công ty sẽ không còn cách nào khác
Hệ số thanh toán tức thời = Tiền + các khoản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn - Năm 2009= 0,08( lần) - Năm 2010= 0,14 ( lần) - Năm 2011= 0,03 ( lần)
Như vậy có thể thấy rằng khả năng thanh toán là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn cũng như sự phát triển bền vững lâu dài của công ty.
Qua bảng trên ta thấy vòng quay các khoản phải thu là tương đối thấp, năm 2009 cao nhất, 1,21 vòng, năm 2011 vòng quay các khoản phải thu là 0,2 vòng, thấp hơn năm 2010 là 0,38 vòng. Số vòng quay này giảm chứng tỏ số vốn bị chiếm dụng tăng. Công ty cần phát huy để đảm bảo cho tổng số vốn của công ty có tính thanh khoản cao, tương ứng với việc tăng số vòng quay các khoản phải thu thì kỳ thu tiền bình quân giảm đi. Với đăc điểm kinh doanh, sản phẩm của công ty là những công trình xây dựng và có thời gian dài. Vì vậy kỳ thu tiền bình quân của công ty là tương đối lớn. Năm 2009, kỳ thu tiền bình quân là 298 ngày, năm 2010 kỳ thu tiền bình quân là 622 ngày, tăng 324 ngày so với năm 2009. Là do vòng quay các khoản phải thu năm 2009 lớn hơn vòng quay các khoản phải thu năm 2010.Năm 2011 là năm có kỳ thu tiền lớn nhất, 1800 ngày, do doanh thu năm 2011 đạt mức thấp, ảnh hưởng chung của cả nền kinh tế, làm cho vòng quay khoản phải thu ở mức thấp nhất, dẫn đến kỳ thu tiền cao nhất. Đây là vấn đề công ty cần quan tâm và sớm đưa ra phương hướng cải thiện, mặc dù tình trạng hiện nay đều đang rất trở ngại với các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt doanh nghiệp xây dựng nói riêng.
phải thu Bình quân các khoản phải thu
- Năm 2009= =1,21 (vòng)
- Năm 2010 = =0,58(vòng)
- Năm 2011 = =0,2 (vòng)
Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày của kỳ phân tích (360)Vòng quay các khoản phải thu
- Năm 2009= =298 ( ngày)
- Năm 2010 = 622 (ngày) - Năm 2011 = = 1800(ngày)
So với hàng tồn kho và các khoản phải thu mặc dù vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản lưu động, song ảnh hưởng của nó trong quá trình bán hàng là không thể phủ nhận được. Cũng như vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tiền mặt phản ánh trong kỳ nghiên cứu của một đồng tiền mặt tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy vòng quay hàng tồn kho năm 2010 tăng lên so với năm 2009. Năm 2009 vòng quay hàng tồn kho là 0,75 (vòng), năm 2010 là 1,5 (vòng), tăng 0,75 (vòng). Nhưng năm 2011 giảm xuống mức rất thấp, chỉ có 0,16 vòng. Chứng tỏ vòng quay hàng tồn kho của năm 2010 tốt nhất trong 3 năm, việc tổ chức, quản lý hàng dự trữ của công ty trong năm 2011 giảm so với năm 2010. Tuy nhiên đặc thù ngành là xây lắp, dự án xây xong lại tiếp tục dư án mới,
nếu xét về hàng tồn kho thì luôn ở giá trị lớn, nên hệ số này không cao so với các ngành khác.
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân trong kỳ - Năm 2009= 0,75 (vòng) - Năm 2010 = = 1,5(vòng) - Năm 2011 = = 0,16(vòng)
Vòng quay tiền mặt = Doanh thu thuần
Tiền + các khoản tương đương tiền
- Năm 2009 = =7,1 (vòng)
- Năm 2010 = = 3,51 (vòng)
- Năm 2011= = 5,57( vòng)
Từ số liệu trên ta thấy vòng quay tiền mặt năm 2010 giảm mạnh so vơi năm 2009, nhưng đến 2011 lại tăng trở lại. Năm 2010 so với năm 2009 thì doanh thu giảm nhưng tiền và các khoản tương đương tiền tăng. Trong khi đó, năm 2011 cả
doanh thu thuần và tiền, các khoản tương đương tiền giảm mạnh, tuy nhiên tỷ lệ giữa doanh thu thuần và tiền mặt lớn nên hệ số này lớn, vòng quay tiền mặt tăng lên làm cho hiệu quả sử dụng vốn tăng lên, năm 2011 cả hai chỉ tiêu không cao nhưng hiệu quả sử dụng vốn như vậy là hiệu quả.
Vòng quay tiền mặt năm 2009 cao nhất, đạt 7,1 vòng; năm 2010 là 3,51 (vòng), năm 2011 là 5,57 (vòng) tăng 2,06 (vòng) so với năm 2010.