Cách khám lâm sμng một bệnh nhân sơ sinh bị vμng da:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG THỰC HÀNH LÂM SÀNG KHOA TIÊU HÓA - ĐẶC ĐIỂM GIẢi PHẪU SINH LÝ BỘ MÁY TIÊU HÓA TRẺ EM (Trang 50)

V/ Tμi liệu tham khảo:

2.Cách khám lâm sμng một bệnh nhân sơ sinh bị vμng da:

Khi khám bệnh nhân vμng da, bắt buộc các học viên phải khám trẻ ở nơi có đủ ánh sáng trời. Cố gắng khám trong môi tr−ờng nhiệt độ phòng lμ 28 đến 30 độC để có thể bộc lộ bệnh nhân tốt nhất.

2.1. Khám vμng da:

Khi khám bệnh nhân vμng da, chúng ta phải chú ý phát hiện các dấu hiệu nhằm trả lời đ−ợc các vấn đề sau:

- Vμng da hay không? Nếu có vμng da nặng hay vμng da nhẹ? - Vμng da có kèm thêm các triệu chứng gì khác không?

2.1.1. Khi khám để tìm dấu hiệu vμng da cần khám trên da vùng mặt, vùng thân mình (ngực vμ bụng), vùng chi (chân vμ tay).

- Khi khám dựng tay ấn nhẹ tay lên trên da trẻ các vùng nμy rồi nhẹ nhμng bỏ tay ra xem ở vùng ấn có bị vμng không? Khi thấy vμng da thì phải nhận định lμ vμng sáng hay vμng xạm? Vμng nặng hay vμng nhẹ? Vμng da phải khám liên tục trong nhiều ngμy để theo dõi vμng da xem có tăng lên hay giảm đi? tăng nhanh hay chậm?

- Xem củng mạc mắt có vμng không? - N−ớc tiểu trẻ vμng hay trong?

- Phân trẻ nh− thế nμo? mμu vμng hay mất mμu hay mầu xanh đen của phân xu? Nếu thấy phân trẻ bị bạc mμu chúng ta cần khám tất cả các lần trẻ đi ngoμi vμ khám liên tục trong 10 ngμy liền để phân biệt tắc mật trong gan hay tắc mật ngoμi gan.

Sau khi khám xong vμng da chúng ta có thể suy nghĩ h−ớng tới:

- Vμng da tăng bilirubine gián tiếp khi da vμng sáng, n−ớc tiểu trong, phân vμng. Nếu củng mạc mắt vμng thì phải chú ý rằng vμng da trong tr−ờng hợp nμy th−ờng vμng rõ, vμng da nặng.

- Vμng da tăng bilirubine trực tiếp khi da vμng xạm, củng mạc mắt vμng rõ, n−ớc tiểu vμng vμ phân bạc mμu.

- Khám dấu hiệu thiếu máu: Trẻ có bị thiếu máu không? Da trẻ có bị xanh xao không? trẻ nhợt nhạt hay xanh nhẹ (chú ý nếu trẻ bị thiếu máu ngay sau đẻ do mất máu lúc cắt rốn hoặc mất máu do truyền mỏu từ thai sang thai thì cũng lμ tr−ờng hợp nặng ở trẻ bị vμng da).

- Khám xem gan lách có to không? Chú ý trẻ sơ sinh, gan luôn sờ thấy d−ới bờ s−ờn khoảng 1-2 cm. Nh−ng lách không sờ thấy d−ới bờ s−ờn. Nếu thấy gan lách to, mềm nên nghĩ xem có phải gan lách to trong bệnh cảnh tan máu hay không? Gan lách chắc thì xem có phải gan lách to trong một số bệnh nh− giang mai bẩm sinh...

- Dấu hiệu của tan máu gồm: Da xanh vμng, có thể gặp dấu hiệu phù thai nhi, gan lách to, hemoglobine niệu.

- Khám dấu hiệu thần kinh:

Có thay đổi ý thức không? Nếu có thì kích thích hay ngủ gμ ? Th−ờng những trẻ đẻ non th−ờng li bì nên khi khám cần phân biệt rõ dấu hiệu thay đổi tinh thần của bệnh thực sự hay lμ triệu chứng tinh thần của đẻ non đơn thuần.

Có giảm tr−ơng lực cơ hay không? Th−ờng thì trẻ sơ sinh có dấu hiệu tăng tr−ơng lực cơ sinh lý

Bệnh nhân có bệnh cảnh của vμng da nhân: Co giật, xoắn vặn với tăng tr−ơng lực cơ... - Tìm các dấu hiệu nặng khác:

Dấu hiệu của đẻ non: thai bao nhiêu tuần? trẻ cμng đẻ non cμng có yếu tố nguy cơ nặng. Dấu hiệu chảy máu: Khám xem trẻ có bị b−ớu máu, chảy máu ở trên da, đ−ờng tiêu hoá, đặc biệt khám dấu hiệu não mμng não, đặc biệt ở trẻ vμng da mμ có xuất huyết não-mμng não thì tiên l−ợng rất nặng.

Dấu hiệu nhiễm trùng: Viêm phế quản phổi, viêm ruột hoại tử, Viêm não, mμng não... - Khám các bộ phận khác: Ngoμi ra học viên cũng cần phải khám toμn diện trẻ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG THỰC HÀNH LÂM SÀNG KHOA TIÊU HÓA - ĐẶC ĐIỂM GIẢi PHẪU SINH LÝ BỘ MÁY TIÊU HÓA TRẺ EM (Trang 50)