Khái niệm chung về vận tải:

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng thuê tàu (Trang 40)

Sự di chuyển vị trí về không gian và thời gian của công cụ sản xuất, sản phẩm lao động và bản thân con ng−ời là một nhu cầu tất yếu của xã hộị Trong nghĩa rộng, vận tải là một quy trình kỹ thuật của bất kỳ sự di chuyển vị trí nào của con ng−ời và vật phẩm. Nh−ng với ý nghĩa kinh tế, vận tải bao gồm những sự di chuyển vị trí của con ng−ời và vật phẩm thoả mãn đồng thời hai tính chất: là một hoạt động sản xuất vật chất và là một hoạt động kinh tế độc lập. Từ lâu vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con ng−ời nhằm thay đổi vị trí của con ng−ời và hàng hoá từ nơi này đến nơi khác. Nhờ có vận tải con ng−ời đã chinh phục đ−ợc khoảng cách không gian và đã tạo ra khả năng sử dụng rộng rãi giá trị sử dụng của hàng hoá và thoả mãn nhu cầu đi lại của con ng−ờị Do đó, lịch sử phát triền vận tải gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài ng−ờị

Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hoá hoặchành khách giữa hai hay nhiều n−ớc, tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trình vận tải nằm ở lãnh thổ của hai n−ớc khác nhaụ Sự ra đời và phát triển của vận tải quốc tế gắn liền với sự phân công lao động trong xã hội và trong quan hệ buôn bán giữa các n−ớc với nhaụ Vận tải quốc tế và buôn bán quốt tế có mối quan hệ chặt chẽ và hữu cơ với nhaụ Vận tải đ−ợc phát triển trên cơ sở của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Ng−ợc lại, hoàn thiện hệ thống vận tải, giảm giá thành chuyên chở sẽ tạo điều kiện mở rộng quan hệ buôn bán quốc tế.

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng thuê tàu (Trang 40)