Các ý kiến đóng góp và giải pháp: *Về hệ thống sổ sách:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MYA VIỆT NAM (Trang 62)

- Sổ này có trang, đánh số từ trang số 01 đến trang số: Ngày mở sổ:

3.3 Các ý kiến đóng góp và giải pháp: *Về hệ thống sổ sách:

*Về hệ thống sổ sách:

Công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ kế toán “ nhật ký chung” và đang sử dụng các loại sổ như sổ cái, sổ chi tiết, nhật ký chung.Theo em để tiện theo dõi các đối tượng hay mảng mà công ty quan tâm thì nên mở sổ nhật ký đặc biệt như: nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền, nhật ký bán hàng, nhật ký mua hàng:

Biểu 3.1: SỔ NHẬT KÝ CHI TIỀN

Đơn vị: Mẫu số S03a2-DN

Địa chỉ (Ban hành theo QDD15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của BTC) SỔ NHẬT KÝ CHI TIỀN Năm: Đơn vị tính: Ngày tháng Chứng từ Ghi nợ Ghi có các TK Số hiệu Ngày tháng … … … … …

Trang trước chuyển sang

Cộng chuyển trang sau Sổ này có … trang đánh từ trang 01 đến trang

Ngày mở sổ: Ngày…tháng…năm

Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc

Biểu 3.2: Sổ chi tiết vật tư

Ngày … tháng … năm… Tên vật tư:

Chứng từ Tồn đầu kỳ Nhập Xuất Tồn cuối kỳ

Số Ngày SL Tiền SL Tiền SL Tiền Sl Tiền

Tồn đầu kỳ

Phát sinh trong kỳ

Tồn cuối kỳ

*Trích trước lương nghỉ phép

Công ty cổ phần Mya Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất nên số lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số công nhân viên. Để hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường, không có những biến động lớn về chi phí sản xuất thì công ty có thể trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất.

Mức trích trước tiền lương nghỉ phép = Tỷ lệ trích trước x Tổng tiền lương chính năm của công nhân sản xuất trực tiếp

Tỷ lệ trích trước =

Tổng tiền lương nghỉ phép KH năm của CNSXTT

Căn cứ vào kế hoạch trích trước của công nhân nghỉ phép, kế toán ghi: Nợ TK622- Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK335- Chi phí trả trước

Khi phát sinh khoản tiền lương nghỉ phép, kế toán ghi: Nợ TK335- Chi phí trả trước

Có TK334-Tiền lương phải trả

*Bổ sung tính lương theo sản phẩm:

Công ty nên áp dụng thêm việc tính lương theo sản phẩm đối với công việc tăng ca, tăng giờ làm để kịp tiến độ đơn đặt hàng. Công thức tính tiền lương theo sản phẩm như sau:

Lsp = ĐGsp x Q

Trong đó: Lsp: lương theo sản phẩm.

ĐGsp: đơn giá lương 1 sản phẩm.

Q: số sản phẩm hoàn thành khi tăng ca.

Việc trả lương theo sản phẩm sẽ gắn tiền lương với kết quả sản xuất của mỗi công nhân. Do đó kích thích công nhân nâng cao năng suất lao động. Khuyến khích công nhân ra sức học tập văn hóa kỹ thuật nghiệp vụ, ra sức phát huy sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, cải tiến phương pháp lao động, sử dụng tốt máy móc thiết bị để nâng cao năng suất lao động góp phần đẩy cải tiến quản lý doanh nghiệp nhất là công tác lao động và thực hiện tốt công tác kế hoạch cụ thể.

Việc trả lương theo sản phẩm cũng góp phần hoàn thiện những yếu kém chưa hợp lý trong công ty. Vì nếu trong trường hợp doanh nghiệp bố trí lao động chưa hợp lý, cung ứng vật tư không kịp thời sẽ tác động trực tiếp đến kết quả lao động cũng như năng suất thấp kém dẫn đến thu nhập của người lao động giảm. Do quyền lợi thiết thực bị ảnh hưởng, mà công nhân sex kiến nghị, đề nghị bộ máy quản lý cải tiến lại những bất hợp lý hoặc tự họ tìm ra biện pháp giải quyết.

Tuy nhiên để phát huy đầy đủ tác dụng của việc áp dụng tính lương theo sản phẩm nhằm đạt hiệu quả cao cần phải: xây dựng được định mức lao động có căn cứ khoa học để tạo điều kiện tính đơn giá lương theo sản phẩm chính xác.Tổ chức sản xuất và tổ chức lao động phải tương đối ổn định, đồng thời tổ chức phục vụ tốt lối làm việc để tạo điều kiện cho người lao động trong ca làm việc đạt hiệu quả kinh tế cao.Thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm sản xuất ra để đảm bảo chất lượng sản phẩm tránh làm bừa, làm ẩu, chạy theo số lượng.Bố trí công nhân vào những vị trí phù hợp với bậc thợ của họ.

*Phương pháp tính giá NVL xuất kho:

Hiện nay công ty đang sử dụng phương pháp tính giá trị NVL xuất kho là phương pháp bình quân gia quyền, nhưng đến cuối tháng mới theo dõi được giá trị vật liệu xuất kho. Công ty nên chuyển sang tính giá trị vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân liên hoàn hay phương pháp bình quân di động. Tuy khối lượng công việc tính toán nhiều hơn, nhưng trong điều kiện công ty đã dùng kế toán máy thì phương pháp này vẫn phù hợp. Với phương pháp bình quân liên hoàn, NVL trước mỗi lần xuất đều tính đơn giá bình quân tại thời điểm đó. Việc chuyển sang phương pháp này công ty hoàn toàn có thể thực hiện được do công ty đã theo dõi được cụ thể từng lần nhập xuất NVL trên sổ chi tiết từng loại vật tư. Vì vậy, sau mỗi lần xuất NVL nào đó kế toán sẽ căn cư vào NVL hiện có trước khi xuất để tính ra đơn giá bình quân như sau:

Đơn giá bình quân NVL hiện có trước khi xuất

=

Trị giá NVL trước khi xuất

Số lượng NVL trước khi xuất

Trị giá NVL xuất kho = Đơn giá bình quân NVL hiện có trước khi xuất kho x Số lượng NVL xuất kho

Sử dụng phương pháp bình quân liên hoàn sẽ khắc phục được hạn chế của phương pháp bình quân gia quyền, vì với phương pháp này, ta có thể xác định được trị giá vốn thực tế NVL hàng ngày, cung cấp thông tin kịp thời, thường xuyên, liên tục giúp cho việc quản lý sử dụng vật tư và ra các quyết định quản trị.

*Lập bảng phân bổ khấu hao

Bảng phân bổ khấu hao nên chi tiết hơn để theo dõi được tình hình tăng , giảm TSCĐ, dễ dàng quản lý. Công ty có thể tham khảo mẫu sau:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MYA VIỆT NAM (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w