Phương pháp tính giá thành

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MYA VIỆT NAM (Trang 25)

- Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp chi phí sản xuất định mức

1.2.5 Phương pháp tính giá thành

Có nhiều phương pháp tính giá thành, tuỳ thuộc vào điều kiện tổ chức, yêu cầu quản lý và quy trình sản xuất mà doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp tính giá thành sau:

Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn có các phương pháp sau:

* Phương pháp tính giá thành giản đơn:

Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được theo từng đối tượng, kế toán chi phí sản xuất trong kỳ và giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm. Công thức tính như sau :

Gia thành đ Đơn vị sản phẩm được tính : Tổng giá thành thực tế Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Các khoản giảm chi phí Chi phí SX DD cuối kỳ = + - -

Tổng giá thành thực tế phát sinh trong kỳ Tổng số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Giá thành

đơn vị

* Phương pháp hệ số :

Theo phương pháp này để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm chính cần phải quy đổi các sản phẩm khác nhau về một sản phẩm duy nhất gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi đã được xây dựng sẵn. Sản phẩm có hệ số quy đổi là 1 gọi là sản phẩm tiêu chuẩn. Công thức tính như sau:

* Phương pháp tỷ lệ :

Phương pháp này được áp dụng tương tự như phương pháp hệ số, nhưng giữa các sản phẩm lại không thiết lập một hệ số quy đổi. Để xác định được tỷ lệ người ta sử dụng nhiều tiêu thức khác nhau như: Giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức. Khi sử dụng phương pháp này người ta thường dùng giá thành kế hoạch. Theo phương pháp này các công thức được thiết lập như sau:

Tổng số sản phẩm

tiêu chuẩn

= Σ Số lượng hoàn thành của từng loại SP x

Hệ số quy đổi của từng loại sản phẩm về SP tiêu chuẩn Giá thành đơn vị SP tiêu chuẩn Tổng giá thành các loại SP hoàn thành trong kỳ Tổng số SP tiêu chuẩn = Giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm Giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn

Hệ số quy đổi của từng loại sản phẩm về sản phẩm tiêu chuẩn = x Tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế cho từng loại sản Tổng giá thành thực tế các loại SP Tổng giá thành KH các loại SP =

Trong đó :

Khi đó tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm được tính :

*Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ:

Áp dụng trong trường hợp quy trình sản xuất sử dụng cùng một loại chi phí nguyên vật liệu chính, kết quả ngoài sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ, để tính giá thành sản phẩm phải loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ:

Z = Ddk + C – Dck – Cp

Trong đó: Cp là chi phí sản xuất sản phẩm phụ, được xác định theo chi phí ước tính hoặc xác định dựa trên giá có thể bán được sau khi trừ lợi nhuận định mức.

Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục:

* Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm (phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí):

Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất

Tổng giá thành kế hoạch của từng loại SP Tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế cho từng loại SP Tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch của các loại sản phẩm = ∑ ( Sản lượng thực tế của từng loại SP x Giá thành đơn vị kế hoạch của từng loại sản phẩm ) = x

Giai đoạn 1: ZN1= Ddk1 + C1 – Dck1

Nửa thành phẩm giai đoạn 1 được sử dụng chủ yếu là chuyển giai đoạn 2 tiếp tục chế biến, ngoài ra có thể bán nửa thành phẩm ra ngoài hay nhập kho nửa thành phẩm, kế toán ghi:

Nợ TK 154 (1542) : phần chuyển giai đoạn 2 Nợ TK 155 : phần nhập kho

Nợ TK 157, 632 : phần gửi bán, phần bán

Có TK 154 (1541): giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1

Giai đoạn 2: Nhận nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang để tiếp tục chế biến tạo ra nửa thành phẩm giai đoạn 2 và :

ZN2 = Ddk2 + ZN1 chuyển sang + C2 – Dck2

Cứ tuần tự như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng, sẽ tính được giá thành thành phẩm:

ZTP = Ddkn + ZNn-1 chuyển sang + Cn - Dckn

*Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm ( phương pháp kết chuyển chi phí song song )

Trước hết phải xác định được chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành sản phẩm cuối cùng theo từng khoản mục chi phí, sau đó tổng cộng song song từng khoản mục chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành sản phẩm sẽ tính được giá thành thành phẩm

Trình tự tính toán:

Ddki + Ci

CiTP = x QiTP

Qi

Trong đó:

CiTP : là chi phí giai đoạn công nghệ I tính trong giá thành thành phẩm Ddki , Ci : chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ của giai đoạn công nghệ i

Qi : là khối lượng sản phẩm mà giai đoạn i đầu tư chi phí

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MYA VIỆT NAM (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w