Duyệt dựa trên Ontology

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Tiếp cận web ngữ nghĩa và ontology trong việc phát triển ứng dụng quản trị tri thức cho doanh nghiệp (Trang 38)

C Á PHƯƠNG PHÁP DỰA TRÊN ONTOLOGY TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨ

I.2.1.8. Duyệt dựa trên Ontology

Duyệt qua một tập các phần tử liên quan đến phương thức tìm kiếm thông tin trong đó người dùng có những lựa chọn lặp lại từ tập các lựa chọn được đưa ra bởi hệ thống trái lại với việc phải xác định các tiêu chí tìm kiếm rõ ràng. Việc duyệt kết thúc khi các tiêu chí xác định bởi phần nào những đối thoại với hệ thống phù hợp với mục đích của người dùng (đủ mức sát nghĩa và/hoặc tập các phần tử khả năng còn lại đủ nhỏ cho người dùng xem xét chúng từng cái một).

Việc duyệt là mẫu khôi phục thông tin tốt nhất cho các cổng thông tin (portal), trong đó nó thường được xác định như là một cổng vào được sắp xếp logic cho các nguồn thông tin lớn trên mạng intranet hay internet. Hầu hết các trang cổng thông tin

hiện nay trên internet làm việc cố định với một cấu trúc điều khiển không đổi, không quan tâm dù chúng được chuyên môn hóa ở 1 khu vực hoặc phục vụ cho toàn thể cộng đồng web. Taxonomy của chúng có thể được coi như một ontology cỡ nhỏ.

Ontology đóng một vai trò kép trong việc làm cho duyệt thuận tiện và tạo các cổng thông tin. Trước tiên, chúng hỗ trợ tích hợp thông tin từ các nguồn hỗn tạp bằng cách cung cấp một hô hình chia sẻ. Sau đó và quan trọng nhất, chúng có thể được dùng như xương sống cho việc điều khiển qua các thông tin. Sử dụng ontology như một nền tảng cho cấu trúc điều khiển có một số điểm thuận lợi hơn cấu trúc điều khiển cố định và được sở hữu bởi người tạo trang web đó như sau:

1. Việc truy cập được cung cấp qua những ngôn ngữ chung được chia sẻ bởi cộng đồng và được biểu diễn qua ontology. Các định nghĩa và các khía cạnh ontology có thể được sử dụng để giúp người dùng hiểu được lựa chọn của họ bằng việc đưa các thuật ngữ vào trong ngữ cảnh.

2. Khi việc ánh xạ được thực hiện động, các điều khiển có thể phản ánh thay đổi lập tức trong quan niệm thêm vào các đặc trưng nâng cao như định hình người dùng hay tác vụ.

3. Việc suy diễn qua các thể hiện có thể được sử dụng, ví dụ để xác định các lựa chọn không nhất quán và hình thành cấu trúc điều khiển thích hợp (trong ngữ cảnh tĩnh) hoặc để suy diễn những sự không đồng nhất có thể có với các tiêu chí xác định bởi người dùng (trong một thiết lập động).

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Tiếp cận web ngữ nghĩa và ontology trong việc phát triển ứng dụng quản trị tri thức cho doanh nghiệp (Trang 38)