Kiến trúc mô hình hóa người dùng dựa trên ontology

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Tiếp cận web ngữ nghĩa và ontology trong việc phát triển ứng dụng quản trị tri thức cho doanh nghiệp (Trang 48)

C Á PHƯƠNG PHÁP DỰA TRÊN ONTOLOGY TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨ

I.3.3.2.Kiến trúc mô hình hóa người dùng dựa trên ontology

Toàn bộ mô hình người dùng cho 1 người dùng cụ thể được dựa trên 1 định nghĩa rõ ràng cung cấp bởi người dùng thông qua bộ soạn thảo dữ liệu thông tin người dùng(UPE) và bởi 1 phần ngầm ẩn được lấy từ dịch vụ thông minh, như trong hình minh họa 1 sau:

Hình 15: Mô hình hóa người dùng dựa trên ontology.

Các dịch vụ thông minh có 2 vai trò chính trong hệ thống: (1) cập nhật và duy trì mô hình nguời dùng trên cơ sở của các dữ liệu sử dụng thông qua ứng dụng của 1 số mẹo giải (heuristic). (2) cung cấp các dịch vụ cá nhân hóa dựa trên các đặc điểm của

người sử dụng (ví dụ các khung nhìn cá nhân hóa được tạo ra và trình diễn cho người sử dụng dựa trên các sở thích, kinh nghiệm, và vai trò của người đó; tác tử thông báo đưa ra các mục mới tùy thuộc vào người dùng, …).

Kiến trúc của hệ thống mô hình hóa người dùng dựa trên ontology tích hợp 3 ontology:

User Ontology: cấu trúc hóa các đặc điểm khác nhau của người dùng và các mối quan hệ của họ.

Domain Ontology: định nghĩa các miền, khái niệm cụ thể ứng dụng, và các quan hệ của chúng.

Log Ontology: xác định ngữ nghĩa của tương tác người dùng với hệ thống. Các thể hiện của log, hoặc dữ liệu sử dụng, được sinh ra bằng cách theo dõi tương tác người dùng với hệ thống. Dựa vào các dữ liệu sử dụng đó, hệ thống cập nhật mô hình người dùng và suy ra một hành vi liên quan đến người dùng.

a. Thành phần hiện của mô hình người dùng

Bộ soạn thảo dữ liệu người dùng là 1 bộ soạn thảo ontology đặc biệt cho mô hình người dùng. Bộ soạn thảo này cho phép người dùng không chỉ nhập thông tin của họ mà còn hình dung được chúng, xem lại và cập nhật nếu cần. Định nghĩa của ontology người dùng tạo ra một siêu dữ liệu giàu có về hồ sơ nhân viên bao gồm các đặc trưng như: chứng minh thư, email, địa chỉ, năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực, sở thích,… Ngoài ra còn có dữ liệu về hành vi của người dùng được tạo ra bởi các thành phần ẩn.

Bộ soạn thảo này còn có thể chuyển từ chế độ soạn thảo sang chế độ xem.

b. Thành phần ẩn của mô hình người dùng

Các hệ quản trị tri thức khuyến khích người dùng mã hóa kinh nghiệm của họ, để chia sẻ tri thức và phát triển 1 quan điểm tích cực về khía cạnh sử dụng hệ thống. Để phục vụ mục đích này, các tác giả đã mở rộng ontology về dữ liệu người dùng các khái niệm về hành vi. Khái niệm về hành vi và các khái niệm con của nó được giới thiệu để “đo” 2 tiến trình rất quan trọng đối với sự hiệu quả của hệ quản trị tri thức là chia sẻ tri thức và sáng tạo tri thức. Các khái niệm hành vi mô tả đặc trưng của tương tác người dùng với hệ quản trị tri thức, như “mức độ hoạt động”, “loại hoạt động”, “mức độ chia sẻ tri thức”, …

Dựa vào hoạt động của họ trên hệ thống, gọi là số lượng đóng góp vào hệ thống và số lượng tài liệu đọc, hệ thống phân loại người dùng thành 3 nhóm: người đọc (reader), người ghi (writer) và kẻ ẩn nấp (lurker). Các nhóm này là các thuộc tính của khái niệm “loại hoạt động”.

“Mức độ hoạt động” bao gồm 4 thuộc tính có thể được liên kết với người dùng: rất tích cực, tích cực, thụ động và không hoạt động. Sự phân loại người dùng này tùy theo “loại hoạt động” và “mức độ hoạt động” và dựa trên các mẹo giải. Ví dụ: một kẻ ẩn nấp được định nghĩa là là người không đóng góp mà chỉ đọc và truy cập rất ít tài sản tri thức trong hệ thống. Một số mẹo giải khác được áp dụng để lấy được lĩnh vực yêu thích và mức độ thành thạo của người dùng.

Thông qua “mức độ chia sẻ tri thức” có thể thu nhận được mức độ chấp nhận các hoạt động chia sẻ tri thức. Trạng thái người dùng trong mối quan hệ với “mức độ chia sẻ tri thức” được xác định bao gồm: không biết, biết, thích, sáng tạo. Dựa vào các đặc điểm đã được xác định đó, hệ thống sẽ đưa ra phản hồi, như các khen thưởng ảo hay tăng xếp hạng.

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Tiếp cận web ngữ nghĩa và ontology trong việc phát triển ứng dụng quản trị tri thức cho doanh nghiệp (Trang 48)