Môi trường công cụ cho quản trị tri thức dựa trên Ontology

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Tiếp cận web ngữ nghĩa và ontology trong việc phát triển ứng dụng quản trị tri thức cho doanh nghiệp (Trang 40)

C Á PHƯƠNG PHÁP DỰA TRÊN ONTOLOGY TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨ

I.3.1.2.Môi trường công cụ cho quản trị tri thức dựa trên Ontology

Mục tiêu quan trọng nhất của dự án là tạo ra phần mềm thông minh, hỗ trợ người dùng trong cả truy cập thông tin lẫn bảo trì, chuyển đổi, và thu nhận các nguồn thông tin. Các công cụ này được tích hợp theo mô hình 3 tầng như hình vẽ dưới đây, bao gồm:

+ Tầng cửa trước cho người dùng, ở trên cùng + Tầng trung gian (middleware) ở giữa.

Hình 10: Kiến trúc của ứng dụng On-To-Knowledge

a. RDFferret – Bộ tìm kiếm RDF

RDFferret kết hợp tìm kiếm văn bản đầy đủ với truy vấn RDF. Đây cũng là hướng tiếp cận như trong hệ thống QuizRDF đã trình bày bên trên. Với cách tiếp cận này, nguồn thông tin được chú thích RDF có thể được bổ sung bởi các thông tin không được chú thích trong một giai đoạn đáng kể để hình thành.

b. OntoShare: Hỗ trợ của cộng đồng

OntoShare có thể lưu trữ các thông tin thực tiễn quý báu dựa vào một ontology và phổ biến tự động các thông tin này cho các đồng nghiệp thích hợp. Nó cũng cho phép người dùng duyệt hoặc tìm kiếm trong ontology để tìm ra các thông tin thích hợp nhất với vấn đề mà họ đang phải giải quyết.

c. Spectacle: Trình diễn thông tin

Spectaclelà một nền trình diễn nội dung đặc trưng bởi các trình diễn thông tin được tùy biến, nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho người dùng. Nghĩa là không chỉ các thông tin chính xác được cung cấp cho người dùng mà nó cần phải được trình diễn (cấu trúc, khuôn dạng, diễn tả) theo cách thích hợp cho các người dùng cụ thể.

Spectacle được sử dụng để mở ra nội dung của các cơ sở dữ liệu, các kho tài liệu, và các nguồn thông tin doanh nghiệp khác cũng như ngữ nghĩa của thông tin từ các nguồn web ngữ nghĩa. Platform này bao gồm: Spectacle server và các thư viện lập trình cho việc sinh ra các trình diễn thông tin dựa web và đồ họa.

Với người dùng cuối, Spectacle thay đổi công việc thu thập thông tin từ việc tìm kiếm sang việc duyệt, bằng cách hiển thị các kết quả theo cách theo phù hợp nhất với công việc của người dùng. Theo cách này, kết quả sẽ có thể khôi phục được thông tin của nó một các tốt nhất.

Spectacle có thể biểu diễn thông tin theo 2 cách: giao diện siêu văn bản và hình vẽ đồ họa.

d. OntoEdit: Phát triển Ontology

OntoEdit là một môi trường kỹ nghệ ontology mang tính cộng tác, nó có thể mở

rộng dễ dàng thông qua một khung tích hợp mềm dẻo. OntoEdit hỗ trợ các kỹ sư ontology trong quá trình xem xét, duyệt, mã hóa và sửa đổi ontology trong mỗi bước của vòng đời phát triển ontology. Ngoài ra OntoEdit còn cung cấp một bộ soạn thảo các thể hiện đơn giản.

Sự hợp tác được hỗ trợ bởi các mức độ khác nhau, mức đầu tiên là làm cho sự hợp tác giữa các chuyên gia trong lĩnh vực và các kỹ sư ontology được dễ dàng hơn ; mức thứ 2 là hỗ trợ phát triển phân tán của Ontology.

e. Ontology Middleware Module(OMM): Nền tích hợp

Module này như là một cơ sở hạ tầng của phần mềm đề làm cho các công cụ quản lý tri thức tích hợp dễ dàng hơn trong các ứng dụng thực tế. Nó cung cấp các chức năng chính sau:

+ Quản lý thay đổi cho Ontology + Hệ thống điều khiển truy cập

+ Các siêu thông tin (metadata) cho ontology

f. OntoView: Quản lý thay đổi cho các Ontology

OntoView là một công cụ quản lý thay đổi cho các Ontology, là một phần của OMM. Quản lý thay đổi là đặc biệt quan trọng khi ontology sẽ được sử dụng trong môi trường phân quyền và không thể kiểm soát như Web, nơi mà thay đổi xảy ra mà không được sắp xếp. Chức năng chính của OntoView là cung cấp một giao diện trong suốt cho các phiên bản thay đổi của ontology, bằng cách giữ lại chi tiết bên trong của quan hệ giữa các biến thể khác nhau của ontology.

g.Sesame: Kho chứa cho Ontology và các dữ liệu

Sesame là một hệ thống cho phép lưu trữ ổn định các dữ liệu RDF, thông tin lược đồ RDF và các truy vấn trực tuyến theo sau của các thông tin đó. Sesame được thiết kế tập trung vào tính thang độ hóa, khả chuyển và có thể mở rộng.

Module nổi bật nhất của Sesame là công cụ truy vấn. Công cụ truy vấn này hỗ trợ ngôn ngữ truy vấn RQL. RQL hỗ trợ cả hai loại truy vấn trên dữ liệu và thông tin lược đồ RDF.

h. CORPORUM: trích rút thông tin.

Tập công cụ CORPORUM bao gồm 2 phần: OntoExtract OntoWrapper và có

rút ra các thông tin cụ thể từ chúng. Đầu ra của hệ thống CORPORUM là các trình diễn tri thức đa dạng, bao gồm: cấu trúc ngữ nghĩa, các biểu diễn của nó, các ontology nhỏ, các tóm tắt văn bản, các từ điển được sinh tự động, ...

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Tiếp cận web ngữ nghĩa và ontology trong việc phát triển ứng dụng quản trị tri thức cho doanh nghiệp (Trang 40)