Thiết kế ontology

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Tiếp cận web ngữ nghĩa và ontology trong việc phát triển ứng dụng quản trị tri thức cho doanh nghiệp (Trang 90)

: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TRI THỨC DỰA TRÊN ONTOLOGY CHO

I.12.1. Thiết kế ontology

Trong quá trình tìm hiểu về phương pháp xây dựng ontology(chương I.2.3), một quy trình bao gồm 7 bước đã được giới thiệu như là một cách tiếp cận tương đối phổ biến hiện nay. Áp dụng quy trình đó vào trong việc xây dựng ontology phục vụ cho hệ quản trị tri thức dựa trên ontology cho doanh nghiệp, cụ thể là công ty Mitani, (tạm gọi ontology đó là Ontology Mitani) quy trình 7 bước trên được thể hiện như sau:

Bước 1: Xác định lĩnh vực và phạm vi của ontology

Trong bài toán quản trị tri thức cho doanh nghiệp, lĩnh vực mà ontology sẽ phải bao trùm được là các tri thức trong một doanh nghiệp bao gồm các phòng ban, con người, tài nguyên (sách, báo, tài liệu). Đây là các thông tin thiết yếu để phục vụ các công việc:

• Quản lý thông tin cá nhân của mỗi con người bao gồm: tên, tuổi, địa chỉ … của họ cũng như các sở thích, lĩnh vực công việc mà họ quan tâm, các kỹ năng làm việc…

• Quản lý các tài nguyên trong và ngoài công ty: các phòng ban, các tài liệu, các dự án, …

• Quản lý, phân phối, đưa ra các thông tin phù hợp với từng người sử dụng hệ

thống.

Việc xác định giới hạn của ontology mitani được tiến hành qua khảo sát các tài liệu bên công ty họ cung cấp. Bao gồm: các tài liệu về profile người dùng, các chủ đề mà nhân viên quan tâm, và danh sách các tài liệu và quyền truy cập được sử dụng trong công ty.

Có thể thấy được công ty Mitani cần mã hóa được các kỹ năng của nhân viên và chủ đề mà nhân viên quan tâm, cùng với việc quản lý nhân viên trong các phòng ban, họ cũng quan tâm đến việc mã hóa các tài liệu để nhân viên có thể tìm kiếm theo chủ đề một cách nhanh nhất, tuy nhiên cần giới hạn về quyền truy cập. Do đó các khái niệm mà ontology mitani cần có bao gồm:

STT Concept (khái niệm) Mô tả của concept

1 Person Mô tả các thông tin cơ bản của một cá nhân

2 AdditionalTopic Các chủ đề được các cá nhân quan tâm, tìm hiểu hay

được đề cập tới trong 1 tài liệu

3 Skill Mô tả các kỹ năng có thể có của con người trong công

ty nhưng giới hạn trong lĩnh vực của chúng ta

4 Department Mô tả các thông tin cơ bản về các phòng ban trong

công ty

5 Project Mô tả thông tin về các dự án

6 Document Mô tả thông tin các tài liệu trong và ngoài công ty

Bước 2: Xem xét việc sử dụng lại các ontology đã có

Như vậy, tại bước 1 ta đã xác định được rõ lĩnh vực cũng như phạm vi mà ontology mitani cần đáp ứng. Tại bước này ta sẽ xem xét khả năng tái sử dụng các ontology đã có và phục vụ tốt cho việc mô hình hóa các tri thức trong lĩnh vựu và phạm vi đó, mà cụ thể ở đây là ontology CoMMA.

Ontology CoMMA, là một ontology về quản trị doanh nghiệp đã định nghĩa các khái niệm ở cấp cao rất tốt. Ontology này được tổ chức với 420 khái niệm, độ phân cấp sâu đến cấp 12 với khoảng 50 quan hệ và 630 thuật ngữ cơ sở.

CoMMA như cung cấp môi trường hoàn thiện để hỗ trợ:

• Chú thích cho các tài liệu

• Phục hồi các tài liệu

• Định nghĩa lý lịch người dùng

• Thúc đẩy sự phân phối thông tin

Đặc điểm của Ontology Comma là được chia thành 3 lớp như sau: ATO Top Layer: abstract

E M O U P O D D O D T O

Middle Layer: common

Extension Layer:

A.T.O. : Abstract Top Ontology

E.M.O. : Enterprise Modeling Ontology

U.P.O. : User Profile Ontology

D.D.O. : Document Description Ontology

D.T.O. : Domain Topic Ontology Trong đó:

• Lớp trên cùng - trừu tượng: bao gồm các khái niệm chung nhất, có tính tái sử dụng rất cao. Có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp.

• Lớp giữa – miền: bao gồm các khái niệm trong một lĩnh vực (Tri thức trong

doanh nghiệp, lý lịch người dùng, Các chú thích về tài liệu và về các chủ đề ), có khả năng tái sự dụng trong các doanh nghiệp cùng hoạt động trong lĩnh vực đó.

• Lớp mở rộng – cụ thể: bao gồm các khái niệm hầu như chỉ sử dụng trong 1

doanh nghiệp cụ thể. Tính tái sử dụng thấp nhất.

Với phạm vi mà ontology Mitani cần đáp ứng chúng em đã kế thừa lại ở CoMMA những khái niệm ở cấp cao nhất và một phần các khái niệm mức trung gian để làm nền tảng cơ sở cho ontology của mình. Các khái niệm mức cao được kế thừa bao gồm:

Các khái niệm Chú thích trong CoMMA

thing Whatever exists animate, inanimate or abstraction.

entity Thing which exists apart from other Things, having its own independent existence and that can be involved in Events.

...

document Entity including elements serving as a representation of thinking.

...

non spatial entity Entity that has no spatial nature and does not pertain to space.

activity, attribute, pattern, consultation trace, push mode trace, ... role entity Entity that can play a role in a relation.

...

spatial entity Entity pertaining to or having the nature of space.

...

time entity Entity related to the continuum of experience in which events pass from the future through the present to the past.

...

event Thing taking place, happening, occurring and usually recognized as important, significant or unusual.

Tuy nhiên việc kế thừa chưa thể đáp ứng được đầy đủ miền lĩnh vực mà ontology

mitani cần phải bao trùm, như là thiếu các concept về kỹ năng, về các dự án …

Ontology Mitani hiện tại đang mở rộng CoMMA ở lớp miền và lớp cụ thể, như thêm các concept về các kỹ năng, dự án. Thêm vào các thuộc tính mới cho lớp Person sử dụng trong công ty Mitani hay các Topic mà nhân viên Mitani quan tâm như Công nghệ thông tin, các khái niệm mới về tổ chức của công ty Mitani, sửa lại các chú thích cho các lớp và thuộc theo quan điểm của công ty Mitani.

Bước 3: Liệt kê các thuật ngữ quan trọng trong Ontology

Các thuật ngữ quan trọng trong ontology Mitani:

+ Các thuật ngữ liên quan tới Con người như: Person, Skill, Location, WorkSection,..

+ Các thuật ngữ liên quan tới vị trí, vai trò của 1 cá nhân trong công ty như Manager, Employee, Newcommer,…

+ Các từ liên quan tới các tài liệu như Author, topic, Summary…

Bước 4 Định nghĩa các lớp và phân cấp lớp

Sau đây là một số các cấu trúc phân lớp của các lớp quan trọng trong ontology mitani:

Những khái niệm tổng quát nhất kế thừa từ ontology CoMMA

Các lớp về Document

Các lớp về topic

Hình 32: Phân cấp lớp trong ontology Mitani

Bước 5: Định nghĩa các thuộc tính của các lớp và mối quan hệ giữa chúng

Việc liệt kê các thuộc tính của các lớp cũng như xác định mối quan hệ giữa chúng là công việc vô cùng khó khăn, nhưng cũng mang lại khả năng lưu trữ ngữ nghĩa trong ontology một cách tốt nhất.

Thực hiện bước này, nhóm dự án Mitani-03 đã phân tích kỹ lưỡng cũng như thảo luận với công ty Mitani để có những mô tả và quan hệ phù hợp nhất với công ty họ.

Đa phần các thuộc tính mới phát triển thuộc về lớp con người trong ontology, nhưng lại liên kết với hầu hết các khái niệm đã xác định trong bước trước, như phòng ban, chủ đề, kỹ năng, sở thích, hoạt động và tình trạng trong công ty.

Sau đây là các thuộc tính của lớp Person và mối quan hệ đến các lớp khác, các thuộc tính được tô đậm là các thuộc tính mới xác định.

Tên thuộc tính Kiểu giá trị Ngữ nghĩa

Administer Instance of

OrganizationEntity

Thuộc tính này diễn tả người này quy định hoạt động của 1 đối tượng tổ chức.

IsAdministedBy Instance of

OrganizationEntity hoặc Person

Là thuộc tính ngược của Administer. Colleague (đồng nghiệp) Instance of Person Một nhóm các người làm việc cùng nhau.

Designation String Cách mà người này được gọi, phân biệt

với các cái khác.

HasForActivity Instance of Activity Quan hệ này diễn tả một người đang thực hiện 1 công việc.

IsInterestedBy Instance of AdditionTopic Diễn tả người này đang thích thú đến chủ đề gì.

HasForWorkInterest Instance of AdditionTopic Diễn tả người này có 1 thích thú làm việc đặc biệt

HasParticipateInProject Instance of Project Diễn tả người này đã và đang tham gia dự án gì

HasSkill Instance of Skill Diễn tả người này có kỹ năng gì (về ngoại ngữ, giao tiếp, kỹ thuật)

HasStatus Instance of NewComer,

Regular, Temporary Diễn tả tình trạng của nhân viên: mới vào, chính thức, tạm thời.

IsManagedBy Instance of

OrganizationEntity hoặc Person

Diễn tả người này nằm dưới sự quản lý của người hay tổ chức nào.

Situated Instance of Location Diễn tả thực thể này được đặt ở đâu. Đối

với con người thì diễn tả là đang ở đâu.

WorkForSection Instance of Division,

Department, Section

Phòng ban làm việc của người này.

Bước 6: Định nghĩa các rằng buộc của các thuộc tính.

Các ràng buộc cho các thuộc tính mới tạo:

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Tiếp cận web ngữ nghĩa và ontology trong việc phát triển ứng dụng quản trị tri thức cho doanh nghiệp (Trang 90)