Các kiến trúc dựa trên Ontology

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Tiếp cận web ngữ nghĩa và ontology trong việc phát triển ứng dụng quản trị tri thức cho doanh nghiệp (Trang 28)

C Á PHƯƠNG PHÁP DỰA TRÊN ONTOLOGY TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨ

I.2.1. Các kiến trúc dựa trên Ontology

Hình 6: Kiến trúc chung của các ứng dụng dựa trên ontology

Hình vẽ trên cho thấy một thiết kế modul hóa của các ứng dụng dựa trên ontology. Kiến trúc này bao gồm 3 tầng:

 Tầng ontology: liên quan đến việc tạo ra và duy trì mô hình dữ liệu của ứng dụng.

 Tầng middleware: cung cấp các dịch vụ chung liên quan đến ontology.

 Tầng ứng dụng: xây dựng trên ontology và các dich vụ liên quan nhằm cung cấp một số chức năng ontology tới người dùng cuối (end user).

Trong giai đoạn phát triển hiện tại, việc tích hợp các thành phần dựa trên ontology được cung cấp ở mức độ ontology và ngôn ngữ truy vấn. Ngoài ra, phải có sự nhất quán ở các giao thức dựa trên web (chủ yếu là http) để truyền các thông điệp và dữ liệu.

Các ứng dụng cụ thể không cần phải sử dụng tất cả các thành phần ở trên đây. Trong thực tế sự chọn lựa các thành phần có thể được xác định bởi chức năng ứng dụng mong muốn. Cũng vì thế, các công cụ hiện nay có thể có chức năng của một vài thành phần trừu tượng. Ví dụ: các công cụ lưu trữ ontology thường bao gồm một vài kiểu hỗ trợ suy luận và các trình diễn dựa trên ontology; một số hỗ trợ cả chế độ tìm kiếm và duyệt.

Điểm nữa cần phải kể đến trong thực tế, việc lựa chọn cho các công cụ cụ thể được quyết định bởi các khía cạnh phi chức năng như bản quyền (nguồn mở hay thương mại), lựa chọn hệ điều hành hoặc ngôn ngữ lập trình cụ thể…

Tầng Ontology.

Các ontology là dữ liệu cho ứng dụng ngữ nghĩa. Trong kịch bản đối thoại, Ontology đóng vai trò như một ngôn ngữ giao tiếp chung, biểu hiện qua cách nhìn giống nhau trên lĩnh vực trong câu hỏi. Các ngôn ngữ chung đó cũng xuất hiện trong các ứng dụng truyền thống, ví dụ như định nghĩa kiểu văn bản XML (DTD) dùng để mang thông điệp trao đổi trong hệ thống và giữa các hệ thống với nhau. Tuy nhiên các ontology phức tạp hơn DTD nhiều: chúng mô tả cấu trúc của dữ liệu trong các thuật ngữ của một ngôn ngữ ontology. Ngôn ngữ này cung cấp các khái niệm linh động hơn và chắc chắn hơn qua các chú giải cố định.

Ontology trong kịch bản tích hợp có vai trò cung cấp ngôn ngữ mô tả metadata (siêu dữ liệu). Vấn đề trong nhiều trường hợp không phải là bản thân metadata mà là lược đồ dùng để tạo metadata. Các mô hình như thế có tính ngầm ẩn cao hoặc khó mã hóa trong các ứng dụng. Metadata tự nó không thể được biên dịch và sử dụng lại bởi ứng dụng khác nếu không có các cấu trúc được biểu diễn rõ ràng. Trong trường hợp này một ontology cần được tạo sau đó metada cần được sao chép lại dựa vào ontology. Ontology trong kịch bản suy luận là phức tạp nhất, chúng chứa các mô tả của các luật và các mô hình để chi phối dữ liệu. Loại dữ liệu này còn gọi là logic nghiêp vụ - luôn khó mã hóa trong các ứng dụng ngày nay.

Do đó mục đích chung của các thành phần trong tầng này là thu nhận tri thức cho các ontology, có thể bằng nhận biết tri thức cổ điển hoặc bằng phương pháp tự động để thu được các ontology.

Cách thứ nhất chỉ có thể thực hiện nếu việc khái niệm hóa chưa được thực hiện trước đó. Chức năng này được hỗ trợ bởi các công cụ kỹ nghệ ontology. Cách này có nhược điểm là nó đòi hỏi sự tham gia tích cực của các chuyên gia về lĩnh vực và họ cần thống nhất để tạo ra sự chuẩn hóa cho miền tri thức, cách này dẫn đến chi phí cao và tính mở rộng không tốt.

Với cách thứ hai, phương pháp tự động, có tính mở rộng và thường dùng khi miêu tả miền available trong một số dạng máy tinh có thể xử lý (ví dụ văn bản, cơ sở dữ liệu, hệ thống kế thừa, biểu đồ…).

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Tiếp cận web ngữ nghĩa và ontology trong việc phát triển ứng dụng quản trị tri thức cho doanh nghiệp (Trang 28)