Tình hình khách đến khu nghỉ mát qua 3 năm (2008 – 2010)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI KHU NGHỈ MÁT LĂNG CÔ (Trang 34)

2. Tình hình phát triển du lịch hiện nay ở Thừa Thiên Huế 17

2.3.1 Tình hình khách đến khu nghỉ mát qua 3 năm (2008 – 2010)

Nguồn khách là yếu tố quyết định sự sống còn của một DNKS. Nghiên cứu nguồn khách là cơ sở để doanh nghiệp biết được xu hướng đi du lịch của khách trong nước và quốc tế, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Qua bảng số liệu (Bảng 2.3), ta thấy tổng lượt khách đến khu nghỉ mát qua 3 năm có xu hướng giảm dần. Năm 2008, tổng lượt khách là 21.141 LK, năm 2009 là 19.877 LK, giảm gần 6% so với năm 2008, tương ứng

giảm 1264 LK. Năm 2010, tổng lượt khách là 18.541 LK, giảm gần 7% so với năm 2009, tức là giảm 1.336 LK.

- Đối với khách quốc tế: Tổng lượt khách quốc tế có xu hướng tăng lên rõ rệt qua 3 năm. Năm 2008 tổng lượt khách quốc tế tăng 35,91% so với năm 2008 tương ứng với 529 LK. Năm 2010 lượt khách quốc tế không tăng mạnh như năm 2009 nhưng cũng có tăng 12,74% tương ứng với 255 LK. Nguyên nhân dẫn đến là lượng khách quốc tế tăng mạnh trong năm 2009 là do nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi và nhờ các chính sách quảng bá làm cho khách quốc tế biết đến khu nghỉ mát Lăng Cô nhiều hơn. Qua những số liệu trên cho thấy năm 2009 là một năm đầy thành công với khu nghỉ mát, mặc dù lượng khách đến Việt nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng đều giảm nhưng khách đến với khu nghỉ mát Lăng Cô tăng lên, chứng tỏ khu nghỉ mát Lăng Cô đã biết vượt lên khó khăn, từng bước nâng cấp, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật làm hiện đại hơn đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và hoàn thiện các quy trình phục vụ chuẩn, đáp ứng nhu cầu cao của khách quốc tế. Hơn thế nữa khách sạn đưa ra nhiều biện pháp chính sách để kích cầu như các chương trình khuếch trương, quảng cáo, khuyến mãi đặt quan hệ và chủ động chào giá ưu đãi đối với các hãng lữ hành quốc tế. Sự tăng lên của khách quốc tế chứng tỏ chủ trương thu hút khách quốc tế của khu nghỉ mát đã mang lại thành công rất lớn.

- Đối với khách nội địa: Khách nội địa là thị trường chủ yếu của khu nghỉ mát nên

bao giờ cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu khách đến khu nghỉ mát, khoảng từ 85% – 93%. Tổng lượt khách nội địa cao nhất là vào năm 2008 với 19.668 LK, chiếm đến 93,03% trong tổng số và có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Năm 2009, tổng lượt khách nội địa giảm 1793 LK, tức là giảm hơn 9%so với năm 2008. Nguyên nhân lượng khách nội địa giảm năm 2009 là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng với đại dịch cúm A/H1N1 đã gây ảnh hưởng tiêu cực làm cho lượng khách đến Huế giảm mạnh. Mặc dù năm 2010 diễn ra lễ hội Festival Huế nhưng cùng với đó là việc hàng loạt các sự kiện lớn được tổ chức trong nước, mà tiêu điểm là năm du lịch quốc gia 2010 hướng đến đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội cũng làm cho lượng khách nội địa đến với Huế cũng giảm kéo theo lượng khách đến với khu nghỉ mát Lăng Cô giảm 1591 tương ứng giảm gần 9 %.

Bảng 2.3: Tình hình khách đến khu nghỉ mát Lăng Cô (2008-2010) Đơn vị tính: người Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 SL % SL % SL % +/- % +/- % 1.Tổng lượt khách Lượt khách 21.141 100 19.877 100 18.541 100 -1.264 94.021 -1.336 93.279 - Quốc tế Lượt khách 1.473 6,968 2.002 10.072 2.257 12.173 529 135.91 0.255 112.74 - Nội địa Lượt khách 19.668 93.032 17.875 89.928 16.284 87.827 -1.793 90.884 -1.591 91.099

2.Tổng ngày khách Ngày khách 45.506 100 31.665 100 26.102 100 -13.841 69.584 -5.563 82.432

- Quốc tế Ngày khách 2.031 4.463 3.011 9.509 3.092 11.846 0.980 148.25 0.081 102.690 - Nội địa Ngày khách 43.475 95.537 28.654 90.491 23.010 88.154 -14.821 65.909 -5.644 80.303

- Nội địa Ngày khách/ Lượt khách 2.210 1.603 1.413 -0,607 72,53 -0,19 88.148

bao giờ cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu khách đến khu nghỉ mát, khoảng từ 85% – 93%. Tổng lượt khách nội địa cao nhất là vào năm 2008 với 19.668 LK, chiếm đến 93,03% trong tổng số và có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Năm 2009, tổng lượt khách nội địa giảm 1793 LK, tức là giảm hơn 9% so với năm 2008. Nguyên nhân lượng khách nội địa giảm năm 2009 là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng với đại dịch cúm A/H1N1 đã gây ảnh hưởng tiêu cực làm cho lượng khách đến Huế giảm mạnh. Mặc dù năm 2010 diễn ra lễ hội Festival Huế nhưng cùng với đó là việc hàng loạt các sự kiên lớn được tổ chức trong nước, mà tiêu điểm là năm du lịch quốc gia 2010 hướng đến đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội cũng làm cho lượng khách nội địa đến với Huế cũng giảm kéo theo lượng khách đến với khu nghỉ mát Lăng Cô giảm 1591 tương ứng giảm gần 9 %.

Cùng với sự suy giảm của tổng lượt khách thì tổng ngày khách cũng ngày càng giảm mạnh qua các năm. Năm 2008, tổng ngày khách là 45.506 NK, năm 2009 giảm mạnh còn 31.665 NK và năm 2010 tiếp tục giảm xuống là 26.102 NK.

- Năm 2009 so với năm 2008: Số ngày khách giảm đi 13.841 NK, tương ứng với hơn 30%, trong đó ngày khách quốc tế tăng 48,25% và ngày khách nội địa giảm 34%.

- Năm 2010 so với năm 2009: Số ngày khách giảm đi 5.563 NK tương ứng gần

18% trong đó ngày khách quốc tế tăng 2,69%, số ngày khách nội địa giảm 80,303% Thời gian lưu trú bình quân giảm qua 3 năm, lần lượt là năm 2008 là 2,152 năm 2009 là giảm mạnh xuống 1,593 tương ứng giảm 26% tức giảm 10.950 NK/LK so với năm 2008; năm 2010 là 1,408, tương ứng 12% tức giảm 4.164 NK/LK so với năm trước.

- Đối với khách quốc tế: Thời gian lưu trú của khách quốc tế năm 2009 giảm 16% % so với năm 2008 tức giảm 0,559 NK/LK; năm 2010 giảm 9 % tương ứng giảm 0,134 NK/LK so với năm 2009.

- Đối với khách nội địa: Thời gian lưu trú bình quân năm 2009 tăng 27,27% so với năm 2008, tức giảm 0,607 NK/LK; năm 2010 giảm là 12%, tức giảm 0,19 NK/LK.

Nguyên nhân của sự giảm mạnh này là do cả tổng ngày khách và tổng lượt khách đều giảm mạnh trong 2 năm 2009 và 2010.Qua đó có thể thấy rằng, khách sạn cần quan tâm đến việc nâng cao CLDV, đa dạng hóa các dịch vụ bổ sung để vừa kéo dài thời gian lưu trú của khách, vừa kích thích khả năng tiêu dùng của họ.

Với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì kết quả kinh doanh cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động cũng như sự bền vững của doanh nghiệp đó. Nó phản ứng doanh nghiệp kinh doanh có thành công hay không. Do đó, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh chính là cơ sở để các nhà quản lý có thể thấy được những mặt nào cần phải phát huy, mặt nào cần phải hạn chế đồng thời xem xét, đánh giá và đưa ra những biện pháp khắc phục. Nhìn một cách tổng quát, trong 3 năm vừa qua, doanh thu của các bộ phận trong khu nghỉ mát có sự tăng giảm, nhưng không đáng kể. Cụ thể:

Về doanh thu: Cũng tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2009 doanh thu khu

nghỉ mát đạt 13.408 triệu đồng giảm 751 triệu đồng so với 2008 tương ứng giảm 5,6%. Việc giảm doanh thu là do giảm doanh thu ở bộ phận kinh doanh phòng ngủ, năm 2009 kinh doanh buồng ngủ giảm 751 triệu tương ứng giảm 10,76%. Sự tác động quá mạnh của điều kiện khách quan, khủng hoảng chưa hồi phục, nạn lạm phát và dịch bệnh đã làm giảm tổng lượt khách và ngày khách, mọi sự chi tiêu của khách vào các SPDV giảm mạnh, do đó làm doanh thu của khu nghỉ mát giảm xuống. Hơn nữa, trong tình hình kinh tế khó khăn, thị trường khách du lịch thì hạn hẹp nhưng những doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn lại mọc lên nhiều làm cho lượng khách du lịch phải chia sẻ nên doanh thu của khu nghỉ mát trong năm 2009 giảm xuống là điều dễ hiểu. Tuy tổng doanh thu toàn khu nghỉ mát lại giảm xuống nhưng doanh thu nhà hàng lại tăng lên 63 triệu tương ứng tăng 1,21%. Để lí giải cho điều này là do mức sống của người dân địa phương ngày một cao. Làm cho họ co nhu cầu muốn thỏa mãn bằng cách ăn ở nhà hàng thay vì ăn ở nhà như trước kia. Còn doanh thu năm 2010 đạt 15.659 triệu tăng 3002 triệu so với 2009 tương ứng tăng 23,7%. Có sự tăng trưởng vượt bậc như vậy là do sự tăng doanh thu của các bộ phận mà đáng kể nhất là kinh doanh phòng ngủ và nhà hàng, năm 2010 kinh doanh buồng ngủ tăng 1675 triệu tương ứng tăng 25,6%, doanh thu nhà hàng tăng 900 triệu tương ứng tăng 17% đây là dấu hiệu rất tốt chứng tỏ khu nghỉ mát đã biết vượt qua khó khăn, khắc phục tình hình lạm phát bằng cách đưa ra những chính sách phù hợp từ đó hoạt động kinh doanh có hiệu quả làm tăng doanh thu trở lại, trong đó kinh doanh phòng ngủ và nhà hàng vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu. Đặc biệt năm 2010 kinh doanh rất hiệu quả là do khu nghỉ mát đã nâng cấp cũng như sửa chữa cơ sở vật chất kĩ thuật cùng trình độ chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên.

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của khu nghỉ mát Lăng Cô (2008-2010) Đơn ví tính: triệu đồng

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

SL % SL % SL % +/- % +/- %

1. Tổng doanh thu Triệu đồng 13.4 100 12.66 100 16 100 -751 94.4 3.002 123,72

- DT lưu trú Triệu đồng 7.310 54.52 6.524 51.54 8.199 52.36 -786 89.24 1.675 125,67 - DT ăn uống Triệu đồng 5.204 38.81 5.267 41.61 6.167 39.38 63 101.21 900 117,09

- DT dịch vụ khác Triệu đồng 894 6.67 866 3.85 1.293 8.26 -28 96.86 427 149,31

2. Tổng chi phí Triệu đồng 9403 100 8978 100 10959 100 -425 95,5 1981 122,06

3. Lợi nhuận Triệu đồng 4005 100 3679 100 4700 100 -326 91,86 1021 127,8

4. Nộp ngân sách Triệu đồng 1214 100 1.151 100 1.389 100 -63 94,80 238 120,68

Trong kinh doanh thì các dịch vụ bổ sung luôn đóng vai trò quan trọng để góp phần tăng đáng kể doanh thu, đối với khu nghỉ mát nhờ các dịch vụ bổ sung đa dạng và phong phú, lại thường xuyên đón các đoàn khách tàu biển nên về dịch vụ này cũng hoạt động hiệu quả trong thời gian qua, năm 2008 đạt 894 triệu, năm 2009: 866 triệu, năm 2010 tăng mạnh đạt 1293 triệu tăng hơn 49 % so với năm 2009. Tuy nhiên ngày nay muốn thu hút nhiều khách hàng phải có nhiều dịch vụ bổ sung mới, độc đáo và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, do vậy trong thời gian tới khu nghỉ mát cần tiến hành nghiên cứu nhu cầu của thị trường để đưa vào thêm nhiều dịch vụ mới, thu hút khách hàng.

Về chi phí: Năm 2009, tổng chi phí của khu nghỉ mát là 8978 triệu đồng, giảm 425

triệu đồng so với năm 2008, tương đương giảm 4,5%. Năm 2010, tổng chi phí tăng 1981 triệu đồng, tức tăng 22,06% so với năm 2009. Chi phí năm 2010 tăng lên không phản ánh tình trạng kinh doanh thua kém của khu nghỉ mát. Điều này cũng dễ hiểu khi mà doanh thu của khu nghỉ mát tăng (cung ứng dịch vụ tăng dẫn đến chi phí tăng). Dù chênh lệch không nhiều nhưng tốc độ tăng của chi phí vẫn thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu nên tổng lợi nhuận của toàn khu nghỉ mát vẫn tăng

Về lợi nhuận: năm 2009 lợi nhận giảm sút 263 triệu đồng tương ứng giảm 9,42%

so với năm 2008 nhưng đến năm 2010 đã phục hồi với con số ấn tượng là 3311 triệu tăng 784 triệu so với năm 2009 tương ứng tăng 31% để làm được điều này thì chắc chắn phải cần một sự nổ lực rất lớn từ phía cán bộ công nhân viên khu nghỉ mát cùng với sự quản lí của ban lãnh đạo. Thêm vào đó lượng khách quốc tế đến với khu nghỉ mát tăng lên kéo theo sự tiêu dùng vào các sản phẩm dịch vụ tăng lên với mức chi trả cao. Đây là một điều đáng ghi nhận trong họat động kinh doanh của khu nghỉ mát

Tóm lại, trong những năm qua tình hình kinh doanh ở các bộ phận tăng là do khu nghỉ mát đã biết điều chỉnh hoạt động ở các bộ phận hợp lý. Qua đó chứng tỏ ở các bộ phận đã có các biện pháp linh hoạt trong hoạt động kinh doanh cũng như hạn chế chi phí để giúp khu nghỉ mát vượt qua thời điểm khó khăn. Đồng thời một dấu hiệu cũng đáng mừng là cơ cấu lợi nhuận của khu nghỉ mát đang có dấu hiệu chuyển dần sang các dịch vụ ăn uống và bổ sung, những dịch vụ này sẽ có khả năng mang lại

nguồn doanh thu và lợi nhuận cao trong những năm tới nếu những nhà quản lý biết khai thác và phát huy lợi thế một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI KHU NGHỈ MÁT LĂNG CÔ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w