A. TỔNG QUAN VỀ KHU NGHỈ MÁT LĂNG CÔ
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ chung của khu nghỉ mát Lăng Cô
Chức năng chính:
Khu nghỉ mát Lăng Cô cung cấp 2 dịch vụ chính là lưu trú và ăn uống. Đây là lĩnh vực chủ yếu của hoạt động kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng hơn. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhằm lưu giữ khách có khả năng thanh toán cao và tạo ra sự khác biệt cho công ty mình thì khu nghỉ mát Lăng Cô đã mở rộng ra các lĩnh vực khác với dịch vụ bổ sung như: tắm biển, tổ chức hội nghị hội thảo, dịch vụ massage, tắm hơi, dịch vụ giặt ủi, bể bơi…..
Ngoài các dịch vụ hàng hóa do khách sạn sản xuất ra, khách sạn còn kinh doanh các loại hàng hóa và dịch vụ do các ngành sản xuất khác với vai trò đại lý như: dịch vụ điện thoại, bán vé máy bay, lữ hành.
Nhiệm vụ chung:.
- Hoạt động kinh doanh của công ty phải đảm bảo cho việc cung ứng các dịch vụ ăn uống, lưu trú và các dịch vụ bổ sung phải phù hợp thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
- Tổ chức các bộ máy kinh doanh phục vụ nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách, trên cơ sở nhằm hoàn thiện các chính sách đã đề ra.
- Thực hiện tốt các chỉ tiêu, kế hoạch của công ty, sở du lịch đề ra.
- Sử dụng, quản lý tốt các CSVCKT, các nguồn lực như lao động, vốn, đảm bảo tốt đời sống của CBCNV khu nghỉ mát, không ngừng nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn.
- Khai thác các dịch vụ du lịch và đầu tư, phát triển du lịch trên địa bàn và các địa phương khác.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, các quy định của pháp luật về kinh doanh khách sạn, hoàn thành các khoản nộp ngân sách nhà nước.
2.2 Tình hình về nguồn lực của khách sạn 2.2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức khu nghỉ mát
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức khu nghỉ mát Lăng Cô
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp
2.2.2Tình hình cơ sơ vật chất kỹ thuật của khu nghỉ mát
Cơ sở vật chất là những phương tiện, điều kiện vật chất trực tiếp nhằm thực hiện quá trình phục vụ khách. Nó là một trong những yếu tố mang đến sự hài lòng và tiện nghi cho khách, đồng thời còn là tiêu chuẩn quan trọng cho việc xếp hạng và thu hút khách. Chính vì vậy mà khách sạn vẫn không ngừng tiến hành duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đem lại sự hài lòng cho khách hàng.
C.TY TNHH DL LĂNG CÔ PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC BP bếp BP DVTH BP nhà hàng BP bảo trì BP buồng BP Nhân sự BP kế toán trưởng BP lễ tân Bảo vệ Phụ trách Massager Karaoke Tenniss Cầu lông Bể bơi Bãi biển C.TY TNHH DL LĂNG CÔ
CSVCKT phục vụ lưu trú
Cơ sở vật chất để cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách là hệ thống buồng ngủ của khu nghỉ mát. Vì vậy việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu chỗ ở cho khách cũng là cách nhanh nhất để tăng hiệu quả kinh doanh cho DNKS.
Bảng 2.1: Cơ cấu các loại phòng khu nghỉ mát Lăng Cô
Loại phòng Số lượng Tỷ trọng (%) Diện tích (m2)
Budget Room 27 32,14 32
Garden View Villa 15 17,86 38
Ocean View Villa 29 34,52 45
Ocean Front Villa 9 10,71 45
Lang Co Ocean Suite 4 4,77 80
Tổng 84 100
(Nguồn:Khu nghỉ mát Lăng Cô)
Khu nghỉ mát Lăng Cô với 84 phòng ngủ, được chia làm 5 loại với các mức giá khác nhau phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của từng đối tượng khách. Mỗi loại phòng khác nhau về diện tích và mức độ tiện nghi cũng như cảnh quang xung quanh nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn hạng 3. Phòng có diện tích càng rộng, càng sát biển thì chất lượng càng tốt và do đó mà mức giá càng cao. Mỗi phòng đều được thiết kế trang nhã với trang thiết bị hiện đại trong phòng như: điều hòa, ban công ở tất cả các phòng, dụng cụ pha cà phê và trà, máy sấy tóc, dịch vụ điện thoại quốc tế trực tiếp, bàn viết,truyền hình thu qua vệ tinh, tủ đựng đồ dùng cá nhân trong phòng, tủ lạnh
CSVCKT phục vụ ăn uống
Bên cạnh kinh doanh lưu trú thì kinh doanh ăn uống cũng có sự quyết định không nhỏ tới tổng doanh thu của khu nghỉ mát. Khu nghỉ mát gồm 2 nhà hàng và 3 quầy bar và 1 nhà bếp gắn liền với nhà hàng chính.
• Lang Co Restaurant: được thiết kế theo đúng phong cách Việt Nam với những
phòng bếp kiến trúc mở, phục vụ các món Âu, Á và Huế
• Seaside Restaurant : nằm trước biển, phục vụ đồ hải sản tươi sống (60 chỗ
ngồi).
• Countryside Bar: nhìn ra bãi biển đầy cát trắng, nằm bên bờ biển, là nơi lí
• Green Bar: được đặt dọc theo bãi biển và hồ bơi, gồm các loại cocktail, đồ uống và kem đầy màu sắc hấp dẫn cùng với thực đơn các món ăn nhẹ. (100 chỗ ngồi).
• Night Bar: gồm ghế mây, và nội thất Việt được trạm, khắc tinh tế tạo nên một
phong cách kiến trúc thuộc địa rất nhẹ nhàng, ấn tượng, phục vụ các món ăn nhẹ và cocktail. (50 chỗ ngồi).
CSVCKT các dịch vụ bổ sung
Cơ sở vật chất dành cho dịch vụ bổ sung tại khu nghỉ mát Lăng Cô bao gồm hệ thống massage với bồn tắm thuỷ lực và các dịch vụ bổ sung khác như: câu cá, lặn biển, thể thao trên mặt nước, leo núi và các loại hình du lịch của vùng đầm phá.
2.2.3 Các dịch vụ Lăng Cô Beach Resort cung cấp:
Khu nghỉ mát Lăng Cô đạt tiêu chuẩn 3* quốc tế, ngoài hai lĩnh vực kinh doanh chính là dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống, còn kinh doanh thêm các dịch vụ bổ sung với nhiều loại hình như:
* Dịch vụ giặt là * Quầy bán hàng lưu niệm
* Dịch vụ hội nghị, hội thảo * Dịch vụ Internet
* Bãi đỗ xe * Dịch vụ sauna, massage
* Dịch vụ cho thuê xe * Dịch vụ đưa đón khách sân bay
* Hồ bơi ngoài trời * Quầy bar-bida
* Karaoke * Sân tennis, cầu lông
* Băi biển
2.2.4 Tình hình sử dụng lao động trong 3 năm 2008-2010
Từ bảng số liệu (Bảng 2.2) ta thấy, số lượng lao động của khách sạn qua 3 năm có sự thay đổi không đáng kể, chỉ tăng giảm 1 đến 2 người. Năm 2009, khách sạn có 64 lao động, tăng 1 người so với năm 2008. Năm 2010, tổng số lao động là 62, tức giảm đi 2 người so với năm 2009.
- Về giới tính: Lao động nam chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng số lao động
của khu nghỉ mát, tuy nhiên chênh lệch cũng không nhiều. Với nam chiếm khoảng 53,22%, nữ chiếm 46,78% thì đây là một cơ cấu tương đối đồng đều và hợp lý. Bởi lẽ có sự phân bố như trên là do lao động nữ chủ yếu làm việc trong các bộ phận đòi hỏi sự trẻ trung, cẩn thận và khéo léo như lễ tân, bàn, buồng, bếp, tạp vụ. Nhân viên nam
được bố trí vào các công việc đòi hỏi sức khỏe và mang tính kỹ thuật như bảo vệ, bảo trì, chăm sóc cây cảnh...
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của khu nghỉ mát Lăng Cô (2008 – 2010)
Đơn vị tính: người Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động 63 100 64 100 62 100 1 101,6 -2 96,88 1. Theo giới tính - Nam 33 52,38 34 53,12 33 53,22 1 103,0 -1 97,06 - Nữ 30 47,62 30 46,89 29 46,78 0 100 -1 96,67 2. Theo tính chất - Trực tiếp 53 84,12 54 84,34 52 83,87 1 101,9 -2 96,29 - Gián tiếp 10 15,87 10 15,66 10 16,13 0 100 0 100 3. Theo bộ phận -Ban giám đốc 2 3,17 2 3,12 2 3,17 0 100 0 100 -Văn phòng 10 15,87 10 15,62 10 16,13 0 100 0 100 -Lễ tân 6 9,52 5 9,38 5 8,06 -1 83,33 0 100 -Buồng 9 14,29 9 14,06 9 14,52 0 100 0 100 - Bàn 12 19,05 14 21,86 12 19,35 2 116,7 -2 85,71 - Bếp 9 14,29 9 14,06 9 14,52 0 100 0 100 -Bảo trì 5 7,92 5 7,81 5 8,06 0 100 0 100 - Bảo vệ 7 11,10 7 10,84 7 11,29 0 100 0 100 - Dịch vụ tổng hợp 3 4,76 3 3,25 3 4,9 0 100 0 100 4.Trình độ chuyên môn - Đại học 12 19,05 12 18,75 12 19,35 0 100 0 100 - Trung cấp 16 25,4 17 26,56 17 27,42 1 106,3 0 100 - Sơ Cấp 30 47,62 29 45,3 28 45,16 -1 96,67 -1 96,55
( Nguốn: phòng kế toán – khu nghỉ mát Lăng Cô) - Về tính chất lao động: Do tính chất đặc thù của ngành kinh doanh khách sạn
nên lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động, đến 83,87% và được duy trì tương đối ổn định qua 3 năm. Các bộ phận lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp là các bộ phận chính của khách sạn, đòi hỏi số lượng lao động trực tiếp tương đối lớn. Lao động thuộc khối hành chính văn phòng chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ khoảng 16,13%.
- Về cơ cấu lao động trong từng bộ phận: Lưu trú và ăn uống là hai hoạt động kinh
doanh chính của khách sạn do đó số lượng lao động trong ba bộ phận buồng, bàn và bếp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động. Nhân viên buồng và bếp đều chiếm tỉ trọng như nhau và bằng 14,52%, nhân viên bàn chiếm khoảng 19,35% trong tổng số. Sỡ dĩ nhân viên văn phòng chiếm tỉ trọng tương đối cao là 16,13 % là do văn phòng của công ty bao gồm rất nhiều phòng ban đó là tài chính kế toán - kế hoạch, nhân sự. Các bộ phận còn lại chiếm tỷ trọng thấp hơn, dưới 15% và nhìn chung cũng ít biến động về số lượng, đa số là giữ ổn định qua 3 năm.
-Về trình độ chuyên môn: Xét một cách tổng quát thì lao động của khu nghỉ mát
Lăng Cô phần lớn có trình độ nghiệp vụ đảm bảo được các nhu cầu thiết yếu của khách hàng. Một số rất nhỏ nhân viên chưa có trình độ đều nằm trong các bộ phận như bảo trì, chăm sóc cây cảnh….Tuy nhiên trong xu thế cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện nay cộng với sự đòi hỏi ngày càng cao của khách thì lao động phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao tay nghề và cả trình độ ngoại ngữ có như vậy mới đưa khu nghỉ mát đứng vững trên thị trường..
Tóm lại, cơ cấu lao động tại khu nghỉ mát Lăng Cô là khá hợp lý. Đội ngũ lao động này đủ để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của khu nghỉ mát diễn ra bình thường. Tuy nhiên để mọi hoạt động được thực hiện dễ dàng, thông suốt hơn và để giảm bớt tình trạng tăng ca liên tục cho nhân viên vào những thời điểm đông khách thì khu nghỉ mát cần tăng cường thêm lao động ở hai bộ phận chính là buồng và bàn.
2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của khu nghỉ mát Lăng Cô qua 3 năm (2008-2010)2010) 2010)
2.3.1 Tình hình khách đến khu nghỉ mát qua 3 năm (2008 – 2010)
Nguồn khách là yếu tố quyết định sự sống còn của một DNKS. Nghiên cứu nguồn khách là cơ sở để doanh nghiệp biết được xu hướng đi du lịch của khách trong nước và quốc tế, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Qua bảng số liệu (Bảng 2.3), ta thấy tổng lượt khách đến khu nghỉ mát qua 3 năm có xu hướng giảm dần. Năm 2008, tổng lượt khách là 21.141 LK, năm 2009 là 19.877 LK, giảm gần 6% so với năm 2008, tương ứng
giảm 1264 LK. Năm 2010, tổng lượt khách là 18.541 LK, giảm gần 7% so với năm 2009, tức là giảm 1.336 LK.
- Đối với khách quốc tế: Tổng lượt khách quốc tế có xu hướng tăng lên rõ rệt qua 3 năm. Năm 2008 tổng lượt khách quốc tế tăng 35,91% so với năm 2008 tương ứng với 529 LK. Năm 2010 lượt khách quốc tế không tăng mạnh như năm 2009 nhưng cũng có tăng 12,74% tương ứng với 255 LK. Nguyên nhân dẫn đến là lượng khách quốc tế tăng mạnh trong năm 2009 là do nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi và nhờ các chính sách quảng bá làm cho khách quốc tế biết đến khu nghỉ mát Lăng Cô nhiều hơn. Qua những số liệu trên cho thấy năm 2009 là một năm đầy thành công với khu nghỉ mát, mặc dù lượng khách đến Việt nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng đều giảm nhưng khách đến với khu nghỉ mát Lăng Cô tăng lên, chứng tỏ khu nghỉ mát Lăng Cô đã biết vượt lên khó khăn, từng bước nâng cấp, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật làm hiện đại hơn đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và hoàn thiện các quy trình phục vụ chuẩn, đáp ứng nhu cầu cao của khách quốc tế. Hơn thế nữa khách sạn đưa ra nhiều biện pháp chính sách để kích cầu như các chương trình khuếch trương, quảng cáo, khuyến mãi đặt quan hệ và chủ động chào giá ưu đãi đối với các hãng lữ hành quốc tế. Sự tăng lên của khách quốc tế chứng tỏ chủ trương thu hút khách quốc tế của khu nghỉ mát đã mang lại thành công rất lớn.
- Đối với khách nội địa: Khách nội địa là thị trường chủ yếu của khu nghỉ mát nên
bao giờ cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu khách đến khu nghỉ mát, khoảng từ 85% – 93%. Tổng lượt khách nội địa cao nhất là vào năm 2008 với 19.668 LK, chiếm đến 93,03% trong tổng số và có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Năm 2009, tổng lượt khách nội địa giảm 1793 LK, tức là giảm hơn 9%so với năm 2008. Nguyên nhân lượng khách nội địa giảm năm 2009 là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng với đại dịch cúm A/H1N1 đã gây ảnh hưởng tiêu cực làm cho lượng khách đến Huế giảm mạnh. Mặc dù năm 2010 diễn ra lễ hội Festival Huế nhưng cùng với đó là việc hàng loạt các sự kiện lớn được tổ chức trong nước, mà tiêu điểm là năm du lịch quốc gia 2010 hướng đến đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội cũng làm cho lượng khách nội địa đến với Huế cũng giảm kéo theo lượng khách đến với khu nghỉ mát Lăng Cô giảm 1591 tương ứng giảm gần 9 %.
Bảng 2.3: Tình hình khách đến khu nghỉ mát Lăng Cô (2008-2010) Đơn vị tính: người Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 SL % SL % SL % +/- % +/- % 1.Tổng lượt khách Lượt khách 21.141 100 19.877 100 18.541 100 -1.264 94.021 -1.336 93.279 - Quốc tế Lượt khách 1.473 6,968 2.002 10.072 2.257 12.173 529 135.91 0.255 112.74 - Nội địa Lượt khách 19.668 93.032 17.875 89.928 16.284 87.827 -1.793 90.884 -1.591 91.099
2.Tổng ngày khách Ngày khách 45.506 100 31.665 100 26.102 100 -13.841 69.584 -5.563 82.432
- Quốc tế Ngày khách 2.031 4.463 3.011 9.509 3.092 11.846 0.980 148.25 0.081 102.690 - Nội địa Ngày khách 43.475 95.537 28.654 90.491 23.010 88.154 -14.821 65.909 -5.644 80.303
- Nội địa Ngày khách/ Lượt khách 2.210 1.603 1.413 -0,607 72,53 -0,19 88.148
bao giờ cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu khách đến khu nghỉ mát, khoảng từ 85% – 93%. Tổng lượt khách nội địa cao nhất là vào năm 2008 với 19.668 LK, chiếm đến 93,03% trong tổng số và có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Năm 2009, tổng lượt khách nội địa giảm 1793 LK, tức là giảm hơn 9% so với năm 2008. Nguyên nhân lượng khách nội địa giảm năm 2009 là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng với đại dịch cúm A/H1N1 đã gây ảnh hưởng tiêu cực làm cho lượng khách đến Huế giảm mạnh. Mặc dù năm 2010 diễn ra lễ hội Festival Huế nhưng cùng với đó là việc hàng