Nour và cộng đồng người du mục

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong Sa Mạc của J.M.G. Le CLézio (Trang 63)

6. Đóng góp mới của đề tài

3.1.1. Nour và cộng đồng người du mục

Ở tuyến truyện thứ nhất trong tiểu thuyết (câu chuyện về cuộc hành hương tìm miền đất hứa của cộng đồng người sa mạc), Nour là nhân vật trung tâm, tiêu biểu cho đoàn người khốn khổ, dật dờ đi trên sa mạc. Tuy Nour không phải là đối tượng được miêu tả tỉ mỉ về tư tưởng cũng như hành động nhưng xét ở cấp độ nhân vật, Nour là cá thể được giới thiệu rõ ràng về tên, độ tuổi, dáng điệu và nguồn gốc xuất thân. Việc giới thiệu về tên gọi, nguồn gốc xuất thân của nhân vật dường như là một dụng ý nghệ thuật có chủ định của nhà văn. Bởi tên gọi và nguồn gốc xuất thân phần nào tạo nên những giá trị quan trọng trong xây dựng tính cách cũng như cuộc đời của nhân vật. Chính vì vậy chúng ta thường thấy nhân vật chính của Le Clézio được gọi bằng những cái

tên mang nhiều dụng ý gợi mở về tính cách, số phận. Tiêu biểu trong Sa mạc

là hai nhân vật Nour và Lalla. Hiểu theo tiếng Ả Rập “Nour” có nghĩa là ánh sáng: nó thể hiện niềm khát khao tự do của những con người bị mất nước và niềm hy vọng về một tương lai tốt đẹp”. Về nguồn gốc xuất thân, Nour là con trai của một chiến binh – người có sứ mạng dẫn dắt cuộc hành hương đến

thành phố Thánh Smara còn mẹ cậu là “Chérifa”, con cháu của Al Azraq – Người Đàn Ông xanh hiển hách chính vì vậy Nour luôn cảm thấy sứ mệnh đặc biệt của mình “là dẫn dắt bộ tộc vượt sa mạc, tìm miền đất hứa” – tìm kiếm vùng đất không thiếu thứ gì.

Chân dung nhân vật Nour gây ấn tượng mạnh cho người đọc bởi đôi mắt và cái nhìn: “mặt cậu âm u, đen sạm vì nắng, nhưng đôi mắt cậu sáng rực và cả cái nhìn của cậu toát ra một thứ ánh sáng gần như phi thường” [16, tr. 11]. Có lẽ chính cái “phi thường” ấy là nguồn sức mạnh tiềm ẩn để Nour có thể vượt qua mọi khốn khổ suốt cuộc hành hương trên sa mạc. Ở cấp độ truyện kể, Nour không phải là nhân vật chính, chiếm vai trò quan trọng nhưng người kể chuyện đã biến anh ta thành “chủ thể hư cấu của tất cả các cảm nhận” nghĩa là người kể chuyện đã di chuyển điểm nhìn vào nhân vật và kể thông qua điểm nhìn của nhân vật Nour các sự kiện và nhân vật khác của tác phẩm đến với độc giả. Vì vậy câu chuyện và những hình ảnh khốn khổ của đoàn người đi trên sa mạc khắc nghiệt dường như được cảm nhận từ cái nhìn của Nour. Cậu được xem như một “nhân chứng sống” đang dõi theo và tham gia vào hành trình tìm kiếm “miền đất hứa” của bộ tộc mình. Để thể hiện tính cách nhân vật Nour, Clézio đã để nhân vật tự bộc lộ thông qua những hành động cụ thể và độc giả tự mình nhận định, đánh giá. Trong quá trình thực hiện “sứ mệnh” đặc biệt của mình, Nour tỏ ra là nhân vật có trái tim nhân hậu và dịu dàng, biết cảm thông chia sẻ và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Trong khoảnh khắc tận cùng của sự thất vọng, đoàn người đói khát, kiệt sức tới mức “không còn hơi sức để thương yêu nhau nữa” [16, tr.274] thì cậu bé Nour vẫn ân cần, động viên và sẵn lòng giúp đỡ mọi người với hy vọng làm dịu đi nỗi đau đớn của họ. Mặc dù trong thâm tâm Nour không biết đâu là đích, thậm chí cậu biết sẽ không có vùng đất “không thiếu thứ gì” như mơ ước, nhưng cậu vẫn luôn động viên mọi người nuôi hy vọng để gắng sức đứng lên đi tiếp “chúng ta sắp

tới những vùng đất mà tù trưởng đã hứa, nơi chúng ta sẽ không thiếu thứ gì cả, nơi giống như thiên đường vậy” [16, tr.268].

Khi xem xét mối quan hệ giữa nhân vật và cuộc hành trình “tìm đường” chúng tôi nhận thấy rằng nhân vật được xử lí làm nền cho những sự kiện: cuộc di cư tìm nơi trú ngụ và những trận chiến đẫm máu của các chiến binh địa phương chống lại đội quân xâm lược. Bởi vậy chân dung các nhân vật của tuyến truyện chỉ là những nét phác thảo đơn giản. Ngoài Nour và Ma el Ainine là những nhân vật cá thể được miêu tả có phần cụ thể về tên gọi, hình dáng và tình tình, phần còn lại chỉ một số ít nhân vật là có tên gọi và đa số họ đều được xây dựng theo kiểu nhân vật “đám đông” (kiểu nhân vật đại diện cho một đám người) nên tên gọi chung chung như người chiến binh mù hay tên gọi theo bộ tộc người nào đó. Cộng đồng du mục và các chiến binh được xác định bằng sự lặp lại nhiều lần của đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số nhiều “họ” (ils). Những người con sa mạc, họ đồng thời xuất hiện, hành động như hoá thân của những vùng đất nơi họ sinh sống và là biểu hiện hậu quả của sự bị xâm lược, bị xua đuổi khỏi mảnh đất quê hương. Đây chính là thành công của nghệ thuật xây dựng đám đông làm nền cho sự kiện vận động “tìm đường”, tìm kiếm thiên đường hạnh phúc của nhân vật.

Tuy không phải cuộc “tìm đường” nào cũng thành công, không phải ai cũng có thể tìm được thiên đường thực sự của mình nhưng dù thành công hay thất bại thì qua hành trình tìm kiếm và trải nghiệm thực tế người ta sẽ nhận ra giá trị đích thực của cuộc tìm đường, bản chất xã hội và giá trị thực sự của cuộc sống. Nour và cộng đồng của mình đã hoàn toàn thất bại trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc nhưng cậu và mọi người đã thực sự hiểu được thế nào là thiên đường hạnh phúc, đâu là thiên đường thực sự giành cho họ, cuộc sống với những mơ ước nhỏ nhoi là chỉ tìm một nơi trú ngụ, tìm một mảnh đất để sống yên bình để sinh sống nhưng đó lại là không tưởng. Phải đổ biết

bao mồ hôi, xương máu, những con người khốn khổ mới dò tìm được hướng đi nhưng đó là con đường mờ mịt phủ đầy chết chóc bi thương, con đường mênh mông vô tận không có đích dừng.

Từ sự thất bại trong hành trình tìm đường của cộng đồng sa mạc, nỗi thống khổ và sự tuyệt vọng của họ khi phải quay trở lại mảnh đất bị quân thù xâm lược, nhà văn đã lên án sâu sắc chính quyền Ma Rốc đương thời và thực dân Pháp xâm lược (những kẻ bán nước và cướp nước) chúng đã bắt tay với nhau để xua đuổi những cư dân vào cảnh khốn cùng. Với những con người sa mạc “Thiên đường” là nơi để trú ngụ, một vùng đất để dựng lều, trồng cây và sinh sống. Tất cả những điều đó tưởng như đơn giản và gần gũi, nào ngờ nó quá xa và mông lung đối với những con người bị cướp đoạt, bị xâm chiếm và bị xua đuổi khỏi mảnh đất quê hương. Đây cũng chính là thông điệp mà tác giả muốn nhắn nhủ thông qua hành trình gian khổ của Nour và cộng đồng du mục

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong Sa Mạc của J.M.G. Le CLézio (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)