Thủ pháp sử dụng điểm nhìn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong Sa Mạc của J.M.G. Le CLézio (Trang 30)

6. Đóng góp mới của đề tài

1.2.2.Thủ pháp sử dụng điểm nhìn

Nói tới điểm nhìn trong tiểu thuyết chúng ta không thể không nói tới các biện pháp sử dụng điểm nhìn bởi góp phần làm nên thành công của việc tăng thêm điểm nhìn cho tiểu thuyết đó là sự vận dụng một cách khéo léo và đầy sáng tạo các thủ pháp sử dụng điểm nhìn.

Như trên đã nói, Sa mạc là tác phẩm đa dạng người kể chuyện và đa dạng điểm nhìn vì vậy đan xen, lồng ghép và di chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện này sang người kể chuyện khác; từ người kể chuyện sang nhân vật hay từ nhân vật này sang nhân vật khác là một lựa chọn mang tính tất yếu. Để miêu tả một cách khách quan các sự vật, hiện tượng, đồng thời bộc lộ một cách sắc nét những tâm sự, tình cảm của nhân vật, người kể chuyện di chuyển từ điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bao quát của mình sang điểm nhìn nội tâm bên trong của nhân vật. Có đôi lúc sự di chuyển ấy dễ dàng nhận thấy, nhưng nhiều khi độc giả phải thật tinh tường mới nhận biết đâu là điểm nhìn của người kể chuyện, đâu là điểm nhìn của nhân vật: “Mỗi ngày, khi đi qua trước khu trại, Nour nghe tiếng những người đàn bà khóc than, bởi một ai đó vừa mới chết trong đêm. Mỗi ngày, người ta đi xa hơn một chút trong tuyệt vọng và phẫn nộ và tim Nour càng se thắt lại. Cậu nghĩ tới cái nhìn của lão tù trưởng đang bồng bềnh nơi nào xa lắc trên những ngọn đồi vô hình của đêm tối, rồi hướng về cậu trong phút giây ngắn ngủi, như một ánh phản chiếu và soi sáng cậu ở phần bên trong của chính cậu” [16, tr. 51].

Tìm hiểu các thủ pháp sử dụng điểm nhìn trong Sa mạc chúng tôi nhận thấy

tác giả khi thì sự dụng tách biệt từng thủ pháp, khi thì vận dụng tổng hợp các thủ pháp trên để tạo ra sự phức hợp. Vì vậy mà có đoạn văn miêu tả thể hiện rõ ràng thủ pháp di chuyển điểm nhìn từ người này sang người khác có đoạn văn lại thể hiện đồng thời sự đan xen lồng ghép các điểm nhìn. Đặc biệt có đoạn gần kề nhau, cùng kể về một sự kiện nhưng điểm nhìn lại hoàn toàn khác nhau như:

“Lalla biết rõ tất cả những con đường, tất cả những chỗ trũng của những cồn cát. Cô có thể nhắm mắt mà đi khắp mọi nơi, và cô biết ngay tức khắc mình đang ở đâu, chỉ cần đôi bàn chân của cô chạm vào đất. Gió lượn từng

hồi qua các cồn cát, ném những nắm lá kim vào da thịt cô bé, làm rối tung mái tóc đen của cô” [16, tr. 88].

“Lalla biết rõ tất cả những con đường, chúng chạy tới những nơi xa tít mù dài theo những cồn cát, giữa các bụi rậm, chúng tạo thành một đường cong và trở lại phía sau chúng không hề dẫn dắc về đâu. Thế mà mỗi lần đi ở đây, cô lại thấy có cái gì mới mẻ…..Lalla tiếp tục vừa bước thật chậm vừa nhìn cát xám một cách chăm chú khiến hai mắt cô hơi khó chịu” [16, tr. 89].

Từ hai đoạn trích trên chúng ta nhận thấy nếu ở đoạn văn thứ nhất thể hiện điểm nhìn bên ngoài của người kể chuyện giấu mặt thì sang đoạn văn thứ hai điểm nhìn đã dần dần được di chuyển từ ngoài vào nhân vật (điểm nhìn bên trong) tạo ra sự đan xen giữa điểm nhìn của người kể chuyện giấu mặt và điểm nhìn bên trong của nhân vật Lalla. Di chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện sang nhân vật, tác giả như nhấn mạnh thêm vẻ huyền bí của thiên nhiên và sự khát khao khám phá thiên nhiên cũng như trí tưởng tượng phong phú của nhân vật. Mặt khác thủ pháp di chuyển điểm nhìn vào nhân vật để nhân vật tự khám phá, cảm nhận thế giới và bộc lộ những ý nghĩ, những suy tưởng của mình giúp sự việc được kể giảm bớt tính chủ quan của người kể chuyện và tăng thêm tính khách quan cho câu chuyện vì điểm nhìn của nhân vật bổ sung và khẳng định tính xác thực cho điểm nhìn của người kể chuyện.

Thủ pháp di chuyển, lồng ghép điểm nhìn không chỉ được sử dụng ở việc di chuyển từ người này sang người khác mà nó còn được di chuyển trong không gian bốn chiều tạo ra đoạn văn miêu tả thiên nhiên tuyệt mĩ: “Bầu trời trước mặt cô thì bát ngát, mặt đất là một mớ hơi nước đọng lại, có màu xám và màu đất son, lãng đảng nơi chân trời. Bởi Hartani biết rõ điều đó nên Lalla không còn sợ khi bước vào niềm im lặng. Cô nhắm mắt để mình mặc tình lướt trong không khí, giữa bầu trời chỉ cần bám chặt vào cánh tay của Hartani. Từ từ họ vạch ra những vòng tròn to trên mặt đất, xa đến không còn nghe ra một tiếng

nào, chỉ có tiếng sột soạt êm như của gió trong những lông cánh, cao đến tưởng chừng không còn trông thấy những tảng đá, những bụi gai, những ngôi nhà bằng ván và giấy quét hắc ín….và khi đã say khướt với gió, với ánh sáng và với màu xanh của bầu trời, họ trở về phía miệng hang ở trên vách đá đỏ….”[16, tr. 48]. Ta thấy ở đoạn văn trên điểm nhìn không chỉ được di chuyển liên tục, linh hoạt từ trên bầu trời cao xuống mặt đất và trên diện tích rộng của không gian bao la mà nó còn thể hiện sự kết hợp hài hoà thủ pháp di chuyển và đan xen lồng ghép điểm nhìn để tạo ra điểm nhìn phức hợp đồng thời giữa người kể chuyện với nhân vật.

Để chứng minh việc sử dụng kết hợp đồng thời các điểm nhìn bằng các thủ phép di chuyển đan xen và lồng ghép các điểm nhìn trong một đoạn văn chúng ta hãy khảo sát các đoạn văn trích dẫn dưới đây (Chúng tôi đánh số thứ tự các câu văn) để trích sơ đồ di chuyển điểm nhìn.

“Những con mắt của nước giữa sa mạc là vậy (1). Nhưng nước ấm còn chứa đọng cả gió, cát và bầu trời bao la giá buốt của đêm (2). Trong khi uống nước, Nour nghe khoảng trống nhập vào người cậu, cái khoảng trống đã xua đuổi cậu từ cái giếng này tới cái giếng khác (3). Nước đục lờ và nhạt nhẽo khiến Nour muốn lộn mửa và không giúp cậu qua cơn khát (4). Như thể nó truyền vào tận cùng thân thể cậu niềm im lặng cùng sự cô đơn của những cồn cát và những cao nguyên đá mênh mông (5). Nước im lìm trong những cái giếng, nó trơn như kim loại, xác lá và lông thú nổi lên bều bều trên mặt nó (6). [16, tr. 18].

Với N: là điểm nhìn bên ngoài, T là điểm nhìn bên trong, ta có sơ đồ về sự di chuyển điểm nhìn ở đoạn văn trên như sau: 1N-2N-3T-4T-5N-6N.

Hoặc đoạn văn: “Trên mặt đường, những chiếc ô tô, những chiếc xe tải, những chiếc môtô, bật đèn pha nối đuôi nhau và những ánh phản chiếu của những mặt kính chớp, tắt không ngừng (1). Lalla để mặc cho mình bị cuốn

theo dòng người, cô không nghĩ tới mình nữa, cô trống rỗng như thể cô thực sự không còn hiện hữu nữa (2). Chính vì muốn thế mà cô luôn quay trở lại những đại lộ thênh thang, để được buông trôi, tan biến trong những làn sóng người (3). Nhiều ánh sáng quá. (4) Lalla vừa nhìn chúng vừa bước thẳng tới trước (5). Ánh sáng đủ mà xanh, đỏ, cam, tím, có thứ ánh sáng cố định, có thứ di động tới trước, có thứ nhảy múa tại chỗ như lửa diêm quẹt (6). Lalla thoáng nghĩ tới bầu trời đầy sao, tới đêm sa mạc mênh mông, khi cô nằm dài trên cát cứng bên Hartani và khi họ cùng thở một cách êm đềm như thể họ có cùng một thân xác (7)” [16, tr. 360].

Sơ đồ di chuyển điểm nhìn ở đoạn văn trên là: 1N-2T-3N-4T-5N-6N-7T. Như vậy, chỉ trong một đoạn văn ngắn chúng ta thấy liên tục có sự di chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong. Sự di chuyển điểm nhìn đã cho thấy vị trí quan sát của người kể chuyện thay đổi, chuyển dần từ việc quan sát bề ngoài sang vị trí của một người đang cố gắng thâm nhập vào thế giới nội tâm của nhân vật để có cái nhìn toàn diện, cụ thể và hiểu hơn về bản chất của đối tượng được quan sát. Trong hai đoạn văn trích dẫn trên chúng ta có thể phân biệt điểm nhìn bên ngoài của người kể chuyện là những câu văn miêu tả bên ngoài và điểm nhìn bên trong là những câu miêu tả nội tâm, suy tưởng của nhân vật. Tuy nhiên có những câu văn đó là sự lồng ghép điểm nhìn của cả người kể chuyện và nhân vật như: “Nước đục lờ và nhạt nhẽo khiến Nour muốn lộn mửa và không giúp cậu qua cơn khát. Như thể nó truyền vào tận cùng thân thể cậu niềm im lặng cùng sự cô đơn của những cồn cát và những cao nguyên đá mênh mông” và “Lalla thoáng nghĩ tới bầu trời đầy sao, tới đêm sa mạc mênh mông, khi cô nằm dài trên cát cứng bên Hartani và khi họ cùng thở một cách êm đềm như thể họ có cùng một thân xác”.

Thủ pháp đan xen, lồng ghép điểm nhìn không chỉ được thể hiện trong sự di chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện sang nhân vật hay từ nhân vật này

sang nhân vật khác mà nó còn thể hiện ở sự đan xen giữa điểm nhìn của người kể chuyện giấu mặt với điểm nhìn người kể chuyện - nhân vật của tác phẩm thông qua các câu chuyện kể của họ. Sự di chuyển này thể hiện nhịp nhàng ở từng đoạn văn ngắn như là sự ngắt nhịp xuống dòng mỗi câu thơ. Dưới đây là bản thống kê một số dẫn chứng tiêu biểu cho sự di chuyển linh hoạt các điểm nhìn của hai kiểu người kể chuyện thông qua việc đan xen các đoạn văn.

. TT Trang dẫn chứng Sự kiện/tình huống truyện Dẫn chứng Loại điểm nhìn tương ứng 1 139-144 Aamma kể cho Lalla nghe về người Đàn Ông Xanh Al Azraq. (câu chuyện quá khứ xen lẫn với hành động hiện tại của nhân vật).

- Người ta gọi người là Al Azraq bởi vì trước khi là một vị thánh, người đã từng là một chiến binh sa mạc, hoàn toàn thuộc miền nam, trong vùng Chinguetti, bởi người thuộc dòng quý tộc và là con của tù trưởng (…) một người đàn ông mà thượng đế đã gọi; chính thế mà mọi người gọi người bằng cái tên Al Azraq – người Đàn Ông Xanh

- Khi nói, Aamma hơi đu đưa từ trước ra sau như nhịp theo một điệu nhạc, hoặc chị ngừng nói một hồi lâu, nghiêng về phía cái mâm, ngắt từng miếng bột bánh mì rồi nhắp chúng lại và dùng hai nắm tay ép xuống.

- ……….(chuyện quá khứ) - ……… (chuyện ở hiện tại)

- Điểm nhìn biết tuốt của người kể chuyện là nhân vật. (câu chuyện trong quá khứ).

- Điểm nhìn bên ngoài của người kể chuyện giấu mặt. (câu chuyện ở hiện tại)

2 169-175 Naman kể cho Lalla nghe chuyện “Sự tích chim sơn ca Balaabilou và nàng công chúa Leila xinh đẹp. (câu chuyện quá khứ xen lẫn với hành động hiện tại của nhân vật).

- Chuyện xảy ra lâu lắm rồi”, Naman nói, “Nó xảy ra vào thời mà ông cha và cả ông nội của ông đều chưa ra đời, vậy mà người ta vẫn nhớ những gì đã sảy ra. Thời đó con người không có như bây giờ….Vậy là vào thời đó, trong một thành phố lớn ở phương đông, một thủ lĩnh Hồi giáo đầy quyền uy chỉ có một cô con gái độc nhất tên là Leila, Đêm Tối. Vị thủ lĩnh yêu thương con gái mình hơn tất cả mọi thứ trên đời, cô gái đẹp nhất trong vương quốc, cô hiền nhất, ngoan nhất và người ta dự báo cho cô tất cả hạnh phúc trên đời này…” - Chiều xuống dần chầm chậm trong bầu trời làm cho màu xanh của biển trở nên sẫm hơn và bọt của sóng biển chừng như còn trắng xoá hơn nữa, ông lão Namam nhúng đều đặn những cây cọ vào xoong nhựa và ông quét đi

- Điểm nhìn biết tuốt của người kể chuyện là nhân vật (Câu chuyện của quá khứ).

- Điểm nhìn bên ngoài của người kể chuyện giấu mặt (Câu chuyện ở hiện tại)

quét lại dọc theo những cái rãnh có lót xơ. Chất lõng nóng len vào các kẽ hở nhỏ giọt trên cát. Bọn trẻ và Lalla ngắm nghía đôi bàn tay của Naman….

-“………. (chuyện quá khứ) - ……… (chuyện ở hiện tai) ………

-“Và rồi trong cơn mưa, con chim Balabilou vẫn hót bởi chính nó đã giải cứu nàng công chúa mà nó yêu. Và vì nó không còn khả năng tìm lại hình dạng ban đầu của mình nên hằng đêm nó đến đậu trên một cành cây cạnh cửa sổ của Leila, hót cho nàng nghe điệu nhạc óng ả. Người ta còn nói là sau khi chết nàng công chúa cũng biến thành chim để có thể gặp Balabilou, đời đời cùng hót với nó trong những cánh rừng và những khu vườn”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- ………….. - …………

- Điểm nhìn biết tuốt của người kể truyện là nhân vật.

- Khi câu chuyện kết thúc, Naman không nói gì nữa, ông tiếp tục chăm sóc con thuyền của mình với những cây cọ quét nhựa dọc theo vỏ thuyền. Ánh sáng xuống thấp bởi mặt trời đã ngã về phía bên kia chân trời. Bầu trời trở nên vàng óng và lục nhạt, những ngọn đồi như nổi bật trên lớp giấy quét hắc ín.

- Điểm nhìn của người kể truyện dấu mặt (Câu chuyện ở hiện tại).

3 428-431

Người chiến

binh mù kể cho Nour nghe về Ma el Ainine. (câu chuyện quá khứ xen lẫn với hành động hiện tại của nhân vật).

- Họ cũng kể lại truyền thuyết về Mael Ainine bằng những giọng nghe như hát về điều đó giống như câu chuyện về một giấc mơ xưa cũ của họ. Tiếng nói của những người chiến binh hoà lẫn với tiếng reo tí tách của những ngọn lửa và từng lúc Nour trông thấy bóng dáng nhẹ tênh của lão già xuyên qua những cuộn khói, trông giống như một ngọn lửa nơi trung tâm của khu lều trại.

-“Lão tù trưởng vĩ đại sinh ở nơi xa, về Miền

- Điểm nhìn của người kể truyện dấu mặt.

(câu chuyện hiện tại).

Nam, trong xứ sở mà người ta gọi là Hodh và cha của lão là con của MouLay Idriss, mẹ của lão thuộc dòng dõi đấng tiên tri. Khi tù trưởng vĩ đại ra đời, cha lão đặt tên lão là Ahmed, nhưng mẹ lão lại gọi lão là Mael Ainine, Nước Mắt bởi bà đã khóc vì vui mừng ngày lão ra đời”.

- Trong đêm tối, Nour lắng nghe, đầu kề lên một hòn đá, bên cạnh người chiến binh mù.

- Khi mới lên bảy, lão đã đọc kinh coran, không sai một chữ…

………

kể truyện là nhân vật (chuyện xảy ra trong quá khứ).

- Điểm nhìn của người kể truyện dấu mặt ở hiện tại.

- Điểm nhìn của người kể truyện là nhân vật.

Nhìn vào bảng thống kê chúng ta thấy mỗi câu chuyện kể (ở quá khứ) của người kể chuyện là nhân vật đều được đan xen, lồng ghép với câu chuyện của người kể chuyện giấu mặt (kể về hành động thực tại của chính nhân vật kể chuyện) thông qua thủ pháp di chuyển điểm nhìn giữa người kể chuyện giấu mặt với người kể chuyện là nhân vật. Các đoạn văn, các câu chuyện được đan xen nhau trong khoảng từ 3 đến 6 trang giấy, sự di chuyển điểm nhìn cứ đều đặn với một đoạn văn là điểm nhìn của người kể chuyện - nhân vật của tác phẩm (câu chuyện đã diễn ra), lại đến một đoạn là điểm nhìn của người kể chuyện giấu mặt (câu chuyện đang diễn ra ở hiện tại) đã khiến câu chuyện kể trở nên sinh động hơn, mới mẻ hơn. Mặc cho các câu chuyện kể ở quá khứ và hiện tại được đan xen có liên hệ với nhau hay không thì mạch ngầm văn bản vẫn không bị ngắt quãng, tách rời.

Tiểu kết

Sáng tạo nhiều người kể chuyện trong tác phẩm không còn mới lạ song nó

làm cho Sa mạc cuốn hút hơn với việc du nhập vào tiểu thuyết nhiều câu

chuyện kể li kì, huyền ảo với nhiều thể loại văn học khác nhau như truyền

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong Sa Mạc của J.M.G. Le CLézio (Trang 30)