Mael Ainine – nước mắt

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong Sa Mạc của J.M.G. Le CLézio (Trang 81 - 92)

Chương 3 : NHỮNG NHÂN VẬT ĐẶC BIỆT

3.3. Nhân vật huyền thoại

3.3.2. Mael Ainine – nước mắt

Ma el Ainine là nhân vật được hư cấu dựa trên hình tượng nhân vật lịch sử

của Ma rốc là Moulay Ahmel ben Mohammel el Fadel được gọi là Ma el Ainine – Người đã sáng lập ra thành phố Smara trong vùng Saguiet et Hamra – một trung tâm văn hóa quan trọng, nơi gặp gỡ của những bộ lạc ở Sahara. Ông là người phản đối quyết liệt sự xâm lược Ma Rốc của thực dân Pháp và đứng lên lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân xâm lược. Nhưng ông không được vua Ma Rốc ủng hộ và đội quân của ông bị tàn sát buộc phải quay về sa mạc Sahara đã bị chiếm đóng.

Trong Sa mạc, Ma el Ainine là huyền thoại về một tù trưởng vĩ đại, nhà

tiên tri, người dẫn đường, người che chở…với trọng trách đưa dân tộc của mình đến miền đất hứa, tự do, hạnh phúc. Để tăng thêm tính chân thực cho

hình tượng nhân vật, người kể chuyện đã di chuyển điềm nhìn vào nhân vật, để nhân vật tự cảm nhận về nhân vật lịch sử vĩ đại này.

Với vai trò “nhân chứng lịch sử” Nour – thành viên trong đoàn người hành hương dưới sự dẫn dắt của Ma el Ainine đã cố hết sức nhìn chân dung vị tù trưởng vĩ đại của mình: “Đó là tù trưởng vĩ đại Ma el Ainine (…) cậu cố hết sức để nhìn khuôn mặt gầy yếu của vị bô lão đang bất động giữa họ, trong chiếc áo khoác dưới ánh trăng chiếu vào tạo thành một cái đốm trắng toát. Mọi người cũng đang nhìn lão như bằng một cái nhìn độc nhất, như chính lão đang thực sự nói, như chính lão sẽ phác một cử chỉ và sau đó tất cả sẽ thay đổi, bởi chính lão là người đưa ra mệnh lệnh của sa mạc (…) Cậu nhìn bóng dáng mỏng manh của lão tù trưởng vĩ đại, như chính cậu đang đi vào trái tim lão, vào tận niệm im lặng” [16, tr. 39].

Vậy là không phải dáng dấp vạm vỡ của một võ tướng, vị tù trưởng – người anh hùng của các bộ tộc sa mạc xuất hiện trong dáng vẻ “mỏng manh” với khuôn mặt “yếu gầy” tạo cảm giác “bất an” về sự “ốm yếu”, “không trường tồn”. Song có lẽ đây là dụng ý nghệ thuật của tác giả về việc tạo sự tương phản giữa bề ngoài và sức mạnh tiềm ẩn bên trong của nhân vật. Đồng thời nó thể hiện quan hệ nhân – quả, vẻ bề ngoài tiều tụy là hệ quả của bao đêm thức trắng, quên đi bản thân, dồn hết tâm sức lo cho dân tộc. Trong những đêm thức trắng ấy “đôi mắt lão đăm đăm và cái nhìn của lão hướng ra xa, vượt lên trên những đầu người, vươn tới bên kia những bức tường bằng bùn khô khốc của Smara. Có thể lão đang tìm câu trả lời cho nỗi lo lắng của con người trong cái sâu thẳm của bầu trời đêm, trong vùng ánh sáng lạ lùng đang bập bềnh quanh đĩa mặt trăng” [16, tr. 41].

Là truyền nhân của người Đàn Ông Xanh - Al Azraq: Ma el Ainine cũng rất tài trí, am hiểu giáo lí đạo Hồi. Ngay từ lúc bảy tuổi ông đã đọc thuộc kinh Coran không sai một chữ. Ông cũng có những khả năng siêu nhiên, có phép lạ

chữa lành vết thương người chiến binh, chữa sáng mắt cho người mù: “Bằng một góc của tấm vải choàng màu xanh da trời của mình, lão lau mặt người đàn ông. Tiếp theo lão đưa bàn tay lên trán anh, lên hai mí mắt nóng bỏng của anh, như muốn xoá đi một cái gì. Lão dùng đầu ngón tay thấm nước miếng của mình, xoa lên mí mắt của người mù và lão thổi nhẹ vào mặt anh, không nói lời nào” [16, tr. 434]. Có lẽ phép lạ chữa sáng mắt cho người mù, chữa lành vết thương cho mọi người của Ma el Ainine là phép màu của trái tim nhân hậu, của tình yêu thương con người mà vị tù trưởng giành cho những người dân của mình. Chính tình yêu, sự nhân ái dịu dàng và niềm tin vào sự chỉ đường của ông đã làm dịu những vết thương đang chảy máu, làm bừng sáng đôi mắt mù loà của người chiến binh.

Ma el Ainine không chỉ giành tình yêu thương, sự nhân ái cho các cư dân của bộ tộc mình mà lòng nhân ái của ông thể hiện ngay cả với kẻ thù (tù binh bị bắt giữ), điều này làm cho kẻ thù của ông khiếp sợ, hoang mang. Trong hồi ký của Camille Douls có ghi “Câu chuyện về lần ông ta gặp Ma el Ainine trước dinh thự của lão tại Smara (…). Douls là tù nhân của người Maures, quần áo rách (…) nhưng Ma el Ainine nhìn ông ta không chút hận thù, không chút khinh miệt. Chính cái nhìn dai dẳng đó sẽ còn sống mãi trong trí nhớ, khiến người quan sát phải rùng mình mỗi khi hắn nghĩ tới Ma el Ainine” [16, tr. 439].

Ma el Ainine không thích chiến tranh bởi ông biết nó chỉ đem lại đau thương, mất mát cho con người. Song ông không thể khoanh tay nhìn kẻ thù xâm lược mà đứng lên lãnh đạo nhân dân chiến đấu giành lại độc lập, tự do. Do không đủ điều kiện để chống lại kẻ thù, Ma el Ainine phải dẫn các bộ tộc của mình hành hương trên những chặng đường sa mạc đầy gian nan, nếm đủ khổ ải với hy vọng cầu cứu sự giúp đỡ của chính quyền Ma Rốc. Chính quyền thù địch đã ngăn cản họ, từ chối không giúp đỡ bất kỳ điều gì vì thực chất họ

đã cấu kết với kẻ thù bán rẻ đất nước: “Những con người quyền thế luôn hứa hẹn mà không cho gì (…) và các cánh cửa luôn đóng chặt suốt ngày. Những ai liều lĩnh tới gần thành luỹ đều lĩnh những phát đạn, đó là lời cảnh cáo” [16, tr. 360].

Vì không nhận được sự chi viện, giúp đỡ và không muốn để bộ lạc chìm trong bạo lực, lầm than Ma el Ainine quay về với niềm tin tâm linh nơi kinh thánh, cầu nguyện để tìm ra giải pháp siêu thoát, giải pháp cứu độ chúng sinh lầm than. Đây là nguồn sức mạnh duy nhất tiếp sức để cho bộ tộc của ông tiếp tục bước đi trên sa mạc.

Với cư dân sa mạc Ma el Ainine là vị thánh, một người có khả năng “xoay chuyển được đêm thâu, làm dịu cơn thịnh nộ của đám đông bằng một cử chỉ của bàn tay, và trái lại, kích động nó chỉ bằng một vài câu nói”. Dưới con mắt của kẻ thù, Ma el Ainine là “một thứ phù thuỷ, một kẻ làm ra mưa, đã lôi kéo theo mình tất cả những kẻ rách rưới ở Draa, ở Tindouf, tất cả bọn da đen ở Mauritanie”; “một kẻ cuồng tín”; “một con cáo già” [16, tr.438]. Tuy nhiên họ (kẻ thù của ông) luôn kinh sợ, luôn bị ám ảnh bởi cái nhìn của Ma el Ainine: “cảm thấy một nỗi lo âu, một nỗi sợ sệt mà hắn không thể nào hiểu nổi. Như thể hắn sợ bất thần bắt gặp nơi khúc quanh của một ngọn đồi, nơi kẻ nứt của một con suối khô, cái nhìn của lão tù trưởng vĩ đại, một mình giữa sa mạc” [16, tr. 440].

Suốt cuộc đời quên mình vì cộng đồng dân tộc, đồng cam cộng khổ cùng các bộ tộc và được hết thảy nhân dân tôn kính, yêu thương nhưng ngược lại với sự oai phong hiển hách đó, tác giả đã kể về cái chết của Ma el Ainine thật ảm đạm, bi thương: “Lão tù trưởng vĩ đại đang hấp hối trong ngôi nhà nghèo nàn nhất Tiznit, như một kẻ ăn mày, xa cách những người con trai lão” [16, tr. 467]. Thực tế, lão tù trưởng vĩ đại ra đi trong ảm đạm, đơn độc song dưới con mắt của Nour, Ma el Ainine mãi là một thủ lĩnh cao quý, siêu phàm, hình ảnh

của ông trường tồn trong không gian, thời gian. Dù cho hoàn cảnh có tàn tạ bi đát tới đâu cũng không thể làm lu mờ hình ảnh thánh thiện của con người huyền thoại này. Giữa không gian nghèo nàn, tăm tối, thân thể mỏng manh của vị tù trưởng nổi lên bồng bềnh như vị thánh đang dần dần về cõi bồng lai: “Nour nhìn lần cuối bóng dánh mỏng manh của lão tù trưởng vĩ đại đang nằm trong chiếc áo trắng của lão, nhẹ nhàng đến đỗi đang bồng bềnh trên mặt đất” [16, tr. 406]. Cái chết của Ma el Ainine khép lại câu chuyện lịch sử, một bản hùng ca bi tráng về cuộc đấu tranh bảo vệ cộng đồng của những chiến binh sa mạc mà linh hồn của nó chính là Ma el Ainine – vị tù trưởng vĩ đại sống mãi trong ký ức của bao thế hệ; là biểu tượng cho sức mạnh, ý chí và niềm hy vọng bất tử của cộng đồng sa mạc. Người ta sẽ mãi truyền tai nhau huyền thoại về vị thủ lĩnh tài ba, giàu lòng yêu thương nhân loại, luôn sống mãi, dõi theo và dìu dắt tiếp thêm sức mạnh để những người con sa mạc vững bước trên con đường đời. “Nơi đây, tinh thần của Ma el Ainine vẫn sống, nó phủ toàn mặt đất, lẫn vào cát bụi, ẩn trong các kẽ nứt, hoặc lấp lãnh trên từng tảng đá sắc nhọn [16, tr. 505].

Khám phá thế giới nhân vật trong Sa mạc nói chung, những nhân vật huyền

thoại nói riêng, chúng tôi nhận thấy việc đưa nhân vật có phép lạ vào tác phẩm không chỉ với mục đích trộn lẫn hiện thực với huyền thoại để tạo nên sức hấp dẫn, gợi trí tò mò cho độc giả mà hơn thế việc tạo dựng thế giới huyền thoại, màu nhiệm góp phần giáo dục, định hướng tâm hồn các nhân vật trong tác phẩm về cội nguồn, về bản sắc văn hóa xa xưa của dân tộc. Và hơn hết mọi ý nghĩa, thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm đó là giữa sa mạc khô cằn, nơi tưởng như sự sống bị huỷ diệt lại là nơi ẩn chứa điều huyền diệu, lung linh. Chính vì vậy, trên đỉnh cao của sự thành đạt, nổi tiếng giữa thế giới văn minh, phồn hoa, Lalla vẫn luôn kiếm tìm một điều gì đó và cô nhận ra những thứ cô tìm kiếm chỉ có ở sa mạc. Thiên đường hạnh phúc thực sự mà

cô tìm kiếm là quay về với sa mạc mênh mông nơi mọi thứ đều khả hữu, nơi tự do cuối cùng của thế giới.

Tiểu kết

Nhân vật trong Sa mạc được xây dựng bằng kỹ thuật độc đáo, kết hợp giữa

bút pháp hiện thực với trữ tình, vì vậy nhân vật trong tác phẩm hiện lên một cách đa dạng, vừa chân thực, sống động vừa lãng mạn, đậm chất thơ. Họ chân thực trong cuộc sống với những sinh hoạt đời thường, đậm chất thơ trong tâm hồn cùng những ứng xử, quan niệm về tự do và hạnh phúc.

Hình tượng nhân vật “ngoài lề” và nhân vật “tìm đường” dưới ngòi bút của Le Clézio hiện lên một cách hấp dẫn. Bằng các thủ pháp xây dựng nhân vật cá thể và nhân vật đám đông, nhà văn đã phác hoạ hình tượng các nhân vật chứa đựng chức năng biểu tượng cho những số phận con người cũng như những ứng xử của họ trong cuộc sống. Từ nhân vật cá thể, một nhóm người cụ thể, người đọc có thể hình dung ra cả cộng đồng những con người có cùng hoàn cảnh, cùng thân phận, cùng địa vị xã hội và cùng lí tưởng sống.

Xây dựng kiểu nhân vật huyền thoại, tác giả không chỉ nhằm mục đích tạo nên sự mới mẻ hấp dẫn với đa dạng các nhân vật từ hư cấu đến hiện thực mà quan trọng hơn kiểu nhân vật này được xây dựng với mục đích giáo dục, định hướng tư tưởng cho các nhân vật (đặc biệt là thế hệ trẻ) truyền thống tốt đẹp và những giá trị văn hoá thiêng liêng của dân tộc, của nguồn cội.

Theo chúng tôi, đóng góp quan trọng của Le Clézio trong nghệ thuật xây dựng nhân vật đó là làm đa dạng hình tượng các nhân vật trong tác phẩm bằng cả bút pháp hiện thực và trữ tình. Vì thế nhân vật của ông hiện lên một cách sống động vừa chân thực vừa lãng mạn và đậm tính nhân văn.

KẾT LUẬN

Ra đời năm 1980 và đạt giải lớn Paul Morand của Viện hàn lâm Pháp năm

1981, Sa mạc được đánh giá là đỉnh cao trong sáng tác của Le Clézio. Tác

phẩm là bản nhạc thiên nhiên đầy quyến rũ. Rời xa thế giới vật chất phù hoa, hư ảo, ngôn ngữ của Le Clézio giản dị và hồn nhiên như trong thế giới các câu chuyện cổ tích. Nó mời gọi mọi người chìm đắm trong sự yên tĩnh, sự mơ mộng và thi vị, trong sự trầm ngâm đắm say.

Tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong Sa mạc chúng tôi nhận thấy, Le Clézio đã

rất thành công trong việc sáng tạo một hệ thống các yếu tố nghệ thuật như người kể chuyện, điểm nhìn, giọng điệu, nhân vật…Sự hấp dẫn của các yếu tố

ấy đã tạo nên một chỉnh thể Sa mạc hoàn hảo và lôi cuốn bao thế hệ độc giả

trên khắp thế giới.

1. Trước tiên phải nói đến thành công của nghệ thuật kể chuyện mà cụ thể là việc xây dựng hình tượng người kể chuyện và hệ thống điểm nhìn trong tác

phẩm. Trong tiểu thuyết Sa mạc tác giả đã sáng tạo đa dạng các kiểu người kể

chuyện: người kể chuyện giấu mặt, người kể chuyện là nhân vật (trong đó có cả kiểu người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba). Le Clézio không chỉ xây dựng đơn thuần người kể chuyện hay là nhân vật mà là một hình tượng đầy sống động, khi thì ở ngôi kể này, khi lại xuất hiện ở ngôi kể khác và đảm nhiệm những chức năng khác nhau: đứng ngoài câu chuyện hoặc tham gia trực tiếp vào các tình tiết của truyện; hoặc đứng ngoài nhân vật kể bằng điểm nhìn của nhân vật, hoặc nhập vai vào nhân vật để kể chuyện. Người kể chuyện không chỉ hé lộ cho độc giả thấy những gì được kể mà còn gợi mở cho họ những suy tưởng về sự việc cũng như những thông điệp mà câu chuyện truyền tải. Nhìn chung, mỗi dạng thức người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một sức hấp dẫn mới, đồng thời nó cũng thể hiện tài năng sáng tạo nghệ thuật của tác giả.

Sự đa dạng người kể chuyện tất yếu dẫn đến sự đa dạng các điểm nhìn

trong tác phẩm. Chính vì vậy đọc Sa mạc chúng ta nhận thấy truyện không chỉ

được kể từ một điểm nhìn chung nhất của người kể chuyện mà được soi rọi từ nhiều điểm nhìn khác nhau, gắn với những nhân vật khác nhau trong câu chuyện. Tất cả các dạng thức người kể chuyện cũng như hệ thống điểm nhìn được tác giả sử dụng một cách linh hoạt, uyển chuyển giúp độc giả cảm nhận sự việc một cách sâu sắc trong mối tương quan đa chiều, đa phương.

Có thể nói chính sự kết hợp linh hoạt các hình thức tự sự, sự đa dạng người kể chuyện và sự gia tăng hợp lí các điểm nhìn giúp cho tác phẩm của Le Clézio trở nên đặc sắc và hấp dẫn.

2. Giọng điệu kể chuyện cũng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một

nghệ thuật tự sự độc đáo. Trong Sa mạc tác giả đã sử dụng rất nhiều sắc thái,

giọng điệu khác nhau, tuỳ thuộc vào đối tượng phản ánh, mỗi bối cảnh, sự kiện nổi bật lên một chất giọng riêng phù hợp với câu chuyện, đặc biệt là tâm

lí, tình cảm của người phát ngôn. Nổi bật trong Sa mạc là giọng điệu trữ tình

đậm chất thơ, đây là giọng điệu chung, xuyên suốt toàn tác phẩm. Giọng điệu trữ tình đậm chất thơ đan xen, hoà quyện cùng với các sắc thái giọng điệu hồn nhiên, khách quan, lạnh lùng, giễu cợt, thương cảm, xót xa…nó gợi cho người đọc nhiều xúc cảm đam xen, phức hợp và nhiều suy ngẫm, trăn trở khôn nguôi về các vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Đây cũng là “ma lực” hấp dẫn độc giả của ngòi bút Le Clézio.

3. Nhân vật trong tác phẩm cũng là yếu tố không nhỏ góp phần làm nên

thành công của nghệ thuật tự sự trong Sa mạc. Từ những nhân vật huyền thoại

đến những nhân vật hiện thực, những nhân vật tư tưởng…đều được hiện lên

một cách gần gũi, hấp dẫn trong Sa mạc. Le Clézio không chú trọng miêu tả

ngoại hình mà tập trung khắc họa thế giới nội tâm với những tâm tư, tình cảm của nhân vật. Dường như Le Clézio cũng đồng tình với quan điểm “con mắt

là cửa sổ của tâm hồn”, ông đặc biệt chú trọng miêu tả “ánh mắt”, “cái nhìn”

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong Sa Mạc của J.M.G. Le CLézio (Trang 81 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)