Giọng điệu chân thành, giản dị

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong Sa Mạc của J.M.G. Le CLézio (Trang 51)

6. Đóng góp mới của đề tài

2.2.1.Giọng điệu chân thành, giản dị

Theo khảo sát của chúng tôi, giọng điệu các nhân vật trong tác phẩm chủ yếu là giọng điệu chân thành, giản dị bởi những lời nói của nhân vật trong tác phẩm đều được đặt trong những tình huống giao tiếp thân quen giữa những người thân trong gia đình hay bạn bè… Giọng điệu chân thành, giản dị trước hết thể hiện ở những lời độc thoại và đối thoại của Lalla và Radicz. Lalla xuất

hiện trong Sa mạc với vai trò là nhân vật trung tâm, người trực tiếp khám phá

và trải nghiệm cuộc sống ở hai thế giới hoàn toàn khác nhau. Vì vậy cô trở thành trung tâm của những câu chuyện kể trong tác phẩm hoặc là người lắng nghe, chứng kiến những câu chuyện ấy. Bởi vậy trước hết là giọng điệu chân thành, giản dị giúp người đọc như được đồng hành cùng nhân vật tham gia mọi hoạt động, trải qua mọi khó khăn, thử thách; cũng như được đi sâu tìm

hiểu suy nghĩ thầm kín bên trong của nhân vật, tạo nênsự tin tưởng cho người

tưởng tượng vì vậy giọng điệu kể chuyện gắn liền với tâm trạng, dòng cảm xúc của cô, nó đi hết từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Tất nhiên trong sự ngạc nhiên ấy có cả giọng điệu thất vọng buồn bã, xót xa, bởi thành phố sầm uất phương Tây không hề tráng lệ lộng lẫy như Naman kể, nó cũng gợi cảm giác tù túng, kiềm hãm sự sống của con người và hơn nữa cuộc sống của con người nơi đây chẳng khá hơn cuộc sống của những con người trên sa mạc, nơi cư xá nghèo của cô bé. Thành phố là nơi tập trung “Tất cả những kẻ mà sự nghèo khó đã dẫn dắt họ tới đây”, “Lalla nhìn tất cả những con người có vẻ lạc loài kia đang bước đi như đang trong tình trạng nửa thức, nửa ngủ. Đôi mắt buồn bã của cô rực lên lạ thường khi cô nhìn họ” và “Lalla thấy tim cô thắt lại khi cô trông thấy họ”, rồi “Thỉnh thoảng tim cô lại đập mạnh hơn và đôi mắt cô ném ra một tia ánh sáng như ánh phản chiếu của mặt trời trên đá hoặc sa mạc. Cô nhìn những kẻ đang đi về những thành phố khác, về phía cái đói, cái lạnh, cái khổ, những kẻ sẽ bị sỉ nhục, những kẻ sống trong cô đơn. Họ bước đi lưng hơi còng xuống, mắt trống hoắc, quần áo đã sớm qua những đêm ngủ đất, họ giống như những người lính bại trận” [16, tr. 316].

Từ giọng điệu buồn bã, thất vọng đến giọng điệu xót xa, cảm thông người kể chuyện giấu mặt diễn đạt sự xót xa và thương cảm của Lalla đối với những con người đói khổ, những con người phải rời bỏ quê hương xứ sở thân quen để kiếm tìm một cuộc sống mới nơi xa lạ. Cũng có thể do có cùng cảnh ngộ nên tâm lý tình cảm của Lalla dễ dàng đồng điệu, cảm thông với họ. Có thể khi nhìn họ cô cảm thấy như đang nhìn chính mình giữa thành phố xa lạ kia.

Xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm, Lalla hiện lên là cô bé hồn nhiên đang nô đùa cùng các loại côn trùng và thỏa sức khám phá sa mạc, biển khơi. Độc giả cảm tưởng đây là cô bé vô tư, hồn nhiên nhiều mơ mộng nhưng khám phá tận sâu vào nội tâm cô bé chúng ta thấy đây là nhân vật ẩn chứa nhiều nỗi buồn chán và cô đơn. Để diễn tả nỗi niềm cô đơn thổn thức của cô bé nhạy

cảm, nhà văn đã để nhân vật độc thoại với chính mình điều này khiến độc giả như cũng đồng điệu với nỗi niềm thổn thức của nhân vật. Độc thoại nội tâm là phương tiện để thể hiện đời sống tình cảm của nhân vật – đây là phương tiện

ít được sử dụng trong Sa mạc có thể nói nó chỉ được sử dụng trong tình huống

miêu tả tâm tình cảm sâu sắc nhất của nhân vật. Đó là tình cảm chân thành sâu lắng mà Lalla giành cho sa mạc, cho Hartani và đặc biệt là cho người mẹ thân yêu của mình. Dù ở bất cứ nơi đâu, trên biển bao la, giữa sa mạc mênh mông hay nơi đô thị huyên náo, trong những khoảnh khắc cô đơn Lalla lại nghĩ tới mẹ, tới cậu bé sa mạc với tình yêu thương vô hạn. Đứng trước biển bao la rộng lớn cô thấy mình cô đơn lẻ loi như một cánh chim non lạc đàn, cô rối rít tìm kiếm mẹ, tìm kiếm sự che chở yêu thương của tình mẫu tử. Như muốn xoáy sâu vào nỗi buồn, sự cô đơn của Lalla, của cô bé mồ côi nhà văn đã để cho một mình độc thoại giữa biển khơi bao la với giọng điệu thổn thức: “Oummi, mẹ đi đâu? Con rất mong mẹ tới đây thăm con, con rất mong điều đó”; rồi như cầu mong: “Oummi, mẹ không muốn trở về thăm con sao? Mẹ thấy đó con thì con không quên mẹ” và “Mẹ không thể trở về một chốc thôi sao”, con muốn gặp mẹ, bởi con rất cô đơn. Khi mẹ chết, khi cô Aamma tới tìm con, con không muốn đi với cô, bởi con biết sẽ không bao giờ gặp lại mẹ. Mẹ hãy trở về, một chốc lát thôi, mẹ hãy trở về” [16, tr. 178]. Từ giọng điệu nhẹ nhàng thì thầm đến rên rỉ gào thét trong khi không gian mênh mông vẫn im ắng. Sự im lặng đến kinh sợ làm cô nghẹn thở và cô cố gào thét “Oummi” trong chán nản, tuyệt vọng, “Cô kêu thét lên và sự im lặng quanh cô khủng khiếp quá, thứ im lặng không ngừng xiết chặt và làm đau… giọng cô bị vỡ đi vì những tiếng khóc nức nở và cô không thể thở được nữa” [16, tr 180]. Có lẽ đây là một trong số ít lần ta bắt gặp cô bé Lalla yếu đuối, nông nổi, trẻ con. Phần lớn trong tác phẩm là hình tượng Lalla mạnh mẽ, thẳng thắn dám yêu, dám ghét và luôn tự tin làm chủ hoàn cảnh.

Giọng điệu chân thành, giản dị của Lalla thể hiện rõ nhất trong những lời đối thoại với các nhân vật khác. Trước hết là với ông lão đánh cá Naman, với người cô ruột Aamma và đặc biệt là với Hartani và Radicz những người luôn đồng cảm và sẻ chia tâm sự cùng cô.

Mỗi lần giao tiếp với Hartani, Lalla không cần dùng đến lời nói mà dùng ngôn ngữ đặc biệt của ánh mắt và đôi tay nên giọng điệu trong giao tiếp với Hartani ít được biểu lộ. Cho đến khi cô quyết định rời khỏi cư xá, quyết định cùng cậu ta tìm kiếm cuộc sống tự do trên sa mạc thì lời nói mới xuất hiện nghĩa là giọng điệu được biểu lộ cụ thể. Lalla nói với Hartani về lựa chọn của mình bằng giọng điệu hết sức chân thành và ngôn ngữ bình dị dễ hiểu như cô đang hướng lời nói của mình đến độc giả để tất cả mọi người biết ủng hộ quyết định của cô: “Giờ đây chính anh là người mà em chọn làm chồng; không ai có thể chiếm đoạt được em hay dùng sức mạnh lôi em tới quan tòa để cưới em. Giờ đây chúng ta sắp sống chung với nhau, và chúng ta sẽ có một đứa con, và sẽ không còn ai khác muốn cướp em nữa, anh hiểu chứ, Hartani? Ngay cả khi họ bắt chúng ta lại thì em sẽ nói chính anh là chồng em, và chúng ta sắp có một đứa con, và họ không thể ngăn cản điều đó được. Rồi họ cũng sẽ để chúng ta đi, và chúng ta có thể đi đến những nước miền nam, thật xa trong sa mạc, để sống…” [16, tr. 254].

Với ngôn ngữ mộc mạc, đời thường, Le Clézio đã khéo léo kể về những điều thầm kín, “khó nói” của nhân vật thông qua cuộc hội thoại gián tiếp hết sức chân thành giữa Lalla và Radicz – cậu bé lang thang:

“Mày bao nhiêu tuổi? Radiez hỏi

“17 nhưng mà tao sắp 18 tuổi rồi đó”, Lalla nói ……….

“Mày đã ngủ với một người đàn ông chưa? “Không, nhưng mà có, tại sao vậy?

………

“Tao chưa ngủ với một người đàn bà” “Mày còn nhỏ quá”

………..

“Mày có biết là tao sắp có em bé không?” [16, tr. 334-335].

Khi trở thành người mẫu nổi tiếng và có rất nhiều tiền và được rất nhiều người ngưỡng mộ, Lalla không lấy làm vui mừng hay kiêu kỳ vì điều đó. Vì vậy cô đã nói với người chụp hình về dự định sẽ làm trong tương lai để anh ta hiểu rõ và không hy vọng ở cô với giọng điệu chân tình, thẳng thắn, rằng cô đang mang trong mình một đứa con “điều đó làm cho bụng cô trở nên tròn trịa và làm cho cặp vú của cô trở nên căng phồng” và cô không có ý định ở lại thành phố: “một ngày nào anh biết không, tôi sẽ ra đi và anh đừng thử giữ tôi lại, bởi tôi sẽ ra đi mãi mãi”[16, tr. 412].

Giọng điệu chân thành, bình dị của nhân vật trong Sa mạc không chỉ có

giọng điệu của Lalla mà nó còn thể hiện trong phần lớn giọng điệu của Radicz. Nhà văn đã để Radicz tự bộc bạch về mình bằng ngôn ngữ đời thường của những đứa trẻ lang thang. Chính vì vậy trong ngôn ngữ của Radicz xuất hiện rất nhiều những từ ngữ đời thường của trẻ con như “cóc cần”, “dân pê đê”, “cái cóc khô”… điều này đã làm tăng thêm tính chân thực, gần gũi của câu chuyện: “không đúng, tao, các bạn tao, tụi nó thằng nào cũng đã làm chuyện đó, có cả những đứa có một người đàn bà riêng cho tụi nó nữa, và tụi nó chế giễu tao, tụi nó bảo tao là dân pê đê bởi vì tao không có đàn bà” [16, tr.344] và “Tao cóc cần những gì tụi nó nói, tao thì tao cho rằng ngủ với một người đàn bà thì cũng không hay ho gì, ngủ kiểu vậy đó chỉ để tỏ ra láu cá, chỉ để đùa cợt. Thì cũng như thuốc lá vậy, tao không hề hút thuốc trước mặt những đứa khác, ở đó, ở khách sạn ấy mà, và tụi nó tưởng tao không bao giờ

hút thuốc, điều này cũng khiến chúng chế giễu nữa. Còn tao thì tao cóc cần, tao thích tụi nó không biết cái cóc khô gì thì hơn” [16, tr. 345].

Qua những lời kể trên của nhân vật chúng ta những tưởng đó là cậu bé bướng bỉnh, bất cần đời nhưng thực sự cậu ta là con người giàu cảm xúc và có nội tâm sâu thẳm. Chỉ khi ở bên cạnh Lalla, người bạn thân tình mà cậu ta quí mến cậu mới thể hiện những suy nghĩ, những cảm xúc của mình. Khi kể cho Lalla nghe về cuộc đời mình, Radizc không kiềm được xúc động và tỏ ra buồn bã thất vọng. Với giọng điệu mộc mạc, chân tình Radicz xúc động nghẹn ngào nhớ về quá khứ sống với gia đình và những ngày đầu đến ở với ông chủ Lino: “Trước kia mình không ở với ông chủ, bồ biết đó. Mình ở với cha mẹ trong một chiếc xe đi từ phiên chợ này tới phiên chợ khác. Gia đình mình có một gian hàng bán bia, không phải với những khẩu các bin mà với những trái cầu và vỏ đồ hộp. Và rồi cha mình chết, và vì gia đình đông anh em và không đủ tiền, mẹ mình đã bán mình cho ông chủ và mình tới đây, Marseille” [16, tr. 398]. Mặc dù biết nguyên nhân mẹ phải bán mình cho ông chủ là vì gia đình khó khăn nhưng Radicz vẫn không thể kìm nén nỗi buồn và sự tủi hờn. Giọng cậu có vẻ uất ức, trách móc: “Lúc đầu mình không biết mẹ mình đã bán mình, nhưng bữa nọ mình muốn bỏ đi thì ông chủ chụp mình lại, đánh đập mình và bảo mình không thể trở về với mẹ mình được nữa bởi mẹ mình đã bán mình rồi. Và giờ đây chính ông đã trở thành như cha mình. Thế là sau đó mình không rời khỏi chỗ của ông nữa vì mình cũng không còn muốn gặp mẹ” [16, tr. 398-399].

Có thể nói việc kể chuyện bằng giọng điệu chân thành, bình dị của nhân vật đã “che giấu” bớt cái nhìn chủ quan của nhà văn. Bởi với giọng điệu chân thành, bình dị, nhân vật đã tự nói về những trải nghiệm thực tế của bản thân một cách chân thực, sống động. Ở đây, hầu như không có sự hư cấu, nhân vật tồn tại như một thực thể có thật, tạo cảm giác tin tưởng vì khi đó “câu chuyện

được kể trở thành câu chuyện về một cái tôi cụ thể nào đó, lời lẽ cái tôi rất riêng ấy là nhân chứng duy nhất của mọi sự kiện được kể” [25, tr. 433].

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong Sa Mạc của J.M.G. Le CLézio (Trang 51)