Giọng điệu khách quan và trữ tình

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong Sa Mạc của J.M.G. Le CLézio (Trang 43)

6. Đóng góp mới của đề tài

2.1.Giọng điệu khách quan và trữ tình

Do Sa mạc có rất nhiều người kể chuyện và có nhiều câu chuyện tồn tại riêng biệt ở các thể loại khác nhau cho nên sự đa dạng giọng điệu trong tác phẩm trước hết thể hiện ở các sắc thái giọng điệu của người kể chuyện. Để diễn đạt quan điểm, thái độ, tình cảm của mình hay lí giải về một sự vật, hiện tượng, người kể chuyện thường sử dụng giọng điệu đặc trưng để phù hợp với câu chuyện, hoàn cảnh vì vậy giọng điệu người chuyện trong tác phẩm rất đa dạng. Trong đó khách quan trung tính và trữ tình đậm chất thơ được xem là những giọng điệu cở bản, xuyên suốt của người kể chuyện.

2.1.1. Giọng điệu khách quan, trung tính

Giọng điệu khách quan, trung tính được xem là giọng điệu cơ bản của

người kể chuyện trong tiểu thuyết Sa mạc bởi với việc biến nhân vật trong câu

chuyện thành “nhân chứng” hoặc là người tham gia vào hành động truyện và kể bằng điểm nhìn của nhân vật, người kể chuyện chỉ đóng vai trò của người “thông ngôn” phiên dịch cho nhân vật chứ không tham gia bình xét, đánh giá theo chủ quan của mình. Nhờ vậy mà câu chuyện kể trở nên khách quan, chân thực còn độc giả thì thoát khỏi sự lệ thuộc vào ý chí chủ quan của người kể chuyện mà trở thành người đồng sáng tạo khi tự do nhận định và thể hiện cảm xúc của mình.

Trong câu chuyện kể về Nour và cộng đồng du mục hành hương trên sa mạc, giọng điệu khách quan, trung tính là giọng điệu được sử dụng nhiều

nhất. Mặc dù đây là câu chuyện kể về sự khốn cùng của những cư dân bị mất nước phải dật dờ như những bóng ma trên sa mạc khắc nghiệt rồi cuối cùng hoặc là bị giặc giết hoặc bị chôn vùi nơi sa mạc hoang vu nhưng người kể chuyện vẫn không bày tỏ cảm xúc chủ quan của mình: “Tất cả họ đã đến từ những nơi rất xa, họ tìm về Smara, như thể đó là nơi tận cùng chuyến đi của họ, như thể học không còn gì để mất nữa. Họ đã đến bởi đất sụt lở dưới chân họ, như thể nó sụp đổ sau lưng họ, và từ đây họ không thể nào trở lại phía sau và họ đang ở đó, hàng trăm, hàng nghìn con người, hàng nhiều nghìn con người, trên một vùng đất không thể tiếp nhận họ, một vùng đất không bây giờ nước, không cây cối, không thực phẩm” [16, tr. 51-52]. Kể cả những tình huống bi thương khốn cùng thậm chí là cái chết người kể chuyện vẫn kể với giọng điệu trung tính, lạnh lùng tựa như đó là điều tất yếu không thể tránh được: “Đôi khi có hình dạng một cơ thể trong lớp bụi, tay chân gặp lại như đang ngủ. Đó là ông già hay một người đàn bà mà sự mệt mỏi và sự đau đớn đã quật ngã họ đó, bên rìa đường, như bị một nhát búa từ phía sau, thân thể đã trở nên khô đét. Gió thổi tới ném từng nắm cát lên thân thể đó, không lâu nữa sẽ phủ kín lấy nó và chẳng ai thấy cần thiết phải đào một nấm mộ”[16, tr.274]

Trong câu chuyện kể về cuộc hành trình khám phá thế giới và tìm kiếm “thiên đường hạnh phúc” của Lalla, giọng điệu kể chuyện đa dạng hơn với sự tồn tại của nhiều người kể chuyện khác nhau tuy nhiên giọng điệu khách quan trung tính vẫn là một trong những giọng điệu cơ bản của người kể chuyện. Nếu Nour là “nhân chứng” trong câu chuyện về hành trình “tìm miền đất hứa” của cộng đồng người du mục, thì Lalla là “chủ thể cảm nhận” của câu chuyện kể về hành trình khám phá thế giới của chính cô. Trong hành trình khám phá thế giới, tìm kiếm “thiên đường hạnh phúc” của Lalla người kể chuyện luôn ẩn đằng sau nhân vật để cô ta tự mình khám phá và cảm nhận tất cả cho nên giọng điệu kể chuyện khách quan xen lẫn với những cảm nhận chủ quan của

Lalla. Ví như đoạn văn kể về cuộc sống tẻ nhạt, nhàm chán nơi cư xá nghèo và sự cam chịu sống qua ngày của những con người nơi đây, người kể chuyện không hề giải thích, bình luận điều gì mà chỉ với các cụm từ “Ngày nào cũng giống ngày nào” và “không ai thực sự hỏi mình là ai” đã khái quát toàn bộ cái gọi là “cuộc sống”, “sinh hoạt” thường ngày của con người ở cư xá bằng giọng điệu khách quan pha lẫn chút chán nản, buồn bã khi nhìn nhận sự vật của Lalla: “Nơi đây trong cư xá, ngày nào cũng giống ngày nào và đôi khi người ta cũng không chắc chắn lắm về cái ngày mình đang sống. Đó là một thời gian đã lâu lắm rồi, như không có gì ghi lại, không có gì chắc chắn. Và vả chăng nơi đây không ai thực sự hỏi mình là ai. Nhưng Lalla lại thường nghĩ tới điều đó khi cô tới cao nguyên đá, nơi có người Đàn Ông Xanh mà cô gọi là Es Ser” [16, tr. 133].

Đọc Sa mạc độc giả thực sự bị thuyết phục bởi cách thức sử dụng giọng điệu rất tinh tế, linh hoạt của tác giả. Có khi cùng nói về một vấn đề nhưng để phù hợp với hoàn cảnh và sắc thái tình cảm, người kể chuyện sử dụng hai kiểu giọng điệu khác nhau, thậm chí cùng giọng điệu nhưng sắc thái tình cảm lại đậm nhạt khác nhau. Ví như cùng nói về cái chết nhưng cái chết của những người nhập cư khốn khổ tại thành phố Marseille – Pháp được kể bằng giọng điệu xót xa, thương cảm còn cái chết vì sự khắc nghiệt của những người hành hương trên sa mạc thì được kể bằng giọng điệu khách quan gần như thản nhiên như đó là điều tất yếu sẽ phải đến: “Cái chết tới, nó bắt đầu bằng những con cừu và những con dê, cả những con ngựa, (…) Tiếp theo tới lượt trẻ em và người già, họ mê sảng và không thể ngồi lên được nữa. Họ chết nhiều tới đỗi người ta phải dành cho họ một nghĩa địa, ở phía hạ lưu con sông trên một ngọn đồi bụi đỏ. Người ta quấn kín họ trong những lớp vải cũ và đưa họ đi vào buổi sáng sớm, không chút lễ nghi và người ta chôn cất họ trong một cái lỗ sơ sài được đào một cách hối hả trên đó người ta đặt hòn đá để lũ chó

hoang dã không đào bới họ lên” [16, tr. 420]. Không từ cảm thán, không một câu biểu lộ tình cảm và với tiết tấu chậm đều người kể chuyện như đang liệt kê về một sự việc bình thường tất yếu chứ không phải nói về sự mất mát, bi thương, chết chóc của con người.

Như chúng tôi đã nói, giọng điệu người kể chuyện trong Sa mạc rất đa

dạng, mỗi giọng điệu có một vai trò ý nghĩa khác nhau và bổ sung cho nhau nhằm diễn đạt sự phong phú của cảm xúc trong việc lí giải những hiện tượng, những khía cạnh khác nhau của đối tượng. Trong đó nổi bật là giọng điệu khách quan trung tính - một trong những giọng điệu cơ bản được người kể chuyện sử dụng trong hầu hết các câu chuyện nhằm nâng cao tính chân thực

của sự kiện, tình huống. Vì vậy từ tự nhiên, con người đến xã hội trong Sa

mạc hiện ra một cách chân thực sống động thông qua những cảm nhận thực tế

của nhân vật chứ không phải những đánh giá chủ quan của người kể chuyện.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong Sa Mạc của J.M.G. Le CLézio (Trang 43)