Chương 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÁC HỢP CHẤT PLATINUM
2.3 CÁC ỨNG DỤNG LÂM SÀNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ CỦA CÁC HỢP CHẤT PLATINUM.21
Trong những năm gần đây, các muối platinum tiêu biểu là cisplatin đã được thử nghiệm chống lại nhiều loại khối u trên động vật theo B. Rosenberg, Naturwissenschaften ,60,399. Cisplatin là tác nhân đầu tiên được Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ chọn thử nghiệm lâm sàng. Vì nhu cầu sử dụng cao nên rất nhiều nghiên cứu được tiến hành và công bố kết quả. Cho đến ngày nay có khoảng trên 600 tạp chí tham gia trong lĩnh vực này. Các kết quả của các nghiên cứu này cho thấy Cisplatin cung cấp cơ hội đầu tiên để chữa khỏi bệnh ung thư. Cụ thể trong các lần thử nghiệm có trên 80% bệnh nhân với ung thư tinh hoàn tham gia chữa trị được thuyên giảm. Ngoài ra phức platinum đặc biệt là cisplatin còn cứu sống rất nhiều bệnh nhân ung thư buồng trứng và là tác nhân đầu tiên sử dụng điều trị các bệnh nhân bị ung thư phổi và ung thư đầu cổ, ung thư bàng quang…Hơn thế nữa Cisplatin còn là hóa chất được sử dụng làm tác nhân hóa trị liệu đối với bệnh nhân ung thư phổi nặng. Các nhà nghiên cứu cho rằng các bệnh ung thư đầu, cổ và ung thư bàng quang khi dùng cisplatin để điều trị sẽ thu được kết quả cải thiện đáng kể so với
các tác nhân điều trị khác. Sau đây là một số minh chứng về việc sử dụng các muối platinum, cisplatin đóng vai trò chính trong điều trị ung thư.
2.3.1. Ứng dụng điều trị ung thư tinh hoàn. 21,26
Ung thư tinh hoàn là khối u phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 15 và 35 tuổi với một tỷ lệ mắc bệnh khoảng 3/100, 000. Có số liệu minh chứng tỷ lệ mắc khối u này đã tăng gấp đôi trong 50 năm qua ở Mỹ và Châu Âu. Vào những năm 1970 bệnh nhân ung thư tinh hoàn thường được chẩn đoán là tử vong và ít hơn 10% bệnh nhân được chữa khỏi. Với sự ra đời của phương pháp hóa trị liệu cùng với các phương pháp phẩu thuật và bức xạ trị liệu thì có hơn 90% bệnh nhân dự kiến sẽ kéo dài được sự sống. Đóng góp vào sự thành công này là sự phát triển mạnh mẽ của các phức platinum đặc biệt là muối platinum và cisplatin. Trước khi khám phá ra cisplatin, bệnh nhân ung thư tinh hoàn đã được biết đến là hơi nhạy cảm với hóa trị liệu. Lúc đó thuốc được sử dụng có hoạt động mạnh nhất là dactinomycin, trong đó được sự hưởng ứng của khoảng 50% bệnh nhân, 10% trong số đó đã tham gia điều trị. Nhưng chỉ có 5% bệnh nhân đã được chữa khỏi. Từ kết quả không khả quan đó, các bệnh nhân đã sẵn sàng để nhập cuộc thử nghiệm tác nhân chống ung thư mới là các phức platinum. Trong giai đoạn thử nghiệm điều trị với cisplatin đã được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các bệnh nhân có khối u tinh hoàn. Trong thời gian này, các nghiên cứu khảo sát độc lập đã nhanh chóng được tiến hành điều trị có sử dụng các phức platinum kết hợp với các tác nhân khác trong điều trị các khối u tinh hoàn. Tại viện nghiên cứu Memorial Sloan Kettering các nhà nghiên cứu đã sử dụng một lượng cisplatin thêm vào VAB (vinblastine, dactinomycin, và bleomycin) đã sử dụng từ trước nhằm tạo ra tác nhân mới gọi là thuốc VAB-II. Kết quả nghiên cứu này chưa được thành công và liên tục được thay đổi bằng cách bổ sung tăng lượng cisplatin từ 14 - 50%.
Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân kéo dài sự sống lên đến 24%. Nhưng điều đáng quan tâm ở đây là bệnh nhân ung thư tinh hoàn lại tái phát sớm nhanh chóng trong tháng sau khi chữa khỏi. Vì thế tỉ lệ cisplatin thêm vào VAB luôn được nghiên cứu thay đổi thêm nữa. Mãi đến khi phát hiện ra thế hệ thuốc VAB–VI. Với loại thuốc này được chú ý là lượng thêm vào của cyclophosphamide cùng với sự tăng cường liều cisplatin tới 120 mg/m2 truyền tĩnh mạch vào ngày thứ tư của điều trị. Chế độ điều trị này được tiến hành
kéo dài trong 4 năm, kết quả thu được rất khả quan. Đạt tỉ lệ thuyên giảm đến 78% trong số 166 bệnh nhân được khảo sát. Trong số đó tỷ lệ kéo dài được sự sống đạt được 74%.
Hai nhóm nghiên khác là Einhorn và Donohue tại trường Đại học Ấn Độ bắt đầu từ một chế độ điều trị đơn giản hơn, được khảo sát trên bệnh nhân trong 12 tuần. Chế độ này được hai ông gọi là PVB. Chế độ điều trị PVB gồm có cisplatin được truyền vào tĩnh mạch với liều 20 mg/m2 hàng ngày và thực hiện trong năm ngày, vinblastine hai liều hàng ngày, và bleomycin mỗi liều hàng tuần. Các chế độ điều trị này được lặp đi lặp lại với chu kỳ ba tuần, được kéo dài trong 2 năm. Kết quả ban đầu cho thấy có 33/47 bệnh nhân tham gia điều trị cú khả năng thuyờn giảm bệnh hoàn toàn. Tiếp theo một cuộc theo dừi trờn toàn bộ số người được chữa khỏi trong đó có 64% số người kéo dài sự sống trong 5 năm, 60 % người trong mười năm. Từ các kết quả khả quan đó, các nhà nghiên cứu nhận định rằng bệnh ung thư tinh hoàn có khả năng chữa khỏi với tác nhân điều trị là các phức platinum cụ thể cisplatin. Nhưng khi sử dụng chế độ điều trị phải tuân thủ đúng phát đồ điều trị, bên cạnh đó nếu lạm dụng thuốc này sẽ có một số tác dụng phụ.
2.3.2. Ứng dụng điều trị ung thư buồng trứng. 21,28
Ung thư buồng trứng là một trong những ung thư đường sinh dục thường gặp nhất ở phụ nữ sau thời kì mãn kinh. Ở Mỹ cũng như trên toàn thế giới thì ung thư buồng trứng là vô cùng nguy hiểm và khả năng gây ra tử vong cao. So với các khối u rắn khác thì ung thư buồng trứng tương đối thích hợp với phương pháp hóa trị. Trước đây phương pháp hóa trị kết hợp các tác nhân thuốc alkylate và doxorubicin nhưng không đạt hiệu quả cao ( ít hơn 10% bệnh nhân tham gia điều trị kéo dài sự sống sau 5 năm).
Một thử nghiệm lâm sàng khác được thực hiện vào năm 1974 dùng tác nhân điều trị có sự kết hợp của các phức platinum cụ thể cisplatin. Cho thấy trong 7/25 bệnh nhân ung thư buồng trứng phản ứng tốt với cisplatin, chiếm 28% tỉ lệ điều trị. Từ những kết quả đầy hứa hẹn đó các nghiên cứu tiến hành chỉ dùng với cisplatin để chữa trị hoặc kết hợp với các thuốc khác trong giai đoạn đầu tiên trong điều trị ung thư buồng trứng. Họ cho rằng nếu sử dụng đơn độc cisplatin trong điều trị thì tỉ lệ chữa trị đạt khoảng 50% ở bệnh nhân còn nếu kết hợp với các thuốc khác như cyclophosphamide, doxorubicin, và hexamethylmelamine thì tỷ lệ này có thể đạt được từ 55 đến 96%.
Một thử nghiệm lớn được thực hiện tại khoa phụ sản ung thư Gynecologic Oncology Group (GOG) Hoa Kỳ tiến hành ngẫu nhiên trên 227 bệnh nhân được thực hiện ở hai chế độ điều trị khác nhau là cyclophosphamide/doxorubicin và
cyclophosphamide/doxorubicin/cisplatin. Kết quả thu được cho thấy chế độ điều trị có sử dụng các phức platinum như cisplatin thì tỉ lệ phản ứng với thuốc tăng từ 26% đến 51%.
Bệnh nhân ung thư buồng trứng kéo dài được sự sống 9,7 tháng lên 15,7 tháng ở tất cả các người hưởng ứng chế độ điều trị có chứa cisplatin. Từ những minh chứng này cho thấy vai trò đắc lực của các hợp chất phức platinum đặc biệt là cisplatin trong điều trị ung thư buồng trứng là vô cùng hiệu quả.
2.3.3. Ứng dụng điều trị ung thư phổi. 21,24
Ung thư phổi (UTP) là một trong những bệnh ung thư thường gặp. Bệnh đứng hàng thứ nhất ở nam giới và đứng hàng thứ tư ở nữ giới. Theo thống kê của IARC (The International Agency for Research on Cancer (IARC) is part of the World Health Organization) giai đoạn 2000-2003, tỉ lệ mắc bệnh UTP tại một số vùng trên thế giới rất khác nhau và tỉ lệ UTP vẫn tiếp tục tăng ở phần lớn các nước trên thế giới.
Có hai loại ung thư phổi chính là small cell và non-small cell. Cả hai loại ung thư phổi này đều nguy hiểm, nhưng cách lây lan, chữa trị và cơ hội sống còn khác nhau. Số người chết vì ung thư phổi mỗi năm cao hơn tổng số người chết vì các ung thư ruột, ung thư vú và ung thư nhiếp hộ tuyến. Có thể nói khi đã bị ung thư phổi, bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong cao nhất so với các ung thư khác. Ðây là lý do khiến các cơ quan y tế trên thế giới phải đặc biệt quan tâm đến vấn nạn ung thư phổi và luôn nghiên cứu để tìm ra các tác nhân hiệu quả để điều trị ung thư phổi.
Điều trị hiệu quả ung thư phổi bằng cách kết hợp phức platinum với hóa trị liệu đã trở thành nền tảng của phương pháp trị liệu cho cả hai loại tế bào ung thư phổi non-small cell (UTPTBKN) và tế bào ung thư phổi small cell (UTPTBN). Trong suốt những năm 1970, các nghiên cứu dùng tác nhân đơn độc cisplatin để chữa trị ở những bệnh nhân UTPTBKN di căn nhưng tỉ lệ phản ứng với thuốc tương đối thấp đạt xấp xỉ 10% trong số các bệnh nhân tham gia điều trị. Tuy nhiên, sự thành công của sự kết hợp hóa trị liệu trong điều trị các loại ung thư khác đã dẫn các nhà khoa học tiếp tục theo đuổi sự kết hợp hóa trị với phức chất platinum trên bệnh nhân ung thư phổi. Các nghiên cứu tiếp theo về
sự kết hợp của cisplatin với vindesine (CV) và etoposide (EP), hoặc kết hợp bộ ba của cisplatinum với mitomycin C và vinblastine (VMV), hoặc cisplatin với cyclophosphamide và doxorubicin (CAP) cho thấy có sự gia tăng tỷ lệ phản ứng với thuốc từ (30-53%).
Nhưng vấn đề liều kết hợp của cisplatin trong điều trị lại gây ra nhiều tranh cãi. Nhóm nghiên cứu người Bỉ được thực hiện bởi Klaster cùng cộng sự cho rằng liều phù hợp của cisplatin 60 mg/m2 tính trên đơn vị truyền qua tĩnh mạch, trong khi chế độ điều trị liều cao gây ra nhiều bất lợi hơn về độc tính.
Còn đối với loại ung thư phổi UTPTBN sử dụng các tác nhân phức platinum trong chế độ điều trị cũng thu được nhiều thuận lợi nổi bật, tuy nhiên chế độ điều trị này thể hiện giới hạn trong xạ trị. Các cuộc thử nghiệm trên tế bào UTPTBN được tiến hành từ cuối năm 1970 cho thấy có sự kết hợp hiệu quả giữa cisplatin với tác nhân VP-16 với tỉ lệ đáp ứng đạt được 60-80% bệnh nhân kéo dài được sự sống trong 10 tháng khi áp dụng phát đồ điều trị này. Các nghiên cứu ngẫu nhiên được thực hiện ở Nhật Bản và ở SECSG (Southeast Collaboratory for Structural Genomics) để chứng minh tính ưu việt của cisplatin/VP-16 vượt trội hơn tiêu chuẩn điều trị của CDV (cyclophosphamide, doxorubicin, vincristine). Việc đưa các tác nhân mới trong điều trị bệnh ung thư trên UTPTBN như irinotecan, docetaxel, gemcitabine, và topotecan kết hợp với các phức chất platinum có khả năng sẽ là trọng tâm của nghiên cứu lâm sàng trong tương lai gần.
2.3.4. Ứng dụng điều trị ung thư đầu và cổ. 21,27
Không giống như bệnh ung thư phổi, vấn đề kiểm soát di căn với hóa trị liệu, dùng tác nhân chính là hợp chất platinum đem lại kết quả tốt trong việc kéo dài sự sống của bệnh nhân ung thư đầu, cổ. Các nghiên cứu cho thấy rằng dùng tác nhân cisplatin điều trị ở bệnh nhân tái phát di căn thì tỉ lệ đáp ứng thuốc đạt 28%. Việc đưa cisplatin vào kết hợp với hóa trị liệu tạo ra hứng thú cho các nhà khoa học và có thể chứng minh qua các nghiên cứu sau đây.
Kish và các cộng sự tại trường đại học Wayne State báo cáo một tỷ lệ đáp ứng với thuốc đạt 72% khi dùng cisplatin với liều tiêm xác định là 100 mg/m2 kết hợp với 5-FU (PF) truyền liên tục 5 ngày.
Các nghiên cứu quan trọng tiếp theo của Merlano và các cộng sự tiến hành ngẫu
báo cáo kết quả thu được, tỷ lệ bệnh nhân tham gia điều trị kéo dài sự sống trên 3 năm tăng 41% so với 23% bệnh nhân tham gia điều trị bức xạ riêng lẻ, tỷ lệ sống sót trong 5 năm là 24% so với 10%. Taylor và các cộng sự đã báo cáo sự cải thiện đáng kể tỷ lệ kéo dài sự sống của bệnh nhân được điều trị bằng sự kết hợp của cisplatin với 5-FU đồng thời với bức xạ trị liệu tăng từ (13 tháng đến 17 tháng) tiến hành trên 214 bệnh nhân.
Hơn thế nữa, dựa trên kết quả đầu tiên của Pignon và các cộng sự báo cáo tại ASCO (American Society of Clinical Oncology) vào năm 1996 và được cập nhật vào năm 1998. Họ cho rằng các bệnh nhân được chữa trị kết hợp đồng thời cisplatin với bức xạ trị liệu trước khi giải phẩu thu được kết quả đáng ngạc nhiên, có 83% số bệnh nhân kéo dài sự sống trong 3 năm so với 45% các bệnh nhân chỉ điều trị với bức xạ.
Từ các kết quả đó cho thấy các phức của platin như cisplatin dẫn đầu trong các tác nhân điều trị bệnh ung thư đầu và cổ.
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ PHỨC PAMAM