Chương 5: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
5.2. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN CÁC SẢN PHẨM PHỨC CỦA PAMAM DENDRIMER- PLATINUM
5.2.2. Phức PAMAM dendrimer G3.0 với Pt 2+ (K2PtCl4)
Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm là chất bột, dạng vảy màu ngà.
Hình 5.7: Sản phẩm P2 Kết quả đo phổ UV – vis
- Chúng tôi tiến hành đo Phổ UV–vis trên máy UV–2450–Shimadzu của các tác chất và sản phẩm cho kết quả như sau:
Hình 5.8: Phổ UV – vis của tác chất và sản phẩm PAMAM G3.0/Pt2+
- Đỉnh hấp thụ UV-vis đặc trưng của Polyamidoamine PAMAM/Pt2+ nằm trong vùng bước sóng 205-275 nm [4,23] tùy thuộc vào hệ ổn định, kích thước và vị trí liên kết của nguyên tử trung tâm Pt2+ với các phối tử Nitơ trong các nhóm amine hay amide của phân tử PAMAM dendrimer.
- Kết quả phổ UV-vis cho thấy: Dung dịch muối K2PtCl4 (1) không có đỉnh hấp thụ trong khoảng 205-275 nm. Còn phổ của phức PAMAM dendrimer/Pt2+ (3) có đỉnh hấp thụ với bước sóng ở 210 nm và 274 nm trùng khớp với đỉnh hấp thụ của PAMAM dendrimer/ Pt2+. Nhưng phổ của PAMAM dendrimer G3.0 (2) cũng có đỉnh hấp thụ trong khoảng bước sóng này (Phụ lục 7). Điều đó cho thấy nếu ta chỉ dùng phổ UV–vis để chứng minh sự tạo thành sản phẩm thì chưa được thiết phục, vì thế sản phẩm P2 được tiến hành đo phổ IR để chứng minh sự tạo thành liên kết trong sản phẩm.
Kết quả đo phổ IR
- Phổ IR đo ở dạng viên nén với KBr với tần số chạy 400-4000 cm -1 cho kết quả là Bảng 5.8: Kết quả đo phổ IR của phức PAMAM dendrimer G3.0/Pt2+
Chất Phổ νNH2 (amin) νC=O νNH (amide)
PAMAM G3.0 IR 3292 1646 1361
Phức 2 IR 3215 1650 1253
- Thêm vào các peak tiêu biểu của cấu trúc hóa học của PAMAM dendrimer G 3.0 (Phụ lục 8) ta thấy xuất hiện peak tiểu biểu của các nhóm chức -CO (-CO-NH-) ở 1646 cm-1 và peak ở 1361 cm-1 của -NH- (- CO-NH-). Trong khi phổ IR của sản phẩm P2 có sự dịch chuyển peak đặc trưng của -C=O từ 1646 cm-1 đến 1650 cm-1 và sự giảm peak đặc trưng cho -NH- (amide) từ 1361 cm-1 xuống 1253 cm-1 (Phụ lục 9). Đều đó có thể giải thích được rằng khi cho dung dịch muối K2PtCl4 phản ứng với PAMAM dendrimer G3.0 tạo thành sản phẩm là kết quả phản ứng của phối tử Nitơ (như là một base mạnh) trong nhóm amide hay amine với nguyên tử trung tâm Pt2+ (như là một acid Lewis yếu) thông qua liên kết phối trí giữa Pt-N. Do sự tạo phức qua nguyên tử Nitơ nên tầng số νC-N giảm nhưng tầng số νC=O lại tăng. Vì sự tạo phức qua nguyên tử Nitơ đã làm mất sự liên hợp giữa đôi electron chưa liên kết trên Nitơ với nối đôi C =O (-CO-NH-), nói một cách khác đã làm mất cấu tạo cộng hưởng, trong đó nhóm CN được coi là liên kết đôi C=N còn
nhóm CO được coi là liên kết đơn C-O [4]. Điều đó cho thấy có sự phù hợp với kết quả phổ IR của P2. Đồng thời trên phổ IR của P2 ta thấy sự giảm peak của nhóm –NH2
(amine) từ 3291 cm-1 của PAMAM dendrimer G3.0 xuống 3215 cm-1 thể hiện trên P2.
Cho thấy nguyên tử trung tâm Pt2+cũng tạo được liên kết phối trí qua nguyên tử Nitơ trong nhóm amine của PAMAM dendrimer G3.0, làm cho mật độ electron trên nguyên tử Nito giảm xuống, kết quả là peak đặc trưng của nhóm -NH2 trên PAMAM dendrimer bị giảm[5]. Qua kết quả của phổ IR chúng tôi kết luận sơ bộ rằng đã tạo được phức PAMAM dendrimer G3.0 với muối K2PtCl4 thông qua liên kết phối trí Pt-N, ngoài ra P2 còn được đo phổ Raman để xác định peak đặc trưng của liên kết giữa Pt-N.
Kết quả đo phổ Raman
- Phổ Raman đo với nguồn bức xạ từ laser Heli – Neon λ = 6328 Aº ở bước sóng từ 300-600 cm-1 nhằm tìm peak đặc trưng cho liên kết phối trí giữa nguyên tử Nitơ với Pt
Bảng 5.9: Kết quả đo phổ Raman của phức PAMAM dendrimer G3.0/Pt2+
Chất Phổ νPtN (cm-1
)
PAMAM G3.0 Raman 0
Phức 2 Raman 475-575
- Trong phổ Raman peak đặc trưng cho liên kết giữa Pt-N thể hiện trong khoảng 420-590 cm-1 [1,2]. Sau khi tiến hành đo phổ Raman trên PAMAM G3.0 (Phụ lục 10). và phức P2 (Phụ lục 11). Nhận thấy trên phức P2 có xuất hiện peak trong vùng 475-575 cm-1 Tuy nhiên peak này có cường độ tương đối thấp. Vì đặc điểm của phổ Raman nếu mẫu đo là chất hữu cơ hydrocacbon cao phân tử thì rất dễ bị cháy mẫu với nguồn bức xạ từ laser Heli – Neon λ = 6328 Aº.
Dựa trên các kết quả phổ chúng tôi kết luận rằng đã tổng hợp được phức PAMAM dendrimer G3.0/Pt2+ và tiến hành phân tích xác định hàm lượng Pt2+ có trong sản phẩm.
Kết quả phân tích ICP xác định hàm lượng Pt2+ trong sản phẩm
- Hàm lượng Pt2+ trong phức PAMAM dendrimer G3.0/Pt2+ được thể hiện bảng kêt quả sau. (Phụ lục 12)
Bảng 5.10: Kết quả kiểm nghiệm Pt2+ trong phức PAMAM dendrimer G3.0/Pt2+
Chỉ tiêu kiểm nghiệm Đơn vị tính Kết quả Phương pháp
Pt2+ mg/g 395 Ref. AOAC 990.08
- Qua kết quả này chúng tôi tính toán và dự đoán sản phẩm P2 chứa khoảng 30 nguyên tử Pt và từ đó cũng có thể dự đoán được tỉ lệ phản ứng giữa PAMAM dendrimer G3.0 với muối K2PtCl4.